Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện ở chiến khu Tân Trào

GiadinhNet - Căn cứ cách mạng ngày ấy, giờ đã là khu du lịch đông vui với hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.

Ngược dòng sông Pó Đáy hơn chục kilomet, con đường thẳng tắp dẫn đến trung tâm xã Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) trong những ngày này rực rỡ cờ đỏ sao vàng chào mừng Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9. Căn cứ cách mạng ngày ấy, giờ đã là khu du lịch đông vui với hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.
 
Là người cách mạng  thì phải học
 
Người lái xe ôm đưa tôi băng băng trên cung đường phẳng lì rợp mát từ ngã ba Sơn Dương của Tuyên Quang vào trung tâm xã Tân Trào. Vừa lái xe, bác tài vừa kể về cuộc sống của bà con ở nơi một thời là căn cứ cách mạng  (ATK). Người lái xe ôm tự hào, từ ngày Tân Trào có khu chợ trung tâm lớn nhất nhì tỉnh Tuyên Quang đến giờ, đời sống của bà con trong vùng khấm khá hẳn.
 

Ngôi nhà sàn của ông Nguyễn Tiến Sự, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc những ngày đầu khi Người trở về từ Pác Bó (Cao Bằng).

 
Nếu cách đây vài ba năm, để đến được Tân Trào phải mất nửa ngày đường dắt xe, xắn quần vật lộn với quãng đường lầy lội thì nay, đường đã rải nhựa, giao thương thuận lợi. Trung tâm xã Tân Trào đã có cả nhà hàng, khách sạn, đại lý Internet. Nhiều người dân ở đây, nhờ kinh doanh dịch vụ, trồng chè, dệt thổ cẩm hay bán hàng lưu niệm mà nhà sàn được thay bằng nhà xây kiên cố.
 
Đến thôn Tân Lập, tôi ngỡ ngàng. Trước mắt tôi, khu "phố núi" với những nóc nhà sàn kiên cố, sạch thoáng, tung bay cờ đỏ sao vàng. Dưới chân nhà sàn, nhiều máy xay xát đang nổ xình xịch nhưng đường làng ngõ xóm vẫn sạch thoáng.
 
Bác xe ôm khoát tay cho biết, đây là thôn văn hóa của xã. Kia là nhà ông Nguyễn Tiến Sự, nơi Bác Hồ đã ở và làm việc những ngày đầu khi Người trở về từ Pác Bó (Cao Bằng). Trong kí ức từ ấu thơ của mình, anh Nguyễn Văn Bế, cháu đích tôn cụ Sự vẫn nhớ lời cụ từng kể, Bác Hồ đã ở trong nhà mình một tuần lễ: Đó là một ông cụ mặc áo chàm dân tộc Nùng, đi giày vải, phong thái gần gũi ân cần. Gia đình đã dành một gian nhà để ông cụ và 3 đồng chí cán bộ làm việc và nghỉ ngơi. Tới bữa, cụ ăn cơm cùng với gia đình. Cơm chỉ có rau rừng và măng luộc chấm muối.
 
Ngôi nhà này vừa được ngành văn hóa đầu tư tu sửa để phục vụ khách tham quan. Vợ chồng anh Bế, ngoài việc làm đồng, vào dịp lễ tết vẫn luôn tay đun nước pha trà đón khách tham quan ngôi nhà lịch sử. Trên nóc tủ nhà anh, nhiều bộ chăn màn được gấp gọn gàng phục vụ khách du lịch nếu có nhu cầu ngủ lại.
 

Bà Nông Thị Thu, con dâu cụ Hoàng Trung Dân đang kể lại những ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc ở trong nhà mình.

 
Cạnh đó, một ngôi nhà sàn khang trang khác của cụ Hoàng Trung Dân là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng ở trong vòng 3 tháng để làm việc. Bà Nông Thị Thu, 75 tuổi, con dâu cụ Dân cho biết, nhà mình cũng được đưa vào địa chỉ tham quan. Vì thế, bà dạy các con phải nỗ lực hơn nhiều lần so với bà con trong bản. Ở vùng dân tộc xa xôi này, có 3 con đỗ đại học như gia đình bà Thu quả hiếm thấy.
 
Đặc biệt, người con cả của bà giờ là Phó bí thư huyện ủy Sơn Dương. Anh con trai thứ hai là Giám đốc ngân hàng chính sách huyện. Bà cười cười, bằng cả đôi môi và ánh  mắt: "Chỉ nuôi con bằng khoai sắn và măng rừng thôi. Nhưng hồi về đây, cụ Hồ có nói rồi, phải học mới biết, không học thì biết sao được, là người cách mạng thì phải học".
 
