Cha mẹ của những đứa trẻ trí tuệ cảm xúc cao thường có 8 thói quen khác biệt
GĐXH - Trí tuệ cảm xúc đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Điều này không chỉ ảnh hưởng bởi gen di truyền mà còn được hình thành do ảnh hưởng của môi trường sống và giáo dục.
Trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng nhận biết, hiểu, quản lý và thể hiện cảm xúc của chính bạn và người khác.
Chỉ số EQ không tự nhiên sinh ra và duy trì cố định theo năm tháng, bởi nó có thể thay đổi theo sự nỗ lực của cá nhân. Trong đó, vai trò của cha mẹ vô cùng quan trọng.
Một nghiên cứu dài hạn từ năm 1972 theo dõi hơn 1000 trẻ em ở thành phố Dunedin, New Zealand đã chỉ ra rằng yếu tố quyết định liệu trẻ có thể có một cuộc sống ổn định và thịnh vượng trong tương lai không phải là điểm học tập hay nền tảng gia đình, mà chính là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân.

Cách cư xử của cha mẹ phần nào ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhận thức, tình cảm, cảm xúc của đứa trẻ. Ảnh minh họa
Reem Raouda, huấn luyện viên về mối quan hệ cha mẹ - con cái và người sáng lập BOUND, đã tổng hợp ra những thói quen quan trọng giúp nuôi dưỡng một đứa trẻ có EQ cao từ việc quan sát hơn 200 gia đình.
1. Nghệ thuật im lặng
Khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, cách phản ứng hiệu quả nhất của trẻ có EQ cao thường là sự im lặng.
Các nghiên cứu cho thấy khi cha mẹ lắng nghe và cho trẻ không gian để tự điều chỉnh cảm xúc, sẽ giúp trẻ học được cách tự xoa dịu bản thân.
Điều này không chỉ là sự tôn trọng cảm xúc của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển khả năng chịu đựng áp lực.
2. Không bao giờ chỉ trích trẻ nơi công cộng
Nhiều bố mẹ cho rằng la mắng con trước mặt người khác cũng là một hình thức giáo dục con. Điều đó sẽ giúp con nhận ra khuyết điểm và từ đó có ý chí mạnh mẽ để phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc phê bình con trước mặt mọi người lại mang tác dụng ngược. Không chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, mà còn khiến trẻ trở nên ương bướng, khó chỉ bảo.
Nhiều đứa trẻ cho biết điều mà chúng sợ nhất, hình phạt nặng nề nhất với chúng chính là bị mất mặt.
Không trách mắng con nơi công cộng không có nghĩa là dung túng, đồng lõa cho sự sai trái.
Nếu là sai như vô cớ đánh bạn, mất bình tĩnh, ăn vạ thì cha mẹ nên ngăn chặn ngay, nghiêm khắc nói rằng hành vi như vậy là không thể chấp nhận được.
Ngay lập tức đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh và giúp trẻ phân biệt đúng sai kịp thời.
Hãy sửa chữa những lỗi lầm nhưng không đến mức hạ thấp nhân cách của trẻ.
Ví dụ, nếu trẻ xả rác ở nơi công cộng, bạn chỉ cần giáo dục trẻ tầm quan trọng của việc vệ sinh và tác hại của việc vệ sinh kém, đừng nói những câu như "Con không biết suy nghĩ à?".
Điều đó sẽ làm tổn thương nhân cách và lòng tự trọng của con. Chọn cách ứng xử khi giận dữ cũng sẽ bộc lộ đầy đủ trí tuệ cảm xúc của cha mẹ.
3. Giao tiếp bình đẳng
Nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen và nếp nghĩ "bề trên", nghĩa là các con bắt buộc phải nghe theo lời cha mẹ mà hiếm khi cho con cơ hội được bày tỏ bản thân.
Con cái dường như là nơi trút mọi bực bội, hờn ghen của cha mẹ. Vô tình, chính cha mẹ khiến các con bị tổn thương.
Cách cư xử của cha mẹ phần nào ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển nhận thức, tình cảm, cảm xúc của đứa trẻ.
Vì vậy, cha mẹ nên dùng sự tôn trọng các con, coi con như người bạn để chia sẻ, đồng cảm, giúp con hình thành trí tuệ cảm xúc hài hòa, cân đối.

