Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ uống vaccine tả khi có chỉ định

Giadinh.net - Những ngày gần đây, nhiều người dân bắt đầu rủ nhau đi uống vaccine phòng tả. Nhưng theo các chuyên gia y tế, vaccine chỉ là biện pháp hỗ trợ, trong khi "ăn chín, uống sôi và sử dụng nước sạch" mới thực sự cần thiết

Rủ nhau đi uống vaccine

Anh Nguyễn Thái Nam, 13 Thụy Khuê, Hà Nội cũng đang dò hỏi xem uống vaccine ở đâu để cả nhà đi uống, mong tránh trường hợp mắc phải khuẩn tả trong mùa dịch này. Anh Nam  cũng cho biết, trước tình hình bệnh dịch như các phương tiện thông tin đưa thì bệnh dịch này còn nhiều diễn biến phức tạp nên việc uống vaccine phòng tả là cần thiết. Gia đình anh Nam có hai con nhỏ, nên anh rất lo ngại con mình bị nhiễm tả.

Chị Thu Ba, Hàng Bột, Hà Nội cho biết, những ngày trước vài người bạn của chị đã đến Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ uống vaccine với 26.000  đồng cho 2 liều, uống cách nhau 2 tuần. “Tôi cũng phải đưa cả nhà lên trên Viện để uống phòng bệnh tả, giá vaccine chỉ có vậy mà phòng được bệnh tả thì hợp lý rồi”, chị nói thêm.

Theo thông tin từ một vài người đã đến uống vaccine tại Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, số người đến uống cũng không đông, vì nhiều người cũng chưa biết ở đây có dịch vụ uống vaccine tả. Một buổi sáng đông nhất cũng chỉ khoảng hơn 20 người. Được biết, vaccine tả tại đây là của Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 sản xuất với hiệu lực đạt 70%.

Theo thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, dịch tả vẫn còn xảy ra hàng năm trên 50 nước, trong đó có Việt Nam. Bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, Việt Nam nghiên cứu vaccine phòng tả và đã thành công.

Vaccine này toàn tế bào, gồm các vi khuẩn Vibrio cholerae đã được bất hoạt, thuộc các typ sinh học cổ điển và El Tor, các nhóm huyết thanh 01 (Inaba và Ogawa) và 0139. Vaccine có hàm lượng kháng nguyên TCP cao, được sản xuất bằng công nghệ lên men, có thể sản xuất 5-6 triệu liều/năm, bằng những trang thiết bị sẵn có.

Giá thành của 2 liều vaccine là 26.000 đồng (đủ để gây miễn dịch cho mỗi người). Vaccine không cần bảo quản ở điều kiện lạnh đặc biệt, được đưa vào cơ thể theo đường uống. Công trình nghiên cứu này đã nhận được giải thưởng Nhà nước về Khoa học công nghệ, Giải thưởng VIFOTEC dành cho các công nghệ ưu tiên năm 1997. Đây là lần đầu tiên, một vaccine phòng bệnh tả thích hợp được nghiên cứu và được áp dụng rộng rãi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Sáng ngày 13/11, chúng tôi có mặt tại Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ thấy không khí có vẻ yên ắng. Hỏi thăm bảo vệ thì được biết, Bộ Y tế đã thông báo rõ không cho người dân uống vaccine khi không ở trong vùng dịch và không có chỉ định của bác sĩ.

Những người trong vùng dịch, tiếp xúc mới nên uống

PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, vào thời điểm hiện nay, chưa nên triển khai phổ biến dùng vaccine. Ngoài lý do dùng vaccine khi đã có dịch là muộn, còn phải tính đến việc đầu tư kinh phí mua vaccine, tổ chức cán bộ triển khai...

PGS Hiển cũng khẳng định, vaccine cũng không phải là biện pháp phòng bệnh duy nhất, mà chỉ là biện pháp hỗ trợ. Do đó, việc phòng bệnh bằng cách ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch thì vẫn khả thi hơn. Mặt khác, dùng vaccine có thể tạo tâm lý an toàn giả tạo đối với người dân, cho rằng có vaccine là an toàn rồi nên không cần ăn, uống đảm bảo vệ sinh nữa. Trong khi đó, nếu nguồn nước sạch và thực phẩm đảm bảo sạch thì sẽ giải quyết được các bệnh lý về tiêu chảy cấp.

Điều đáng nói là cứ 100 người nhiễm khuẩn tiêu chảy cấp thì 75 người không có biểu hiện bệnh. Do đó, số bệnh nhân có biểu hiện nặng phải nhập viện chỉ chiếm số ít so với nhiều số người lành mang vi khuẩn. Đây là nguồn lây nhiễm “giấu mặt” rất nguy hiểm và rất có thể làm ô nhiễm nguồn nước.          

Cũng theo PGS Hiển, phía Viện đã đặt vấn đề tiêm vaccine phòng tả với các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo khuyến cáo của WHO thì có thể sử dụng vaccine tả đường uống, hiệu lực cao, cho những trường hợp khẩn cấp. Chẳng hạn như những vùng xảy ra lũ lụt, thiên tai; môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và không có nguồn nước nào thay thế. Tuy nhiên, tiêm vaccine phòng tả chỉ thực sự hiệu quả khi chưa có dịch. Hai mũi tiêm cách nhau 2 tuần, đến tuần thứ 3 mới bắt đầu có kháng thể. Như vậy, nếu áp dụng được ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch thì vẫn khả thi hơn.

PGS Hiển cũng nhận định rằng, nguy cơ lây nhiễm tại các vùng đang có lũ là rất lớn. Hiện, phía Viện đã tính đến việc tiêm vaccine phòng tả cho những vùng lũ lụt. Phải phòng trước khi dịch xảy ra. Viện cũng đề nghị đưa thêm Clo vào trong nước giếng như là Clo trong nước máy.

Vân Khánh - Thu Hoài

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 7 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 7 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 9 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Nguyên nhân việc liên tục 'trễ hẹn' bàn giao mặt bằng Dự án cao tốc Vạn Ninh – Cam Lộ

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Nhà thầu thi công cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh lo ngại, dự án có nguy cơ vỡ tiến độ do việc giải phóng mặt bằng bị chậm, không đủ thời gian hoàn thành đào đắp nền đường trước mùa mưa vào tháng 9.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Sáu ngày 3/5/2024

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 3/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top