Chuyện tình của cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo
Giadinh.net - Ông là một trong "Ngũ hổ tướng” được Bác Hồ cử đi học tại Trường Sĩ quan Hoàng Phố. Sự can trường, tài thao lược của cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là những bức hoành phi lịch sử được đất nước ghi nhận. Nhưng câu chuyện tình của vị tướng danh tiếng này dường như là khoảng trời bí mật mà chỉ đến những năm cuối đời, ông và "nhân vật chính" mới tiết lộ.
![]() |
Cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo. |
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, tên thật là Tạ Thái An, sinh năm 1921 tại xã Bảo Khê, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông tham gia cách mạng năm 1937. Ông được phong quân hàm Thượng tướng vào năm 1984.
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị về đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự, lịch sử quân sự VN. Ông được phong giáo sư ngành khoa học quân sự (năm 1986), nhà giáo nhân dân (năm 1988). Ông đã được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh. |
Năm 1936, khi mới 15 tuổi, ông là 1 trong 5 người được Bác Hồ cử sang Trung Quốc học ở Trường Sĩ quan Hoàng Phố. Năm 24 tuổi, ông đã là Tư lệnh Quân khu IV. Ông từng làm Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên và là chỉ huy trưởng trận đánh Buôn Ma Thuột lẫy lừng.
Năm 1948, sau khi lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn được Bác Hồ đồng ý cho trở về Trung Quốc, Hoàng Minh Thảo được điều lên giữ chức vụ này. Khi ấy, ông mới 24 tuổi. Một ngày, người bạn thân thiết của Hoàng Minh Thảo là Vũ Đình Lai (sau này là Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông Vận tải) đến chơi và bảo: "Thân lính tráng nay đây mai đó, lấy vợ đi ông ạ". Hoàng Minh Thảo ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: "Nhưng mình có quen cô nào đâu". Vũ Đình Lai nghe vậy liền hứa sẽ giới thiệu cho.
Câu chuyện tưởng chừng như chỉ là lời gió thoảng, vậy mà mấy ngày sau, Vũ Đình Lai cầm một xếp ảnh chụp các cô nữ sinh trẻ trung, xinh xắn đến giới thiệu thật. Vị Tư lệnh Quân khu IV hết sức ngạc nhiên vặn hỏi thì Vũ Đình Lai ậm ừ: "Ờ, tớ vào hiệu ảnh, thấy đẹp thì xin ông chủ hàng mang về thôi. Toàn dân diploma Nam Định đấy. Cậu ưng cô nào để tớ làm mối". Hoàng Minh Thảo nhướng nhướng cặp lông mày to và xếch ngắm nghía xấp ảnh, cẩn thận lựa những cô có khuôn mặt phúc hậu để sang một bên, rồi trả lại cho Vũ Đình Lai ảnh các cô gái sắc sảo, son phấn điệu đà.
Cuối cùng, ông đưa ra bức ảnh một cô nữ sinh có khuôn mặt phúc hậu, vẻ đẹp mặn mà và hỏi Vũ Đình Lai xem có quen không. Vũ Đình Lai mỉm cười, nói úp mở: "Cũng biết sơ sơ". Mãi sau này, Hoàng Minh Thảo mới "ngã ngửa" khi biết cô nữ sinh có vẻ đẹp mặn mà ấy là Vũ Thị Minh Nguyệt, cháu gái của Vũ Đình Lai. Vài tháng sau ngày "phải lòng" cô gái qua ảnh, ông Lai bố trí cùng Hoàng Minh Thảo về tận Hải Hậu để giới thiệu cháu gái. Buổi chiều, mấy người rủ nhau đi ăn phở.
