Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng trai khuyết tật với nghị lực phi thường, truyền năng lượng tích cực cho cộng đồng

Chủ nhật, 18:57 12/12/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là Nguyễn Đức Nghị, SN 2000, ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), được khá nhiều người biết tới qua một số dự án cộng đồng và những bài viết trên báo, tạp chí, blog... Khó ai có thể tưởng tượng rằng với đôi mắt trải qua hơn 20 ca phẫu thuật, Nghị có thể học tập, làm việc, viết lách và truyền đi năng lượng tích cực cho cộng đồng.

Nỗi đau từ đôi mắt

Sinh ra như bao đứa trẻ khác, Nghị là cậu bé hoàn toàn khỏe mạnh. Thế nhưng, đến tháng thứ tư, mắt cậu bắt đầu xuất hiện dấu hiệu lạ: mắt bị kéo màng trắng và chảy nước liên tục. Bác sỹ kết luận cậu bị mắc bệnh Glocom bẩm sinh, một căn bệnh nguy hiểm khiến mắt mờ, có thể mất đi thị lực. Từ đó, bố mẹ đã cùng Nghị đi một hành trình dài để chạy chữa. Trải qua 4-5 lần mổ, Nghị mới có thể giữ được thị lực 1/10.

Khi lớn lên và đi học, Nghị gặp rất nhiều khó khăn do thị lực quá kém. Suốt những năm học cấp 1, cấp 2, cậu đều được cô giáo cho ngồi ở bàn đầu nhưng Nghị vẫn không nhìn rõ chữ trên bảng, luôn phải chép bài của bạn. Thế rồi đến cuối năm lớp 7, đầu năm lớp 8, thị lực lại tiếp tục giảm xuống. Cả nhà Nghị khăn gói ra khám ở Viện Mắt Trung ương, bác sỹ kết luận cậu bị bong võng mạc, Nghị lại cùng bố mẹ tiếp tục cuộc hành trình mổ thêm nhiều lần.

Chàng trai khuyết tật truyền năng lượng tích cực cho cộng đồng - Ảnh 1.

Nguyễn Đức Nghị (thứ 3 từ phải sang) tại buổi Lễ khởi động dự án đào tạo kỹ năng nấu ăn cho người khiếm thị Hà Nội. Ảnh TG

Trải qua tổng cộng hơn 20 lần mổ, căn bệnh tai quái vẫn không để Nghị được nhìn thấy ánh sáng. "Lúc còn bé, mình chỉ nhìn được 1/10, cũng rất hạn chế so với người bình thường, nhưng vẫn không khủng khiếp bằng việc không nhìn thấy gì của năm lớp 8. Thời gian đó, mình bắt đầu lớn rồi, cũng có nhiều hoài bão. Vậy nên, đối diện với việc không nhìn thấy gì, đối với mình, nó giống như một cú sốc không thể vực dậy", Nghị tâm sự.

Khoảnh khắc sụp đổ đó cũng được Nghị chia sẻ trong cuộc thi "Khoảnh khắc thay đổi đời tôi". Nghị mê viết, thích viết và có thể viết mọi lúc, mọi nơi. "Ngày lên lớp 8 cũng là ngày tôi mất hoàn toàn thị lực. Tôi rơi vào bóng tối vô tận. Cuộc sống của tôi giờ chỉ giới hạn trong bốn bức tường. Mọi thứ trôi đi nhạt nhẽo, ban đầu là sự đau khổ, bi quan, tuyệt vọng, rồi tất cả cảm xúc trở thành trống rỗng. Tôi sống lặng lẽ như chiếc bóng. Lại một lần nữa, mẹ yêu thương nắm lấy tay tôi. Mẹ cùng tôi bắt đầu học mọi thứ từ đầu, học cách phân biệt quần áo bằng xúc giác, đi lại ban đầu trong nhà, rồi ra sân, xa hơn là định hướng di chuyển quanh ngõ," Nghị viết trong bài dự thi.

