Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia thủy lợi cảnh báo về ý tưởng hạ thấp... đê sông Hồng ở Hà Nội

Thứ tư, 15:26 15/02/2017 | Xã hội

GiadinhNet – Chuyên gia Hội Thủy lợi đã lên tiếng cảnh báo cũng như đưa ra các tư vấn cho Hà Nội khi đề xuất hạ đê sông Hồng đoạn từ cửa khẩu An Dương đến KS Thắng Lợi.

Liên quan đến đề xuất hạ đê sông Hồng, ngày 14/2, ông Nguyễn Đình Hiệp, nguyên Giám đốc Ban QLDA Trung ương về thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngày 13/2, trong cuộc họp với các bên liên quan do Tổng Cục thủy lợi chủ trì, Hội Thủy lợi đã có ý kiến về đề xuất hạ đê của Hà Nội.

Theo ông Hiệp, vấn đề hiện nay đang vướng là do Hà Nội đề xuất hạ đê (12,4m) thấp hơn so với mức đã được Chính phủ phê duyệt là (13,4m). Nếu Hà Nội hạ xuống mức như đề xuất thì phải thiết kế đập chắn sóng thay thế cho tường chắn sóng như phương án đã đưa ra.

Ông Hiệp cho rằng, các thông số thiết kế phải đáp ứng tiêu chuẩn của đập chắn sóng thì mới đảm bảo an toàn cho đê và Hà Nội muốn làm thì phải thỏa mãn yêu cầu này.


GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT.

GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT.

Ngày 14/2, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, hiện đang là Chủ tịch Hội Thủy lợi cho rằng, việc Hà Nội đưa ra phương án hạ đê là nhằm mục đích chỉnh trang, cải tạo nút giao thông An Dương, làm tăng làn đường phục vụ giao thông.

Trong đề án này có nhiều bước, trong đó bước một là đánh giá về tính khả thi thì Hà Nội “chưa qua” được bước này. Hiện bước một đang vướng và Hà Nội đang lấy ý kiến từ Bộ NN&PTNT cũng như các chuyên gia.

Hà Nội đưa ra phương án hạ độ cao đê xuống còn 12,4m và phần đường dân sinh hiện tại cạnh đê sẽ xây tường cao 3m, âm xuống 5m. Hiện Bộ NN&PTNT chưa chấp thuận phương án hạ đê xuống mức như đề xuất.

Nếu muốn hạ, Hà Nội phải trả lời rõ các vấn đề về việc nếu hạ đê xuống mức đó thì sẽ có ảnh hưởng như thế nào? Tường xây liệu có ổn không? Bộ yêu cầu phải xây đê bê tông theo tiêu chuẩn của đập.

GS.TS Trọng Hồng cho biết, vấn đề mà người dân lo nhất đó chính là an toàn. Vì vậy, nếu xây đê bê tông theo tiêu chuẩn của đập thì phần chân đê phải âm xống khoảng 40m.


Chuyên gia thủy lợi cho rằng, nếu thấm, sạt với chiều dài 1km thì không thể cứu vãn nổi.

Chuyên gia thủy lợi cho rằng, nếu thấm, sạt với chiều dài 1km thì không thể cứu vãn nổi.

Tùy vào địa chất từng đoạn để có phương án thiết kế phù hợp. Bởi theo ông Hồng, nếu làm không chuẩn, một khi xảy ra sạt, lún và thấm nước thì với chiều dài 1km sẽ không có cách nào cứu vãn nổi.

“Khoa học thủy lợi cho thấy, nếu thấm, sạt vài chục mét thì còn cách cứu, nếu thấm, sạt với chiều dài 1km thì không thể xử lý được” – GS.TS Hồng khẳng định.

Trước đó, Hà Nội đề xuất hạ cốt đê sông Hồng đoạn từ cửa khẩu An Dương đến đoạn đối diện KS Thắng Lợi (đường Nghi Tàm hiện nay) để tổ chức giao thông, tăng làn đường giúp phương tiện lưu thông tối ưu.

Cao độ mà Hà Nội mong muốn là hạ đê xuống còn 12,4m để mặt đê hiện tại bằng với mặt đường dân sinh hai bên. Với bề mặt mới, Hà Nội sẽ có thêm làn xe và để thay thế đê, một bức tường cao 3m sẽ được xây lên tại vị trí của đường dân sinh hiện nay.

Đề xuất này ngay lập tức thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận cũng như từ phía các chuyên gia. Ngày 14/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đã gửi công văn số 1356/BNN-TCTL về phương án thiết kế điều chỉnh kết cấu đê hữu Hồng đoạn từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương, TP Hà Nội.

Bộ NN&PTNT thống nhất với đề nghị của UBND TP Hà Nội, thay thế một phần kết cấu đê đất bằng kết cấu đê bê tông cốt thép đoạn đê hữu Hồng từ khách sạn Thắng Lợi đến cửa khẩu An Dương.

Về phương án thiết kế của thành phố đề nghị cao trình phần đê đất phía hạ lưu đê bê tông cốt thép ở cao trình 12,4m, Bộ NN&PTNT đề nghị thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tính toán, lựa chọn hình thức, kích thước, quy mô, kết cấu của đê bê tông cốt thép phù hợp theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo an toàn chống lũ. Đồng thời, thực hiện các ý kiến của Bộ NN&PTNT tại văn bản số 10309/BNN-TCTL ngày 7/12/2016 và nghiên cứu tiếp thu các ý kiến góp ý của các đơn vị, Hội, chuyên gia... tại cuộc họp trao đổi về phương án thiết kế ngày 13/2.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Tin sáng 4/5: Nắng nóng khó chịu trở lại ở miền Bắc; pháp y tiết lộ tình tiết mới vụ thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư

Thời sự - 3 phút trước

GĐXH - Dự báo thời tiết ngày 4/5, vùng núi Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ nắng nóng trở lại, có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to; Chuyên gia pháp y cho rằng chính đệm ghế sofa nơi cô gái nằm đã hút hết dịch tử thi nên thi thể mới trở nên khô như vậy.

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 19 phút trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 36 phút trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 11 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 11 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Top