Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chống sốc cho trẻ khi vào lớp 1

Thứ bảy, 07:00 07/08/2010 | Gia đình

GiadinhNet - Một hiện tượng tâm lý thường thấy ở HS tiểu học, nhất là lớp 1 là sợ đến lớp, ít nói, dễ khóc.

Theo các chuyên gia, việc chuẩn bị tâm lý không tốt cho trẻ khi tiếp xúc với một môi trường hoàn toàn mới, phải xa bố mẹ, sẽ làm trẻ cảm thấy bị “sốc” và choáng trong những ngày đầu vào lớp 1.
 
Cùng con đi học

Cha mẹ nên tạo tâm lý thoải mái cho trẻ làm quen với môi trường học tập mới.
Ảnh minh họa: K.T
PGS.TS Võ Thị Minh Chí, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sư phạm – ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, “sốc” trong những buổi đầu đến trường là một hiện tượng tâm lý thường thấy ở học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh mới vào lớp 1. Các em thường có tâm lý sợ đến lớp, ít nói, dễ khóc, trì hoãn việc đến trường.
 
Giải thích về điều này, PGS.TS Minh Chí cho biết, khi học mẫu giáo trẻ được tự do hơn, nên khi vào trường mới trẻ phải đối mặt với thầy cô, bạn bè mới... làm các trẻ bỡ ngỡ, không biết xử lý tình huống như thế nào. Nếu việc giáo dục trong gia đình không tốt, trẻ sẽ không có tâm thế sẵn sàng đến lớp.

Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Bá Đạt, Trung tâm tư vấn tâm lý trẻ em và gia đình (CPEC) cho rằng, việc bố mẹ không tâm lý trong việc đưa trẻ đến trường cũng sẽ gây cho con sự sợ hãi, bị rối nhiễm tâm lý trong những ngày đầu. Ví dụ, khi đưa con đến trường, cha mẹ không làm “công tác tư tưởng” trước hoặc đẩy bé vào cổng, mặc kệ bé khóc; dặn con ở một chỗ rồi hứa với con là bố đi một chút sẽ trở lại đón con... Cách đưa trẻ đến trường như thế sẽ làm chúng có cảm giác sợ bị bỏ rơi, sợ không được bố mẹ thương yêu.

Nhiều phụ huynh lại không yên tâm để con ở trường một mình, vẫn cứ thập thò theo dõi khi con đã vào lớp. Các em sẽ càng bịn rịn, nũng nịu và thiếu tự tin khi đến trường nếu vắng gương mặt của bố mẹ.

“Sai lầm lớn nhất là bố mẹ bắt con học chữ trước khi vào lớp 1. Bởi trẻ không còn hứng thú với cái mới của các bài học vì chúng nghĩ điều cô giảng đã biết rồi nên chủ quan, không tập trung và trẻ muốn thích nghi. Hơn nữa, việc cho trẻ viết sớm khi xương bàn tay của chúng còn mềm, lại đặt không đúng nên sẽ đau, trẻ sẽ sợ mỗi lần phải cầm bút, không muốn đi học”,  PGS.TS Minh Chí tư vấn.

Trong buổi đầu con đến với môi trường mới, cha mẹ cần lắng nghe con, giúp con làm quen bằng cách cùng đi học với con. Tuyệt đối không nhờ người khác đưa con đi. Không nên lạm dụng hình thức thưởng để động viên trẻ đi học. Phần thưởng chỉ là chất xúc tác cho trẻ thấy an tâm khi bố mẹ lúc nào cũng bên cạnh động viên, chứ không phải là một áp lực các bé buộc phải đạt được.
 
Giúp trẻ tự tin khi vào lớp

PGS.TS Võ Thị Minh Chí , Đại học Sư phạm Hà Nội
 
Cách tạo hứng thú học cho trẻ
 
- Cha mẹ hãy cùng con đi mua sắm cặp, đồng phục mới, sách vở, cùng con bọc sách, viết nhãn vở bằng những loại giấy có hình thù ngộ nghĩnh.
 
- Không nên dùng giấy bọc sẵn cho con bọc sách.
 
- Để con tự chọn và trang trí góc học tập.
 
- Cho con dán chữ cái, dán số lên bàn.
 
- Cùng con tập đọc truyện tranh, cùng tô màu, tìm hiểu mọi vật...
Theo PGS.TS Võ Thị Minh Chí, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên ngồi trò chuyện với trẻ, đưa trẻ đi cùng để chọn những đồ dùng học tập trẻ thích. Cho trẻ làm quen với sách, rèn luyện tính tập trung bằng cách tạo hứng thú cho con khi ngồi vào bàn học bằng những lời khen, động viên...
 
Khi đưa con đến trường, cha mẹ hãy để cho trẻ độc lập, không nên bám sát con. Sau buổi tới trường, cha mẹ nên gợi chuyện để con bạn kể lại những gì đã diễn ra vào những buổi học đầu tiên, chia sẻ những lo lắng, suy nghĩ của trẻ.
 