Bố mẹ là điểm tựa để vượt qua

Chia sẻ về sự vất vả của bố, mẹ trong quá trình chạy chữa đôi mắt cho mình, Nghị nói: "Nhớ hồi bé, bố mẹ chở mình bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội khám bệnh, trời Hà Nội thì mưa tầm tã, xe vừa đi vừa chết máy. Vào đến viện, nghe bác sỹ kết luận mắt như thế, mẹ mình ngồi thụp xuống khóc luôn. Nhưng mà mẹ bảo mẹ phải vượt qua được thì mới có thể đồng hành với con. Cứ thế mãi cho đến bây giờ".

Lúc nhỏ, bố mẹ Nghị làm nông, mỗi lần đi tiêm một mũi hết tiền triệu phải chạy vạy vay mượn khắp nơi để trang trải. Từ khi có khu công nghiệp ở gần nhà, gia đình chuyển sang buôn bán, hoàn cảnh gia đình đỡ hơn được một chút. Tưởng rằng nỗi vất vả qua đi thì sẽ có niềm vui đến, thế nhưng một lần nữa, đôi mắt tật nguyền lại đánh gục ý chí của cậu bé 14 tuổi.

Suốt bốn năm cấp 2, Nghị không hề biết đến công cụ hỗ trợ nào dành cho người khiếm thị, không biết chữ nổi, không biết sử dụng máy tính. Lúc tốt nghiệp cấp 2, Nghị nộp hồ sơ lên các trường cấp 3 thì không có trường nào nhận. 

"Mình nhớ như in ngày đứa em trai hay dẫn mình đi học đỗ vào cấp 3, mẹ vừa chúc mừng em ấy mà giọng cũng lặng xuống vì xót. Nhìn con người ta được đi học, con mình thiệt thòi nên mẹ cũng chạnh lòng. Nhưng chính điều đó đã làm mình có động lực hơn. Trong đầu mình nghĩ nay mai nếu mình có cơ hội mình được đi học, thì mình sẽ học hết tất cả những gì có thể học, có bao nhiêu mình sẽ học bấy nhiêu", Nghị chia sẻ.

Để con có thể tiếp tục giấc mơ đi học, Nghị được mẹ dẫn đến tham gia Hội người mù thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) và được các cô chú giới thiệu đi học máy tính, học cấp 3 ở Hà Nội. Đối với một cậu bé 15 tuổi với đôi mắt mất đi thị lực, quãng đường từ Bắc Ninh lên Hà Nội xa xôi hơn trên thực tế gấp trăm lần. "Bố mẹ Nghị lo lắm, kiểu mười mấy năm sống với gia đình, được bố mẹ chăm lo, giờ một mình đi lên trên đấy không biết ăn uống thế nào", Nghị cười nói.

Nghị đến nhập học ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố, nơi có một khối chuyên biệt để dạy cho học sinh khiếm thị. Không lạ lẫm, không e ngại, Nghị một mình đối diện với tất cả. Lúc này, cậu bắt đầu làm quen với chữ nổi, cách sử dụng dùi, bảng, ghi nhớ thứ tự của các chấm để thành chữ cái. Tuy nhiên, việc học chữ nổi cũng không dễ dàng.

"Mình cố gắng sờ đến mòn cả chữ, sờ đến cổ tay mỏi nhừ, song những con chữ vẫn như chạy trốn. Một tuần sau, khi các bạn đã chuyển sang học ghép vần, tôi vẫn giậm chân tại chỗ, cố gắng lần sờ từng chữ cái. Tự thấy mình thua kém bạn bè, thấy mình bất lực, tôi chán nản", Nghị viết những dòng tâm sự trên blog cá nhân.

Thế rồi những cuộc gọi của bố mẹ, những lời động viên của thầy cô, anh chị, bạn bè đã giúp Nghị nỗ lực hơn bao giờ hết. Nghị bắt đầu học thêm cả buổi tối, tập sờ từng chấm, từng ô, từ cái đơn giản nhất đến phức tạp nhất, có lúc mệt quá gục ngủ luôn trên bàn học.

Cuối cùng, Nghị đã biết đọc, biết viết thành thạo, thầy cô cũng ngạc nhiên với sự nỗ lực và sự tiến bộ của cậu. Song song với đó, Nghị học cả máy tính và học thêm lớp xoa bóp cổ truyền để kiếm nghề trang trải cuộc sống.