Bảo tồn di tích
 
Có lẽ không mấy địa phương chỉ trong vòng vài kilomet vuông lại tập trung đến hàng trăm di tích cách mạng như ở Tân Trào. Để giữ những di tích này trước sự tàn phá khủng khiếp của thời gian, không phải dễ.
 

Cây đa Tân Trào. Ảnh: M.Hà


Cây đa Tân Trào là một trong những hình ảnh quá đỗi thân thương của người dân Việt. Dưới bóng cây đa, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
 
Hiện nay, những nhánh đa bé nhỏ đang được cố định trên giá đỡ để tránh bão quật ngã. Cánh cửa vào thăm cây được khóa lại vì đa thiêng đang được chăm sóc đặc biệt. Anh Nguyễn Xuân Toàn, cán bộ kĩ thuật phụ trách thi công của Công ty Cổ phần xây dựng tổng hợp Tuyên Quang cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án bảo tồn cây đa Tân Trào.
 

Lán Nà Lừa, nơi Bác Hồ đã sống và làm việc tại Tân Trào.

 
Cách cây đa thiêng khoảng 500m là lán Nà Lừa. Nơi đây, Bác Hồ đã sống và làm việc trong những ngày tiền khởi nghĩa. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Bác nghỉ ngơi, còn gian ngoài để Bác làm việc, tiếp khách. Anh Nguyễn Tam Thanh, cán bộ quản lý khu di tích lịch sử sinh thái Tân Trào cho biết, mọi hiện vật trong lán đã được đưa vào bảo tàng. Khu lán chỉ còn lại gian nhà trống với các tấm vách nứa đan phên.
 
Nhiều người dân ở đây thừa nhận, dù là dân gốc Tân Trào nhưng mỗi lần đến lán Nà Lừa, họ luôn có cảm giác linh thiêng khác thường. Những ngày này, lán Nà Lừa cũng như các di tích khác của xã tấp nập hàng trăm lượt khách. Thật cảm động khi một cựu chiến binh đến từ Cao Bằng cho biết, lâu lắm rồi ông mới có dịp trở lại đây.
 

Âu đựng cơm, quả bầu khô đựng chè của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Lán Nà Lừa năm 1945.

 
Tuy nhiên, chỉ có 9 người trong tổ quản lý mới được vào lán. Cứ 3 lần/tháng, tổ quản lý phải phun thuốc chống mối mọt. Dưới tán rừng, khói hương nghi ngút, xanh lơ quyện vào nhau, vấn vít.
 
Rời vùng đất linh thiêng với hàng trăm dấu ấn cách mạng, tôi vẫn băn khoăn bởi lời của ông Hoàng Cao Khải - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Trào: "Dù đã đổi thay nhiều nhưng Tân Trào vẫn còn khó khăn. Trung bình mỗi năm, có khoảng 400.000 lượt khách đến tham quan. Tuy nhiên, tổng thu ngân sách địa phương bằng du lịch lại chiếm tỉ lệ nhỏ do Tân Trào thiếu các khu vui chơi giải trí.
 
Khách du lịch đến rồi lại đi. Mặc dù cây chè ở đây đang là thế mạnh, tuy nhiên, một dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp chưa có để đưa thương hiệu chè Tân Trào cạnh tranh với các thương hiệu chè khác. Tân Trào không chỉ đẹp, ý nghĩa mà chúng tôi còn mong muốn giàu mạnh hơn nữa". Đấy cũng là mong ước của nhiều bà con ở đây!
 

Ông Hoàng Cao Khải, Phó chủ tịch UBND xã Tân Trào cũng khẳng định, đấy là thôn văn hoá duy nhất của xã Tân Trào. Tỉ lệ học sinh đỗ đại học ở thôn này cao nhất xã. Nhiều năm nay, có những thôn trong xã không có người nào trộm cắp, nghiện ngập. Cả xã có 8 thôn thì gần 400 hộ làm kinh tế theo mô hình VAC. Đặc biệt, khoảng 200 hộ trồng chè cung cấp cho thị trường trong vùng và cả Thái Nguyên. Gần 100 hộ dân của xã có ti vi, xe máy, điện thoại…

Mỹ Hà
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 8 phút trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Đánh ghen rồi quay clip tung lên mạng: Dễ dính vào lao lý

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip đánh ghen khiến cộng đồng xôn xao. Theo chuyên gia pháp lý, đây là hành vi vi phạm pháp luật, những người tham gia đánh ghen rất dễ dính vào vào lao lý.

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Điểm mới về đăng kiểm xe cơ giới từ 15/6, hàng triệu lái xe cần biết

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT khi làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định lần đầu phải trả phí dịch vụ lập hồ sơ kiểm định cho đơn vị đăng kiểm.

Top