Chỉ mất 3 phút buổi sáng làm bài test này, bệnh tim mạch “không còn chỗ trốn”, sau 30 tuổi càng cần phải biết
Bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa và xảy ra bất chợt, vì vậy hãy thực hiện bài test này sớm để phát hiện dấu hiệu.
Trong những năm gần đây, bệnh tim mạch không chỉ là nỗi lo của người cao tuổi, mà đang dần trở thành "sát thủ thầm lặng" đe dọa sức khỏe người trẻ. Với tỷ lệ tử vong cao và diễn tiến âm thầm, bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu.
Đáng lo ngại hơn, xu hướng trẻ hóa của căn bệnh này phản ánh lối sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh trong xã hội hiện đại. Cụ thể, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít rau xanh kết hợp với thói quen ít vận động, căng thẳng kéo dài và mất ngủ… làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, béo phì – những yếu tố hàng đầu gây hại cho tim mạch.

Xu hướng trẻ hóa của bệnh tim mạch phản ánh lối sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tim mạch là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị. Theo các chuyên gia, ngay từ sau 30 thì bạn nên quan tâm hơn về sức khỏe, đặc biệt là để ý các bất thường. Sau đây là một bài kiểm tra chỉ 3 giây nhưng có thể phát hiện được tình trạng tim mạch tổng quát.
Bài kiểm tra 3 giây phát hiện bệnh tim mạch
Đây là một phương pháp rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Mục tiêu của bài test là giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của tim – những yếu tố tiềm ẩn có thể dẫn tới bệnh tim mạch nghiêm trọng.
Cách thực hiện:
1. Ngồi dậy trên giường sau khi vừa tỉnh giấc buổi sáng.
2. Giơ hai tay lên cao quá đầu.
3. Giữ nguyên tư thế đó trong 3 giây.
Chúng ta cần lưu ý quan sát:
- Cảm giác đau tức ngực.
- Tê các ngón tay.
- Choáng váng hoặc mệt đột ngột.
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch, cần kiểm tra y tế càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, có một số dấu hiệu khác cũng có thể cảnh báo bệnh tim mạch như:

Giơ hai tay lên cao quá đầu và giữ nguyên 3 giây có thể phát hiện sớm bệnh tim mạch.
1. Khó thở
Khó thở xảy ra khi tim không đủ khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể, khiến phổi bị ứ dịch. Người bệnh cảm thấy hụt hơi khi đi bộ, leo cầu thang hoặc thậm chí khi nằm nghỉ. Đây có thể là dấu hiệu của suy tim, bệnh van tim hoặc thiếu máu cơ tim. Nếu khó thở xuất hiện đột ngột và kèm theo đau ngực, cần đi cấp cứu ngay.
2. Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp
Tim đập nhanh bất thường, đập hụt hoặc loạn nhịp có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim – một tình trạng thường gặp ở bệnh nhân tim mạch. Người bệnh cảm thấy hồi hộp, lo lắng, chóng mặt hoặc như có lực đập mạnh trong lồng ngực. Một số dạng rối loạn nhịp có thể gây đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời.
3. Mệt mỏi kéo dài
Cảm giác mệt mỏi không rõ nguyên nhân, đặc biệt là sau các hoạt động thường ngày, có thể là dấu hiệu sớm của tim yếu hoặc bệnh mạch vành. Khi tim hoạt động không hiệu quả, lượng máu giàu oxy đến cơ và các cơ quan bị giảm, gây ra mệt mỏi toàn thân. Nếu tình trạng kéo dài, cần kiểm tra chức năng tim.
4. Phù chân, mắt cá chân
Phù do tim gây ra thường xuất hiện ở hai chân, đặc biệt là mắt cá. Đây là hậu quả của việc máu bị ứ lại trong hệ tĩnh mạch do tim không bơm máu hiệu quả, khiến dịch thẩm thấu ra mô. Phù thường rõ hơn vào cuối ngày hoặc sau khi đứng lâu. Đây là dấu hiệu điển hình của suy tim phải.