Nếu trẻ làm sai, không nên cáu giận với chúng vì sẽ dẫn đến những vấn đề về tâm sinh lí nguy hiểm cho trẻ.

Thạc sỹ tâm lý Nguyễn Bá Đạt cho rằng, nếu con sợ đến lớp, cha mẹ không nên đánh mắng, dọa dẫm, xử phạt thân thể với trẻ, mà nên nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ để tìm ra nguyên nhân khiến trẻ sợ trường, lớp. Cha mẹ cần tập cho con hình thành tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ để trẻ không ỷ lại vào cha mẹ.

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, việc các em có nhanh chóng làm quen với môi trường học mới hay không còn phụ thuộc vào thái độ của giáo viên. Trong những ngày đầu, cha mẹ, thầy cô cần phải gần gũi, nhẹ nhàng để các em không sợ hãi, thích đến lớp với các bạn.
 
Tốt nhất, mọi người không nên tạo sức ép cho các em về học tập, mà  nên tạo tâm lý thoải mái cho trẻ làm quen với môi trường mới, ổn định tâm lý.

Các bậc phụ huynh phải tăng cường giao tiếp với thầy cô, lắng nghe thầy cô phản ánh về con mình. Vì thầy cô chính là kênh thông tin duy nhất để bố mẹ quan sát con khi không ở bên cạnh.
 
Phương Thuận
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Gia đình - 24 phút trước

Nghe dượng tâm sự xong, tôi thấy mừng vì mẹ đã gửi gắm tình cảm đúng người.

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gia đình - 1 giờ trước

Gửi con đến nhà em gái cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận được hóa đơn yêu cầu thanh toán các khoản chi tiêu cho bé.

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Nuôi 2 bé gái bị bỏ rơi, người bán rau nhận trái ngọt sau nhiều năm

Gia đình - 13 giờ trước

Liên tiếp nhận hai đứa trẻ bị bỏ rơi làm con, người đàn ông nỗ lực làm ngày làm đêm lo cho các con ăn học, quyết không lập gia đình.

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

5 phương pháp kỷ luật con cực kỳ hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên áp dụng, nếu muốn con mình có tương lai rộng mở

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

GĐXH - Nhiều phụ huynh thấy khó khăn trong việc lựa chọn phương thức kỷ luật phù hợp khi con phạm lỗi. Dưới đây là 5 phương pháp mà chuyên gia tâm lý khuyên mọi cha mẹ nên áp dụng nếu muốn con mình có một tương lai rộng mở.

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Cách dạy con của Hà Kiều Anh khiến ông xã 'càm ràm': Bắt học từ sáng đến tối, không thích vẫn phải tập đàn

Nuôi dạy con - 16 giờ trước

Hà Kiều Anh kể rằng chồng từng càm ràm vì cô bắt con đi học mà không chiều con hay hiểu theo ý con là con muốn cái gì cả.

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Ly hôn hơn 10 năm, người phụ nữ quay lại giúp chồng cũ một việc cảm động

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Sau hơn 10 năm ly hôn, biết chồng cũ bị bệnh không thể tự lo cho mình, vợ cũ quay lại chăm sóc chu đáo cho anh từng bữa ăn giấc ngủ.

Cùng CHARLES & KEITH và dàn KOLs Việt tri ân Ngày của Mẹ tại Booth chụp hình độc quyền

Cùng CHARLES & KEITH và dàn KOLs Việt tri ân Ngày của Mẹ tại Booth chụp hình độc quyền

Gia đình - 19 giờ trước

Tri ân Ngày của Mẹ, CHARLES & KEITH cùng các hot mom và dàn KOLs Việt lưu giữ khoảnh khắc yêu thương với BST Mother's Day tại booth chụp hình độc quyền của thương hiệu.

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Mẹ lên mạng khoe con đỗ ĐH Thanh Hoa, không ai chúc mừng mà còn chỉ trích: Chỉ vài câu nói đã vạch trần lòng người

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

Khi chia sẻ tin mừng với bạn bè, người quen, bà mẹ đã nhận về phản ứng khác hẳn hình dung.

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

9 kiểu gia đình dễ tạo ra những đứa trẻ thất bại

Nuôi dạy con - 21 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia giáo dục, đứa trẻ xuất sắc là kết quả của nền giáo dục chất lượng và đứa trẻ thất bại là sản phẩm của các gia đình có vấn đề.

Cụ ông 73 tuổi cả đời tiết kiệm để về già sống trong 'viện dưỡng lão xịn' nhưng vỡ mộng: Tuổi già thiếu tiền không đáng sợ bằng 1 thứ này

Cụ ông 73 tuổi cả đời tiết kiệm để về già sống trong 'viện dưỡng lão xịn' nhưng vỡ mộng: Tuổi già thiếu tiền không đáng sợ bằng 1 thứ này

Gia đình - 1 ngày trước

Tiết kiệm cả đời để đến viện dưỡng lão nghỉ hưu, nhưng chỉ sau thời gian ngắn cụ ông 73 tuổi đã “bần thần" nhận ra sự sai lầm của bản thân.

Top