Nhớ lại ngày ấy, bà Minh Nguyệt bảo: Thấy chú rủ đi ăn phở cùng ông nhà, thì đi. Thời ấy, ai chả quý các anh bộ đội, nhất lại là bạn của chú. Thế nhưng, vị tư lệnh oai hùng trên chiến trận là thế mà lúc ấy lại bẽn lẽn, lúng túng như gà mắc tóc. Lúc ngồi ở quán, thi thoảng ông lại quay sang “liếc trộm” khiến cô gái ngượng đỏ mặt. Có lúc Hoàng Minh Thảo mải ngắm quá bị Vũ Đình Lai trêu liền lúng túng, suýt đánh rơi cả đũa.
Đêm tân hôn trong căn nhà lá bỏ hoang
![]() |
Người đồng đội năm xưa đã bật khóc khi gặp lại Thượng tướng Hoàng MInh Thảo. |
Buổi chiều năm 1948 ở Nam Định ngày ấy cũng là buổi chiều định mệnh, số phận của vị tướng hiển hách được định đoạt gắn chặt với cô nữ sinh Vũ Thị Minh Nguyệt. Bà kể, ngày ấy mới đang ở độ tuổi trăng rằm chẳng biết gì, chỉ gặp nhau có vài buổi vẫn còn chưa hết e ngại, cũng chẳng biết anh bộ đội có cặp lông mày xếch vắt ngang trán ấy chính là vị Tư lệnh Quân khu IV. Hồi ấy, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy nên cái "gật đầu" của ông chú ruột Vũ Đình Lai đã là "bản giao kèo" cho hôn lễ của hai người. Lại thêm sau vài buổi gặp mặt, cô nữ sinh Minh Nguyệt cũng tỏ lòng cảm mến anh bộ đội mà ông chú đích thân đưa về nên đám cưới đã diễn ra sau đó.
Ngày cưới, bên nhà trai chỉ có hai anh cán bộ đại diện còn bên nhà gái cũng chỉ có Vũ Đình Lai và mấy người trong gia đình. Cưới xong, cặp vợ chồng trẻ mượn căn nhà lá bỏ hoang làm chỗ động phòng. Ngay sau đêm tân hôn ấy, Hoàng Minh Thảo lại từ biệt vợ mới cưới, lên đường đi chiến dịch.
60 năm sống cuộc đời làm vợ tướng, gần như bà Minh Nguyệt phải làm đủ cả bổn phận của người chồng, người cha, người mẹ, người vợ để nuôi dạy các con trưởng thành. Đánh Điện Biên Phủ xong, cặp vợ chồng trẻ mới có thời gian được ở với nhau tới 5 năm. Lúc này ông Thảo làm Hiệu trưởng Học viện Lục quân, sáng đi làm, tối về nhà với gia đình.
Năm 1965, ông lại nhận nhiệm vụ của Trung ương vào chiến trường Tây Nguyên và ở trong đó cho đến ngày giải phóng miền Nam. Đó cũng là những ngày vất vả, khó khăn nhất trong cuộc đời làm vợ tướng của bà. Bốn mẹ con nuôi nhau, rồi bồng bế chạy lên Tam Đảo, Vĩnh Phúc tránh bom. Đứa bé 8 tuổi còm nhom phải còng lưng cùng mẹ khiêng từng thùng nước leo lên từng bậc đá. Làm vợ tướng, đối với bà, dường như chẳng hơn gì vợ lính. Vẫn nuôi lợn, nuôi thỏ, nuôi gà, cuốc đất. Những ngày chồng ra chiến trận, bà và con nghe đài rồi nhìn lên bản đồ để đánh dấu xem chồng đang ở đâu. Có chồng đi trận, ai chẳng như ai. Một ngày, bà rụng rời chân tay khi nhận được điện của Tổng cục Chính trị gọi về ngay Hà Nội. Lúc ấy gần như suy sụp vì nghĩ có chuyện chẳng lành xảy ra với chồng nơi chiến trận.
Không bao giờ "cãi"... vợ!
