Chuyên gia tâm lý nổi tiếng: Có 9 thời điểm cha mẹ nói 'không' với con sẽ cực tốt cho sự phát triển của trẻ
GĐXH - Với một đứa trẻ, nghe thấy từ "không" quá thường xuyên có thể gây ra tác động lâu dài với chúng. Nhưng có 9 thời điểm các bậc cha mẹ nhất định phải nói "không" với con mình.
Chuyên gia tâm lý trẻ em tới từ Mỹ, Laura Markham, tác giả cuốn "Peaceful Parent, Happy Kids" (Tạm dịch Cha mẹ bình tĩnh, con cái vui vẻ), đồng thời là người sáng lập trang web dạy con mang tên Aha! Parenting, việc nói "không" với con trẻ khiến tư duy của chúng bị bó hẹp trong một không gian nhỏ. "Đứa trẻ như đang 'đóng lại'. Chúng cảm thấy những sáng kiến của chúng bị đóng lại", tác giả Laura nhận định trên Independent.
1. Trẻ ngắt lời người khác

Trường hợp trẻ ngắt lời làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người lớn diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống tuy nhiên chúng ta không nên đáp ứng trẻ mà cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để chấm dứt tình trạng này. Tranh minh họa
Có lần, khi đang trò chuyện với một người bạn, con gái tôi chạy đến nói: "Mẹ ơi, để con kể cho mẹ nghe…", sau đó chạy lại nói: "Mẹ giúp con gói đồ chơi".
Tôi phải dừng lại, nghiêm mặt nói với bé: "Mẹ đang nói chuyện với cô, con không được chen ngang ngắt lời. Con có thể tự chơi, đến khi nào mẹ và cô nói chuyện xong, con hãy đến gặp mẹ sau".
Trường hợp trẻ ngắt lời làm gián đoạn cuộc trò chuyện của người lớn diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống tuy nhiên chúng ta không nên đáp ứng trẻ mà cần có biện pháp chấn chỉnh kịp thời để chấm dứt tình trạng này.
Trẻ có thể ngắt lời bạn vì muốn chia sẻ một câu chuyện thú vị với bạn hoặc họ có thể muốn thu hút sự chú ý của bạn.
Nếu cha mẹ ngừng nói và hướng sự chú ý đến trẻ ngay khi trẻ đến, trẻ sẽ nghĩ rằng "mọi người phải chú ý đến mình", lâu dần sẽ hình thành tính cách tự phụ và cố ý.
2. Trẻ chạy nhảy, đi lại tự do trong bãi đỗ xe
Với ngoại hình thấp bé, trẻ nhỏ rất dễ rơi vào điểm mù của những chiếc ô tô, do đó nếu đi cùng trẻ vào bãi đậu xe, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác và yêu cầu con phải nắm tay mình dù muốn hay không.
"Chúng có thể mất mạng. Đây không phải chuyện đùa. Họ nên yêu cầu con không được chạy nhảy tự do trong bãi đậu xe cũng như đi cách xa họ", Tiến sĩ Markham đưa ra lời khuyên.
3. Trẻ đe dọa để bố mẹ làm theo ý mình
Đây cũng là trường hợp không ít các bậc cha mẹ gặp phải. Khi phụ huynh quá nuông chiều và dễ "đầu hàng" với sự đòi hỏi của trẻ, chúng rất nhanh học được sự ra điều kiện với người lớn.
Ví dụ như trẻ đòi mẹ mua đồ chơi, khi không được đồng ý, con nhất quyết không ăn cơm để ép mẹ phải mua cho mình bằng được.
Hành vi này của trẻ cần chấn chỉnh lại ngay. Nếu cha mẹ càng dễ thỏa hiệp với trẻ thì con sẽ dần hình thành tính cách ương bướng, đành hanh.
Khi gặp trường hợp này, phụ huynh cần kiên quyết, thể hiện thái độ không hài lòng và giải thích cho con vì sao không đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Nếu không ngăn chặn tình trạng này, khi lớn lên trẻ sẽ trở thành người ích kỷ, bất mãn, không biết tốt xấu, luôn muốn mọi người phải theo ý mình.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên bỏ thói quen hứa hẹn với trẻ. Ví dụ như "Con ăn cơm đi, mẹ sẽ mua áo mới cho"... Những hành động như thế này sẽ rất nhanh dạy trẻ học được cách ra điều kiện.
4. Trẻ cư xử thô lỗ