Phù do tim gây ra thường xuất hiện ở hai chân, đặc biệt là mắt cá.
Làm gì để phòng ngừa bệnh tim mạch?
Để phòng ngừa bệnh tim mạch, mỗi người cần xây dựng lối sống lành mạnh bắt đầu từ chế độ ăn uống. Hãy tăng cường rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu chất xơ và hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ sẽ giúp kiểm soát mỡ máu, huyết áp.
Bên cạnh đó, cần duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Bởi nó không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn tăng cường chức năng tim. Ngoài ra, hút thuốc lá và sử dụng rượu bia là những yếu tố nguy cơ cao gây tổn thương tim mạch, vì vậy cần tránh xa.
Thêm vào đó, có giấc ngủ đủ và chất lượng, kết hợp với việc kiểm soát căng thẳng cũng góp phần vào việc duy trì trái tim khỏe mạnh. Đặc biệt, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu cũng rất quan trọng.
Theo Indiatimes, Healthline

Người phụ nữ bị vỡ xương thái dương, rối loạn tiền đình vì… ngoáy tai
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Trong lúc ngoáy tai, nữ bệnh nhân bị người khác vô tình va trúng, dẫn đến chảy máu tai trái. Hình ảnh CT cho thấy bệnh nhân bị vỡ xương thái dương, vỡ cửa sổ bầu dục, xương bàn đạp di lệch vào tiền đình.

Vết bầm tím xuất hiện trên da nếu kèm dấu hiệu này cần được khám sớm
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Vết bầm tím trên da nếu do tác động vật lý nhẹ thì sẽ tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần cảnh giác khi kèm các dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng: Người trong gia đình có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Ung thư trực tràng nguy hiểm, nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có tỷ lệ chữa khỏi khá cao.

Người đàn ông 66 tuổi ở Ninh Bình mắc cùng lúc 2 bệnh ung thư tiêu hóa từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân mắc cùng lúc ung thư đại tràng và ung thư trực tràng có biểu hiện: Rối loạn đại tiện, mót rặn liên tục, đại tiện ra máu, phân nhầy, sụt cân nhanh...

Đỏ cộm mắt, người phụ nữ ở Quảng Ninh đi khám phát hiện giun dài 4 cm chết trong mắt
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện một con giun dài khoảng 4 cm, đã chết, nằm dưới lớp kết mạc nhãn cầu tại vị trí viêm thượng củng mạc.

Người đàn ông 53 tuổi suýt hoại tử chân vì chủ quan khi bị rắn cắn
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Các bác sĩ đã phải cắt lọc tổ chức hoại tử và điều trị kháng sinh tích cực để kiểm soát nhiễm trùng cho người bệnh bị rắn cắn.

Người phụ nữ bị nhiễm trùng não vì mắc sai lầm trong lúc ăn dưa hấu
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh, bệnh nhân cảm thấy đau nhức cơ thể, sau đó sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn mửa và lú lẫn....

Thông tin cần biết về biến chứng mắt ở người tiểu đường
Sống khỏe - 20 giờ trước70% bệnh nhân tiểu đường lâu năm có thể mắc các biến chứng mắt nếu không kiểm soát được chỉ số đường huyết hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về biến chứng này, đọc ngay bài viết sau.

Người đàn ông 58 tuổi ở Bắc Ninh nửa đêm nhập viện vì tắc động mạch thừa nhận có tiền sử mắc 2 bệnh nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhập viện vì tắc động mạch có tiền sử viêm tắc mạch chi dưới cách đây khoảng 1 tháng, kèm theo tăng huyết áp và đái tháo đường type 2.

Cụ ông biến chứng nặng khi mắc cúm mùa, cảnh báo nhóm người cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, cúm mùa ở người khỏe mạnh thường nhẹ và tự khỏi, nhưng ở những người có bệnh lý nền, cúm có thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.