Chưa nóng đã lo thiếu nước sạch
GiadinhNet - Nền nhiệt đang dần tăng cao, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tăng. Nhiều khu vực ở Thủ đô “đến hẹn lại lo thiếu nước sạch”.
Mùa hè năm nay sẽ không còn căng thẳng chuyện thiếu nước sạch? Ảnh: Q. Thành
Lo sợ sẽ tái diễn cảnh nửa đêm tỉnh dậy lấy nước
Ông Nguyễn Văn Hải ở phố Hàng Bè, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm lo lắng: “Hiện nước sinh hoạt tuy có nhưng rất yếu vào giờ cao điểm. Mới chớm nắng nước đã yếu lại lo ngày mất nước đang đến gần”. Nỗi lo thiếu nước sinh hoạt không chỉ của ông Hải mà còn là nỗi lo của không ít người dân phường Hàng Bạc.
Còn nhớ cách đây 1 năm, mặc dù ở trung tâm Thủ đô nhưng hàng trăm người dân phố Hàng Bè luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sạch. Bà Vũ Thị Kim Dung, (ở dãy nhà số 54, phố Hàng Bè, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm) lúc nào cũng “phòng thân” các loại xô to, xô nhỏ, chậu lớn, chậu bé để trữ nước sinh hoạt dùng dần. Bà Dung chia sẻ, khoảng tháng 4 năm ngoái tình trạng mất nước thường xuyên xảy ra, lúc có, lúc không, thậm chí mấy ngày liền cũng không có một giọt nước nào. Nhiều người phải di chuyển sang nhà người thân tắm rửa nhờ vì mất nước kéo dài. Thậm chí, nước ăn trong bể dự trữ hết, họ đành phải mua tạm nước đóng bình dùng cho việc nấu nướng, thậm chí tắm rửa.
Vài năm qua, cứ vào mùa nóng, các vòi nước tại khu vực bếp và công trình phụ tầng 1 của các hộ dân sống tại ngõ Cầu Gỗ (chợ Hàng Bè cũ), quận Hoàn Kiếm cũng không có nước. Người dân khu vực này cho biết, tình trạng mất nước đã diễn ra thường xuyên. Họ tỏ ra lo lắng khi vào mùa nóng, nước sạch sẽ mất như năm ngoái.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, nguyên nhân cứ đến mùa hè khu vực này thường xuyên mất nước hoặc áp lực nước rất yếu là bởi địa hình ở đây nằm gần đê, có cốt địa hình cao. Nguồn nước chỉ có thể chảy mạnh khi sáng sớm hoặc đêm khuya khiến người dân không khỏi lo lắng.
Công ty cổ phần Nước sạch số 3 (Công ty Nước sạch Hà Nội) - đơn vị phụ trách cấp nước sạch cho toàn địa bàn quận Hoàn Kiếm cho biết đã có phương án từ cải tạo đường ống, khoan thêm giếng, rửa giếng, chuẩn bị các phương tiện, máy móc để cấp nước, bơm nước. Phía công ty nước sạch khẳng định mùa hè khu vực này sẽ cấp nước ổn định.
Đối với những khu vực có cốt địa hình cao, Công ty bố trí các xe téc chở nước để phục vụ người dân.
Tại khu vực Định Công (quận Hoàng Mai), nơi cũng thường xuyên thiếu nước sạch vào mùa hè các năm trước, hiện những xe téc, xe máy chở những thùng nước sạch 20 lít đã len lỏi mọi ngõ ngách. Chị Nguyễn Thị Hương (ngõ 16, phố Định Công, quận Hoàng Mai) chia sẻ, không chỉ nhà chị mà nhiều hộ gia đình khác ở đây luôn thấp thỏm nỗi lo nước yếu, mất nước. “Chúng tôi cũng quen với lịch lấy nước vào nửa đêm về sáng. Nay mùa hè gần đến thật sự lo lắm. Không có nước thì mọi sinh hoạt đều bị đảo lộn”. Theo chị Hương, nhờ nỗ lực của đơn vị cấp nước mà khi thiếu nước được điều xe téc bán cho dân hoặc cố gắng khắc phục thật nhanh sau khi họ phản ánh. Tuy nhiên, “giữa Thủ đô mà sống lo thiếu nước thì quả thật khó chấp nhận”, chị Hương nói.
