Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện của những người sợ hai chữ “tâm thần”

Thứ sáu, 09:45 12/08/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiều bệnh nhân mắc rối loạn tâm thần, trầm cảm nhưng không hề biết. Đến khi được chẩn đoán, lại khăng khăng mình không thể bị trầm cảm. Họ bị ám ảnh nặng nề bởi hai chữ “tâm thần".

Các chuyên gia cảnh báo, xã hội càng phát triển với nhiều áp lực, căng thẳng đến từ công việc, mâu thuẫn gia đình nên các dạng bệnh tâm thần ngày càng nhiều. Ảnh minh họa.
Các chuyên gia cảnh báo, xã hội càng phát triển với nhiều áp lực, căng thẳng đến từ công việc, mâu thuẫn gia đình nên các dạng bệnh tâm thần ngày càng nhiều. Ảnh minh họa.

Không chấp nhận bị bệnh tâm thần

Khác với cảnh “nhộn nhịp” ở các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa khác, tại sảnh chờ ở khu vực khám bệnh của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, bệnh nhân rất hiếm khi nhìn và nói chuyện với nhau. Nhiều người còn đeo khẩu trang và cúi gằm mặt để lảng tráng ánh mắt dò xét, dị nghị.

Đôi mắt thâm quầng, đờ đẫn, chị N.T.T.M (25 tuổi, ở Hà Nam, nhân viên kinh doanh) ngồi thu lu một góc, nhìn chăm chăm vào… đôi dép mình. Sau khi khám, chị được bác sĩ cho làm trắc nghiệm tâm lý. Bác sĩ phải mất rất nhiều thời gian mới khiến chị M mở lời, song chị vẫn rất sợ sệt, e dè. Chị M là con cả trong gia đình. Từ nhỏ, chị đã là niềm hãnh diện của gia đình. Tốt nghiệp đại học, chị tự tin có thể làm mọi thứ và sẵn sàng kiếm tiền nuôi em trai ăn học như lời hứa với bố mẹ.

Nhưng cuộc sống và công việc mới không dễ dàng như chị nghĩ. Phải chật vật lắm, chị M mới tìm được việc. Sau vài tháng tập sự, các công việc, nhiệm vụ giao cho chị M khó dần lên. Sếp khó tính, đồng nghiệp cứ thăng tiến, còn chị thì vẫn không bứt ra được bước khởi đầu. Càng cố “đua” với đồng nghiệp, chị M càng thấy khó và bắt đầu chán nản. Đi làm hơn 2 năm, chị M vẫn phải “giật gấu vá vai”, vay chỗ nọ, đắp chỗ kia và cố chứng tỏ mình không làm bố mẹ thất vọng. Em trai chị M vẫn có tiền học hàng tháng và tin rằng chị mình thành đạt, nhưng bản thân M thì nợ nần chất chồng.

Thất vọng tràn trề, chị M thấy mình là “đồ bỏ đi” và sụp đổ niềm tin ở chính mình. Niềm đam mê với công việc đã mất đi, chị M luôn bị ám ảnh từ ánh mắt thất vọng của sếp và những xì xào của đồng nghiệp. Chị chán đến công ty, sợ hãi khi nhìn ánh mắt của mọi người. Dần dần, chị thu mình, không giao tiếp. Áp lực công việc, nợ nần chất chồng, ám ảnh doanh số… khiến chị M triền miên mất ngủ trắng đêm, chán ăn, bước đi nhiều khi hụt hẫng như trên không.

Nghĩ mình mất ngủ nên quá mệt mỏi, chị M tặc lưỡi đi mua thuốc ngủ uống theo liều tăng dần. Giấc ngủ nặng nề, ngập tràn ác mộng tìm đến với chị, cảm giác chán ăn, sợ hãi vẫn còn đó. Một thời gian biết được, một người bạn đưa chị đi khám ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1. Bác sĩ chẩn đoán chị M bị bệnh trầm cảm. Chị không tin, chỉ nghĩ mình bị căng thẳng nên mất ngủ chứ không thể bị rối loạn tâm thần hay trầm cảm. Bác sĩ giải thích hồi lâu, chị mới nghe và chấp nhận uống thuốc điều trị, với điều kiện người bạn không được “hé răng” nói với ai, bởi chị sợ mọi người đồn đoán bị bệnh tâm thần.