Khi trẻ chơi với nhau, việc va chạm hay xung đột là điều khó tránh và nhiều người lớn dễ dàng thỏa hiệp. Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách và suy nghĩ của trẻ. Ảnh minh họa
Khi trẻ chơi với nhau, việc va chạm hay xung đột là điều khó tránh và nhiều người lớn dễ dàng thỏa hiệp, bỏ qua vấn đề này vì quan niệm rằng "chúng chỉ là con nít thôi, không sao cả".
Thực tế, dù trẻ vô tình hay cố ý, hay chỉ là va quệt, cấu véo người khác thì cũng không thể tha thứ được.
Nếu cha mẹ không ngăn cản kịp thời, trẻ sẽ cho rằng đây là điều bình thường, thậm chí nên làm và ngày càng lạm dụng ở những lần sau vì chúng thấy xả được cơn tức giận mà chẳng làm sao cả.
Điều này lâu dần sẽ ảnh hưởng xấu đến tính cách và suy nghĩ của trẻ, vì vậy thay vì bỏ qua, chúng ta nên nói cho con hiểu "bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào đều là sai", "con phải xin lỗi dù cố ý hay không", …
5. Trẻ làm hỏng tài sản của người khác
"Dù có tức giận với anh mình thì con cũng không được đi vào phòng của anh con và làm hỏng đồ đạc của anh ấy. Chúng ta cần tôn trọng tài sản cá nhân của người khác", Tiến sĩ Markham gợi ý một trong số nhiều cách nói với con mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.
6. Trẻ làm tổn thương người khác
Trẻ con thường thích làm theo ý mình và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Đặc biệt là trong nhóm bạn của con.
Khi chúng cùng thích một món đồ chơi nào đó, các con thường tranh giành và không ngại làm tổn thương nhau.
Lúc này, phụ huynh cần làm trọng tài công tâm giữa các con. Đặc biệt cần nghiêm khắc trước hành vi làm tổn thương người khác của trẻ. Hành vi này có thể là lời nói và cả hành động.
Không chỉ vậy, nhiều đứa trẻ con tỏ ra hả hê, thích thú trước sự đau khổ, nỗi buồn của người khác… Ví dụ như trong xóm có 1 bé không có bố, con thường lấy sự thiệt thòi của bạn đó để trêu chọc, mỉa mai.
Đây là 1 hành vi đáng sợ, báo hiệu tính cách vô cảm, dần dần không cảm nhận được những cảm xúc cơ bản của con người.
Vì vậy, cha mẹ cần chấn chỉnh trẻ nghiêm túc và dành thời gian bên cạnh, quan tâm, chia sẻ với trẻ nhiều hơn.
7. Cởi đồ ở nơi công cộng
Theo tiến sĩ Markham, trẻ em từ 4 tuổi trở lên thì không nên cởi đồ ở nơi công cộng nữa.
Đây gần như là một quy tắc mà các bậc cha mẹ cần phải ghi nhớ để bảo vệ con mình.
Do đó, khi trẻ đòi cởi đồ ở nơi có nhiều người qua lại, bố mẹ hãy từ chối và nói với con kiểu như: "Cơ thể con người rất tuyệt vời. Chúng cường tráng, đẹp đẽ và đặc biệt, nhưng có một số bộ phận rất riêng tư và con không thể chia sẻ chúng cho tất cả mọi người".
8. Trẻ nói dối

