Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chứng... gây tội ác trong lúc ngủ

Thứ ba, 15:53 29/12/2009 | Sống khỏe

Trên thực tế, nhiều vụ án "khác thường" đã xảy ra và người gây nên tội lại trong tình trạng mộng du. Người mộng du có thể làm bất cứ việc gì tưởng chừng như họ thức. Nhưng thực ra, họ đang ngủ.

 
Vụ án “khác thường”
 
Một vụ giết người khá kỳ lạ đã xảy ra ở nước Anh. Brian Thomas, 59 tuổi đã bị bắt và đưa ra tòa vì giết vợ trong tình trạng đặc biệt. Theo lời thú tội của Thomas, ông ta đã bóp cổ Christine 57 tuổi đến chết khi hai vợ chồng ông ngủ qua đêm tại một trạm đỗ xe tại Tây Wales vào tháng 7/2008. Và theo lời ông, ông đã giết người vợ (đã có 2 con gái đã lớn với mình) trong tình trạng mộng du.
 
Chi tiết hơn, hai vợ chồng Thomas đã dừng lại nghỉ qua đêm ở một trạm đỗ xe. Tuy nhiên, họ không được ngủ ngon do một số bạn trẻ tụ tập xe quanh đó, rồ máy và đua xe tạo nên những tiếng rú đinh tai nhức óc. Vì vậy, Thomas đã quyết định lái xe tới một điểm đỗ xe khác. Vào 3h49’ sáng ngày hôm sau, ông đã gọi cho cảnh sát và cho biết ông đã giết vợ. Thomas cho biết, ông đã mơ thấy ông đánh nhau với những “cậu bé đua xe” và ông nghĩ ông đã bóp cổ một trong số đó. Nhưng khi tỉnh dậy, ông nhận ra người bị bóp cổ đó chính là người vợ Christine của mình.
 
Đây là vụ án “khác thường” vì người gây tội thừa nhận giết vợ trong tình trạng đang mộng du và hoàn toàn không có ý thức được về hành động rồ dại này. Đây có thể là vụ ngộ sát và có thể có sự phán quyết của tòa án: “người chồng không có tội giết vợ mình với lý do bị bệnh”. Vào lúc này, phán quyết chưa có vì phiên tòa xét xử Brian Thomas đã được dời sau một thời gian nữa.
 
Ảnh minh họa.

Mộng du là bệnh lý hay chỉ là cái cớ?

Mộng du là gì? Đó phải chăng là một bệnh để một người được xác định gây tội ác khi đang mộng du sẽ được miễn tội?

Ở ta, mộng du còn được gọi là miên hành. Tiếng nước ngoài thông dụng là “sleepwalking” (tức đi trong khi ngủ) để chỉ trạng thái đặc biệt này. Trong khi khoa học gọi đó là somnambulism (hay noctambulism). Mộng du được định nghĩa là một loại rối loạn giấc ngủ xảy ra khi người bệnh đi hoặc làm một hành động nào đó trong khi người đó đang ngủ. Người mộng du hoàn toàn không hay biết mình đã làm gì khi đang mộng du hoặc không thể nhớ lại khi tỉnh dậy. Vì vậy, chỉ phát hiện mộng du nhờ người khác chứng kiến kể lại.

Mộng du có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng dễ xảy ra ở trẻ em hơn người lớn (tuổi dễ bị mộng du là 4 – 8 tuổi). Yếu tố thúc đẩy xảy ra mộng du ở trẻ thường không rõ, nhưng ở người lớn có khá nhiều yếu tố. Yếu tố thường hay gặp là người bị stress nặng, hay lo âu, mất ngủ, hoặc nặng hơn là rối loạn tâm thần. Rượu và dược phẩm cũng được xem là các yếu tố liên quan. Một thuốc an thần gây ngủ mới là Zopidem (Ambien) được xem tốt hơn các thuốc an thần gây ngủ cổ điển (như diazepam) nhưng được ghi nhận có liên quan đến mộng du, thậm chí mộng du với hành động phức tạp như: lái xe, ăn uống, làm tình.