Cha mẹ nên dùng sự tôn trọng các con, coi con như người bạn để chia sẻ, đồng cảm, giúp con hình thành trí tuệ cảm xúc hài hòa, cân đối. Ảnh minh họa
4. Khoảng cách bằng 0
"Khoảng cách bằng 0" với con cái có nghĩa là khoảng cách trong tâm hồn. Đó là việc trở thành bạn của con, trò chuyện như những người bạn chứ không phải luôn đóng vai trò người lớn.
Cha mẹ có thể làm được điều này bằng cách tìm điểm chung, sở thích chung và quan tâm nhiều hơn đến thế giới của con.
Chỉ cần cha mẹ biết con mình thích gì, tạo bất ngờ theo sở thích của con là đã có thể bắt đầu cuộc trò chuyện thoải mái với con mình.
Có một cô bé rất thích xem phim hoạt hình "Pokemon". Trong phim có một câu nói quen thuộc: "Nếu các người thành tâm muốn biết, thì chúng tôi sẵn lòng trả lời. Chúng tôi đại diện cho những nhân vật phản diện". Câu nói này xuất hiện ở hầu hết các tập phim, nghe thật khó chịu nhưng lại rất dễ nhớ.
Khi không có gì để nói, người mẹ chỉ cần nhắc đến câu "Nếu các người thành tâm muốn biết..." là cô con gái đã vui vẻ đáp thêm vế sau, sau đó còn ríu rít kể cho mẹ nghe. Sau đó, người mẹ đã đổi phần sau của câu nói này thành: "Nếu các người thành tâm muốn biết, vậy tôi sẽ đợi bạn lớn lên mới nói cho bạn biết, đợi bạn già rồi mới nói cho bạn biết, chính là không nói cho bạn biết đâu...". Thế là 2 mẹ con đã có một cuộc nói chuyện rất vui vẻ.
5. Sức mạnh của sự xin lỗi
Việc xin lỗi chân thành là một công cụ giáo dục mạnh mẽ.
Cha mẹ không nên coi việc xin lỗi là dấu hiệu của việc mất quyền lực, mà thực tế, những cha mẹ sẵn sàng nhận lỗi sẽ dễ dàng nhận được sự tôn trọng từ con cái.
Điều này không chỉ thể hiện tinh thần trách nhiệm mà còn dạy cho trẻ rằng việc mắc lỗi không phải là điều đáng sợ, quan trọng là biết cách sửa chữa.
6. Những trò đùa hài hước
Những trò đùa hài hước là cách dễ nhất để rút ngắn khoảng cách với con cái.
Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không được trêu chọc con, cũng không được đùa cợt về cơ thể, ngoại hình, sở thích của con, càng không được cố ý lừa dối con.
Nếu trò đùa của cha mẹ nhằm thể hiện sự giỏi giang của người lớn trước trẻ con, chỉ để bản thân vui vẻ, đối với con cái chắc chắn đó là một điều đáng ghét.

Những trò đùa hài hước là cách dễ nhất để rút ngắn khoảng cách với con cái. Ảnh minh họa
7. Học cách lịch sự nhưng không ép buộc
Một sai lầm phổ biến trong nuôi dạy trẻ là bắt trẻ phải luôn nói "làm ơn" và "cảm ơn".
Tuy nhiên, thay vì dạy một cách gượng ép, cha mẹ nên thể hiện sự lịch sự trong cuộc sống hàng ngày.
Trẻ sẽ tự học và thấm nhuần những hành vi này, từ đó phát triển sự tôn trọng chân thành đối với người khác thay vì chỉ thể hiện sự vâng lời bề ngoài.
8. Hướng dẫn phù hợp
Khi sửa lỗi của trẻ, việc hướng dẫn bằng cách hài hước, nhẹ nhàng sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc phê bình và ra lệnh, đồng thời giúp tăng cường trí tuệ cảm xúc cho trẻ.
Có nhiều đứa trẻ khi còn nhỏ, nếu làm rơi đồ xuống đất, cha mẹ thường nói "nhanh nhặt lên", nhưng chúng không thích nhặt.
Nếu cha mẹ đổi cách nói, không còn ra lệnh nữa mà nói rằng "Ôi, xem nào, đây là gì vậy, của ai làm rơi thế này?", chắc hẳn đứa trẻ sẽ liền chạy đến nhặt lên ngay, sợ người khác nhặt mất đồ của mình.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đối mặt một cách thoải mái với những lỗi sai của con, hướng dẫn con làm đúng bằng cách hài hước và nhẹ nhàng.
Mặc dù bề ngoài điều này dường như là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao, nhưng về bản chất đó là thái độ sống, là sự can đảm khi đối mặt với khó khăn, giúp chúng ta bình tĩnh xử lý mọi việc, tâm trạng thoải mái mới có thể sinh ra trí tuệ, tìm ra cách giải quyết vấn đề.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời
Nuôi dạy con - 7 giờ trướcGĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

3 kiểu học sinh khiến thầy cô "mất cảm tình" dù thành tích xuất sắc
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không phải cứ học giỏi là được thầy cô quý mến. Một giáo viên có hơn 20 năm làm chủ nhiệm thẳng thắn chỉ ra 3 kiểu học sinh đạt thành tích tốt nhưng lại dễ khiến giáo viên giữ khoảng cách.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.

'Em bé' 37 tuổi không biết giặt đồ, hẹn hò 59 lần đều thất bại
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcTừ cậu bé giỏi giang sinh ra trong gia đình tri thức, được kỳ vọng trở thành thiên tài, giờ đây, người này đã gần 40 tuổi vẫn chỉ biết chơi game, nhờ cha mẹ già chu cấp tiền sinh hoạt.

Giáo viên lâu năm cảnh báo: Cặp sách của con có 4 dấu hiệu này, cha mẹ đừng chủ quan
Nuôi dạy con - 5 ngày trướcGĐXH - Chỉ cần kiểm tra cặp sách của con, cha mẹ có thể nắm được tình trạng học tập rõ ràng hơn bất kỳ lời phàn nàn nào - một giáo viên chủ nhiệm 15 năm kinh nghiệm chia sẻ.

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcVợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcNhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education
Nuôi dạy con - 2 tuần trướcGĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

7 câu cha mẹ hãy nói thật nhiều để con tự tin, hạnh phúc và thành công
Nuôi dạy conGĐXH - Không cần đến những bí quyết giáo dục cầu kỳ, đôi khi chỉ vài lời nói đúng lúc của cha mẹ cũng có thể trở thành "chìa khóa vàng" mở lối cho thành công của con sau này.