Ở những khu vực có địa hình cao, áp suất nước yếu, đặc biệt vào giờ cao điểm, việc cấp nước cho các hộ dân theo hình thức 2 ngày/lần. Vào những ngày nắng nóng kéo dài, người dân phải hứng nước thêm vào xô, chậu, đề phòng nguồn nước ít.
Sẽ không còn cảnh thiếu nước?
Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia dự báo mùa hè 2018 nắng nóng sẽ không quá gay gắt. Tuy nhiên, do lượng khách hàng sử dụng nước tăng khoảng 6% so với năm 2017, nên một số khu vực cuối nguồn có cốt địa hình cao vẫn thường trực nỗi lo thiếu nước vào cao điểm mùa hè.
Theo thống kê của nhà cung cấp nước sạch Hà Nội, năm 2017, nhu cầu sử dụng nước của thành phố khoảng 1,35 triệu m3/ngày đêm, năm 2018 có thể lên tới 1,45 triệu m3/ngày đêm. Trong khi đó, nguồn cung nước từ 4 nhà máy lớn hiện khoảng 942.145m3/ngày đêm. Hai con số trên cho thấy nguồn cung chưa thể phục vụ đủ nhu cầu của người dân.
Theo khảo sát của Sở Xây dựng Hà Nội, do số lượng khách hàng đấu nối với hệ thống cấp nước đô thị tăng khoảng 6% so với năm 2017, vào cao điểm mùa hè 2018, nhu cầu dùng nước dự báo tăng 5 - 10% so với bình thường, nên một số khu vực cuối nguồn có cốt địa hình cao sẽ gặp khó khăn về nước.
Trong khi đó, đường ống nước sông Đà, truyền tải gần 220.000m3 nước sạch/ngày đêm, chiếm 23,27% tổng sản lượng nước cấp cho Hà Nội, có thể tiếp tục gặp sự cố bất kỳ lúc nào. Nếu đường ống này xảy ra sự cố, khu vực phía Tây Nam thành phố, gồm: các quận Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, một phần quận Hoàng Mai (thuộc địa bàn quản lý của Công ty cổ phần Viwaco), 25 - 30% khách hàng thuộc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và một số khách hàng khu vực các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Ba Đình thuộc Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội bị ảnh hưởng trực tiếp.
Bởi thế, vấn đề bảo đảm đủ nguồn cung nước vẫn là yêu cầu số một cho mùa hè năm nay cũng như lâu dài. Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu những đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước.
Theo yêu cầu thì Nhà máy Nước Bắc Thăng Long nâng công suất lên 150.000m3/ngày đêm. Dự án này do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội đang triển khai, dự kiến hoàn thành trong tháng 5/2018, dự kiến bổ sung nguồn cấp 75.000m3/ ngày đêm.
Dự án xây dựng Trạm cấp nước Dương Nội 30.000m3/ ngày đêm sử dụng nguồn nước ngầm, do Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông thực hiện, hiện đã chạy thử và đang hiệu chỉnh, dự kiến đưa vào vận hành phục vụ cấp nước mùa hè 2018. Việc bổ sung nguồn nước từ hai dự án này sẽ góp phần nâng công suất tối đa của hệ thống cho mùa hè năm 2018 lên khoảng 1,07 triệu m3/ngày đêm.
Trong khi đó, dự án Nhà máy Nước mặt sông Đà giai đoạn II nâng công suất từ 300.000m3/ ngày đêm lên 600.000m3/ngày đêm, dự kiến trong tháng 7-2018 sẽ bổ sung nguồn cấp cho nội đô khoảng 80.000m3/ngày đêm.
Đến hẹn, khi hè đến không ít người dân Thủ đô lại lo thiếu nước. Nhưng những nỗ lực của cơ quan chức năng sẽ góp phần giảm bớt căng thẳng chênh lệch cung - cầu trong bài toán cấp nước sạch của Thủ đô mùa hè năm nay?
Hà Phương
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 3 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 5 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 5 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 9 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.