Không riêng gì chị M, nhiều bệnh nhân khi đi khám ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đều không biết mình bệnh trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần. BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện chia sẻ, nhiều bệnh nhân mắc rối loạn tâm thần nhưng không hề biết. Đến khi được chẩn đoán lại khăng khăng mình không thể bị trầm cảm. Họ rất nặng nề hai chữ “tâm thần”.

Chứng rối loạn tâm thần ngày càng trẻ hóa

Mỗi ngày, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 tiếp nhận khoảng hơn 100 bệnh nhân đến khám, trong số này có nhiều người trẻ. Các chuyên gia cảnh báo: Chứng rối loạn tâm thần (trong đó có trầm cảm) ngày càng trẻ hóa.

BS La Đức Cương chia sẻ: “Tâm lý chung của bệnh nhân là cứ phải gặp vấn đề nặng mới đến bệnh viện tâm thần, còn nếu nhẹ, bệnh nhân lại đi khám ở phòng khám ngoài, hoặc gọi điện đến xin tư vấn qua đường dây nóng. Tại Bệnh viện, ngày càng nhiều trường hợp gọi điện đến xin được tư vấn. Bản thân tôi, mỗi ngày tư vấn trung bình từ 10 -15 ca. Hầu hết đều có dấu hiệu mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau cơ thể. Cũng có những cuộc tư vấn cho gia đình có người tự tử hoặc có ý định tự tử. Điều này một phần do bệnh nhân mặc cảm sợ bị kỳ thị, sợ bị lộ nếu để người khác biết mình đi khám bệnh tâm thần”.

Còn BS Lý Trần Tình, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, có hơn 30 năm trong lĩnh vực thăm khám, điều trị bệnh tâm thần chia sẻ, mỗi ngày Bệnh viện đón khoảng 100 bệnh nhân. Vào thời điểm nắng nóng cực điểm, số bệnh nhân tăng khoảng 15%. Điều đáng nói, người bệnh thường ít khi ý thức được họ bị bệnh và do còn nhiều định kiến về bệnh tâm thần nên họ không chịu đến bệnh viện tâm thần khám ngay, hoặc từ chối điều trị, bỏ giở việc uống thuốc giữa chừng.. Khi có các triệu chứng bất thường, họ chỉ nghĩ bị các bệnh lý cơ thể nên thường đến các chuyên khoa như tim mạch, tiêu hóa, thần kinh... để khám với tâm lý “đau bộ phận nào, khám bộ phận đó”.

Theo các bác sĩ, thậm chí, có nhiều người đi khám ở nhiều nơi, dùng thuốc triền miên, có khi lại dùng sai thuốc, bệnh không thuyên giảm mà càng nặng hơn mới chịu đến cơ sở chuyên khoa tâm thần điều trị, hoặc được các cơ sở y tế không chuyên khoa chuyển đến. Trong khi đó, nếu phát hiện sớm hơn thì việc điều trị tốt hơn. BS La Đức Cương nói: “Nhiều trường hợp chúng tôi phải hỗ trợ điều trị rất linh hoạt. Có khi bác sĩ đi công tác tạt qua nhà, hoặc gọi điện tư vấn thêm… chứ không nhất nhất phải chờ bệnh nhân đến điều trị như các chuyên khoa, bệnh viện đa khoa khác”.

BS La Đức Cương cho biết thêm, cuộc sống hiện đại, xã hội càng phát triển với nhiều áp lực, căng thẳng đến từ công việc, mâu thuẫn gia đình, các dạng bệnh tâm thần ngày càng nhiều. Hầu hết, bệnh nhân là người trẻ tuổi hoặc ở giai đoạn đầu trung niên (35 - 45 tuổi). Đặc biệt, bệnh tâm thần, trầm cảm, có ý định tự tử lại có xu hướng tăng, trẻ hóa với số bệnh nhân là học sinh cấp 3 nhiều lên. Sau độ tuổi này (tầm 18 - 22 tuổi), các rối loạn tâm lý lại ít đi vì họ có nhận thức hơn và kỹ năng sống tốt lên. Đến giai đoạn tuổi từ 22 - 30, tỷ lệ người mắc chứng bệnh tâm thần lại cao lên.

BS La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 nói: “Nhiều trường hợp không nhận thức đúng chứng rối loạn trầm cảm, tâm lý nên không đi khám chuyên khoa tâm thần sớm, số có ý định tự sát nhiều hơn. Có thể nói, trầm cảm rất gần với tự sát. Nhiều nghiên cứu lẻ tẻ về những người tự sát có rối loạn trầm cảm, khoảng 1/3 người rối loạn trầm cảm trung bình và nặng có ý tưởng tự sát”.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top