Về triệu chứng của mộng du, người mộng du có thể làm bất cứ việc gì tưởng chừng như họ thức nhưng thật ra họ đang ngủ. Không chỉ đi bộ bình thường mà người mộng du có thể làm các cử chỉ phức tạp. Vào tháng 12/2008, đã có báo cáo một phụ nữ khi mộng du đã gửi nhiều email cho nhiều người, trong đó có email gửi người bạn mời dự bữa ăn tối. Hành động đáng sợ nhất của người mộng du là giết người.
 
Người mộng du khi mộng du mở mắt chứ không nhắm mắt như lời đồn đại, nhưng cái nhìn của họ vô hồn. Người đang mộng du có thể trả lời các câu hỏi nhưng trả lời chậm và nội dung rất đơn giản hoặc vô nghĩa. Thời gian mộng du có thể ngắn trong vài phút nhưng có thể kéo dài đến 30 phút hoặc kéo dài hơn. Nếu không bị quấy rầy trong khi mộng du, người mộng du sẽ trở về chỗ cũ hoặc nơi nào khác để ngủ trở lại. Việc đánh thức người đang mộng du không hề gây hại cho họ, họ chỉ ngơ ngác một chút hoặc nổi giận khi bị đánh thức tỉnh giấc.

Trong khi mộng du, người mộng du có thể bị tai nạn như: leo cao, mất thăng bằng và té ngã. (chứ không như lời đồn đại là người mộng du khi đang miên hành như thế là không bao giờ té ngã).

Đa số các trường hợp mộng du chỉ là rối loạn nhẹ chứ không quá trầm trọng. Đối với trẻ em, mộng du thường giảm dần và có thể khỏi khi trẻ lớn. Đối với người lớn, hậu quả của mộng du là bị chấn thương do va chạm, té ngã. Vì vậy, người mộng du và người thân của họ cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn xảy ra như xếp đặt đồ đạc trong nhà thế nào để không bị vấp ngã, che chắn để người mộng du không leo lên cầu thang, cửa sổ lầu cao. Đa số không cần phải chữa trị đặc biệt khi thỉnh thoảng bị mộng du và không gây gì nguy hại. Người bị mộng du cần tránh uống rượu, không để cuộc sống gây stress, phiền muộn. Nếu mộng du quá thường xuyên hoặc có nguy cơ gây hại (như mộng du lái xe) nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa thần kinh – tâm thần. Một số thuốc an thần tác dụng ngắn có thể giảm bớt số lần mộng du.

Đã xảy ra một số trường hợp mộng du giết người (homicidal somnambulism). Có một số được trắng án nhưng cũng có trường hợp mộng du không đủ chứng cứ để giúp kẻ giết người ngoại phạm. Vào năm 1846, Albert Tirrell ở Massachusettes, Mỹ, đã được tòa tha tội giết người vì chứng tỏ gây tội trong khi mộng du.
 
Năm 1987, Kenneth Parks ở Ontario, Canada, đã bị tòa kết tội giết người dù có bằng chứng ông ta gây tội ác khi đang mộng du. Ông ta cũng không được thụ án tù ở bệnh viện tâm thần mà ở nhà tù bình thường vì ở Canada, mộng du không được thừa nhận là rối loạn tâm thần. Năm 1999, Scott Falater ở Arizona, Mỹ, đã bị kết tội giết vợ của ông ta. Luật sư đưa ra chứng cứ bị cáo gây tội ác trong khi mộng du nhưng công tố viên chứng minh hành động giết người phức tạp ở mức độ người bị mộng du không thể thực hiện được.
 
Trở lại vụ án Brian Thomas, ta chỉ có thể chờ xem tòa án sẽ quyết định như thế nào trong thời gian tới. Mộng du là bệnh lý có thể giúp người ngay thoát tội nhưng cũng có thể là cái cớ để cho kẻ ác che lấp tội ác tày trời của hắn. Mong sao “trời bất dung gian” là điều không bao giờ thay đổi.
 
Theo Sức khỏe & Đời sống
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 12 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 18 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 21 giờ trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Top