Khi trẻ nói dối, cha mẹ không được làm ngơ mà nên trưng ra bằng chứng cho thấy trẻ nói dối và yêu cầu trẻ hoàn thành công việc. Ảnh minh họa
Tại sao con người nói dối? Một số là để tránh bị trừng phạt, một số là để lười biếng, một số là để đạt được những gì bản thân thích, tóm lại là tìm kiếm lợi thế và tránh bất lợi.
Trong đó, sự lười biếng và trốn tránh trách nhiệm là những lý do chính khiến trẻ nói dối.
Khi trẻ nói dối, cha mẹ không được làm ngơ mà nên trưng ra bằng chứng cho thấy trẻ nói dối và yêu cầu trẻ hoàn thành công việc.
Nếu không, trẻ sẽ cảm thấy chỉ cần mình nói dối là có thể trốn tránh trách nhiệm, lâu dần hình thành thói quen xấu khó bỏ.
9. Trẻ quậy phá ở nhà hàng
Nếu bọn trẻ không tuân theo các quy tắc đã được thiết lập thì có một số nơi bạn không nên đưa con đến, ví dụ các nhà hàng chẳng hạn.
"Sự thật là nếu bọn trẻ đứng ngáng đường người phục vụ, có thể chúng sẽ bị người ta giẫm lên, hoặc chúng sẽ làm người phục vụ ngã và làm đổ mọi thứ. Những thực khách khác đều có quyền tận hưởng một bữa ăn trong yên lặng, vì thế, nếu con bạn quậy phá hoặc cư xử không đúng mực, bố mẹ phải có biện pháp can thiệp ngay lập tức", bà Markham đưa ra lời khuyên.

Những chi tiết bất ngờ trong 11 bài học người giàu dạy con mà người nghèo không nghĩ tới
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Những lời khuyên dưới đây được đúc kết từ cuộc trò chuyện của tác giả với 1.200 triệu phú và tỷ phú về cách dạy con cái của họ.

Người mẹ mù chữ và bản hợp đồng kì lạ giúp con trai từ học sinh cá biệt trở thành giám đốc tập đoàn lớn
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Trong lúc nóng giận, người mẹ mù chữ và cậu con trai nổi loạn đã ký vào một 'bản hợp đồng' tưởng chừng vô nghĩa. 20 năm sau, một người trở thành nhà văn, người kia giữ chức giám đốc một tập đoàn lớn.

Sau lễ tốt nghiệp, con trai gửi thư từ mặt rồi biệt tích khiến vợ chồng giáo sư bật khóc hối hận vì dạy con sai cách
Nuôi dạy con - 2 ngày trướcGĐXH - Sau lễ tốt nghiệp đại học danh giá, thay vì gọi điện về báo tin mừng cho cha mẹ, Hải chỉ gửi một bức thư lạnh lùng: "Từ nay, xin đừng liên lạc nữa".

Đoán đúng mật khẩu điện thoại con gái, tôi mở ra rồi chết lặng với loạt biểu cảm của nó trong nhóm chat lạ
Nuôi dạy con - 3 ngày trướcCó hôm tôi vào phòng, thấy mắt nó đỏ hoe, hỏi gì cũng chỉ lắc đầu.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời
Nuôi dạy con - 4 ngày trướcGĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Cha mẹ của những đứa trẻ 'giàu có' thường xuyên nói 8 câu
Nuôi dạy con - 6 ngày trướcGĐXH - Theo các chuyên gia tâm lý: Con trẻ thường bị ảnh hưởng rất nhiều từ những gì cha mẹ nói. Lời răn dạy từ cha mẹ dành cho con cái là vô cùng quan trọng và có giá trị theo suốt hành trình cuộc đời của con.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.

Mẹ mù chữ, bán cá ở chợ, nhưng dạy tôi những bài học vô giá
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcMẹ tôi bán cá ở chợ và mù chữ. Tính bà cộc cằn, thô lỗ, đôi lúc còn nói tục. Dù không thể dạy con cái chữ nghĩa nhưng bà truyền cho tôi cảm hứng làm một người mẹ tốt.

MC Mai Ngọc gây thán phục khi thực hành 'giáo dục sớm' cho quý tử từ 0 ngày tuổi
Gia đình - 1 tuần trướcGĐXH - Hành trình mang thai, nuôi con từ MC Mai Ngọc luôn trở thành niềm cảm hứng cho các bà mẹ trẻ học hỏi. Là một người thành đạt nhờ nền tảng giáo dục từ gia đình, MC Mai Ngọc coi trọng sự phát triển trí tuệ của một con người.

Xem phim "Sex Education", tôi đau đáu vì mảnh giấy kẹp trong vở học của con: Muốn con phát triển tốt, buộc phải tháo gỡ điều này
Nuôi dạy con - 1 tuần trướcTôi luôn kì vọng con trai sẽ đạt thành tích học tập tốt nhất. Nhưng rồi, tôi đã sai trong quá trình dạy con.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.