Từ những dòng chữ nổi đầu tiên, Nghị bắt đầu viết lên ước mơ của mình...

Hiện nay, Nghị đang là sinh viên năm 3 ngành Quan hệ Công chúng tại Học viện Thanh Thiếu niên - một ngành phải gặp gỡ nhiều, nói nhiều, và làm nhiều.

Cho đến lúc tận mắt gặp Nghị, tôi vẫn còn ngờ ngợ chàng trai hơi gầy với khuôn mặt hiền đứng trước mặt mình có phải là chủ nhân của nhiều giải thưởng ở các cuộc thi lớn nhỏ hay không.

Mới là sinh viên năm 3 nhưng Nghị đã giành khá nhiều giải thưởng: Giải ba cuộc thi Hành trình Bước qua bóng tối, Giải ba Ý tưởng Thanh niên với An toàn giao thông do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia tổ chức, tham gia các dự án tình nguyện của thành phố, là thành viên Ban Tổ chức - Ban Truyền thông các dự án thiện nguyện: Hands 2018, SOFT.D Project, L'étoile Project, Trăng Khuyết Project, Giải nhì cuộc thi công dân số toàn cầu do UNDP VietNam phối hợp với Thành Đoàn Hà Nội, Cung thanh niên tổ chức, Giải 3 nghiên cứu khoa học cấp khoa với đề tài truyền thông với người khiếm thị tại Hội người mù thành phố Hà Nội, Giải khuyến khích cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc do Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa Thể thao – Du lịch) tổ chức, Giải khuyến khích cuộc thi viết truyện của Hà Nội do báo Hà Nội Mới tổ chức...

Mỗi lần có dự án mới, Nghị lại vừa học, vừa làm, vừa đi họp và đưa ra các ý tưởng, "chạy" chương trình không khác gì các thành viên còn lại. Có những hôm mải mê dự án, cậu về đến nhà lúc đã tối khuya. Thế nhưng bù lại, Nghị luôn cảm thấy được cống hiến cho những người kém may mắn trong xã hội là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Ngoài ra, Nghị còn là cộng tác viên cho nhiều tạp chí. Trong tương lai, Nghị ước mơ trở thành phóng viên của một tờ báo dành cho người khuyết tật. "Mình chưa giúp đỡ được gì cho ai cho đến khi vào trường Nguyễn Đình Chiểu chơi, tình cờ nói chuyện với các anh chị tình nguyện. Khi đó, mình mới biết có một chị cũng khiếm thị nhưng đang tham gia tình nguyện. Lúc đó, mình mới bật ra trong đầu là hóa ra là mình khuyết tật nhưng mình vẫn có thể làm được. Mình bị hạn chế thì sẽ làm những việc phù hợp", Nghị chia sẻ.

Suốt buổi nói chuyện, thỉnh thoảng lại có khách vào để xoa bóp, bấm huyệt. Đôi bàn tay đã từng mò mẫm cả đêm để học chữ nổi, đánh máy tính, giờ lại uyển chuyển, cẩn thận từng chút một khi làm việc. Dường như tất cả những gì kém may mắn ở đôi mắt đã được chuyển sang cho đôi bàn tay và khối óc. Nghị hay cười, kể cả lúc nói đến chuyện không vui.

Với những nỗ lực của mình, Nghị vinh dự là 1 trong 50 gương thanh niên tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình "Tỏa sáng nghị lực Việt" năm 2021 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH TCPVN tổ chức, dự kiến được tổ chức vào ngày 12 - 13/12/2021 tại Thủ đô Hà Nội.

Cảm phục nữ sinh suốt 3 năm chở bạn khuyết tật tới trườngCảm phục nữ sinh suốt 3 năm chở bạn khuyết tật tới trường

Dù ngày mưa hay ngày nắng, dù mùa hè oi ả hay mùa đông buốt giá thì đều đặn 3 năm liền Đồng Thị Luyến (Trường THPT Hiệp Hòa số 3, tỉnh Bắc Giang) vẫn miệt mài đèo Ngô Thị Lan Dung tới trường.

Đăng Hải


Đăng Hải
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top