![]() |
Vợ chồng tướng Thảo trong những ngày hạnh phúc cuối đời. |
Gặp phu nhân cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo trong ngôi nhà nhỏ có vườn cây nhỏ trồng đủ các loại cây của làng quê như bưởi, chuối, hoa nhài... và cả một ao cá nho nhỏ. Nhắc lại chuyện xưa, bà vẫn nhớ như in kỷ niệm đầu đời của mình. Đó là buổi chiều ngày đầu tiên Hoàng Minh Thảo đến nhà bà, anh Thảo mạnh dạn rủ cô nữ sinh Minh Nguyệt đi dạo quanh bờ ao trước nhà.
Bà kể: "Cả hai chúng tôi đều kiệm lời, nhưng cảm nhận được hạnh phúc và linh cảm được một sự gắn bó, thân thiết với nhau. Lần đầu tiên đi cùng nhau ấy cũng đã khiến tôi cảm thấy hạnh phúc. Cưới nhau 60 năm, nhưng chưa bao giờ cãi nhau hay to tiếng. Ông ấy tướng mạo thế nhưng tính tình hiền lành lắm. Lớn lên trong binh nghiệp nên không biết chiều vợ như người khác, nhưng cũng chưa bao giờ bắt bẻ vợ con điều gì cả. Tôi nghĩ đức tính giàu lòng vị tha ấy của ông ấy thực sự là tấm gương cho con cháu noi theo".
Bà Nguyệt kể, nguyên tắc lớn nhất trong cuộc sống vợ chồng là tin tưởng, đó là sợi dây ràng buộc lớn nhất khi mà hai người hai ngả phân ly bởi chiến tranh. Một lần, được gặp Thượng tướng Hoàng Minh Thảo tại ngôi nhà ở Phùng Chí Kiên, tôi mạnh dạn hỏi chuyện riêng. Khi đó ông chỉ nói ngắn gọn "chuyện yêu đương ngày xưa đơn giản hơn ngày nay nhiều mà gia đình lại hạnh phúc, con cháu ngoan ngoãn, nề nếp". Cũng trong buổi gặp ấy, tôi hỏi ông câu "truyền miệng" có phải có chuyện "ra trận oai hùng, về nhà sợ vợ" thì tướng Thảo bối rối nói: "Không... không... Tôi không sợ nhưng cũng không bao giờ cãi vợ!".
Vào những ngày cuối đời, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo vẫn viết sách, viết báo và đi nói chuyện về nghệ thuật quân sự, dự các hội nghị khoa học. Ông vẫn là ủy viên Hội đồng chức danh của Bộ Quốc phòng... trên hết, ông vẫn là con người của trận mạc. Nhưng khi về với gia đình, ông là một người chồng "nghe" vợ, vị tướng lẫm liệt trên chiến trận bỗng ngoan hiền ngồi yên như một cậu bé để vợ sửa từng nếp gấp, cổ áo hay thắt lại chiếc cà vạt.

Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ án đối với vụ TNGT khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Pháp luật - 23 phút trướcGĐXH - Qua kiểm tra, cơ quan chức năng có căn cứ xác định hành vi điều khiển xe ô tô tải của Nguyễn Văn Bảo Trung (SN 1992, ngụ tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” quy định tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thông tin mới vụ tai nạn khiến nữ sinh 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong
Thời sự - 26 phút trướcGĐXH - Bộ Công an đề nghị huỷ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và tiếp tục điều tra, xử lý vụ tai nạn giao thông tại Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xảy ra vào ngày 4/9/2024.

Người thân bị lừa sang Campuchia: Bình tĩnh làm ngay 5 điều này để kịp cứu!
Đời sống - 40 phút trướcGĐXH - Chỉ sau một cuộc gọi, một lời rủ rê “việc nhẹ lương cao”, người thân của bạn có thể đã mất tích bên kia biên giới Campuchia. Không còn là chuyện của ai đó xa lạ trên báo, hàng trăm gia đình đang lo lắng vì không biết phải bắt đầu từ đâu. Vậy nếu điều này xảy ra với bạn, bạn sẽ làm gì?

Bao diêm Thống Nhất trong Nhà tù Hỏa Lò và “vũ khí” sắc bén thể hiện khát vọng Việt Nam, di sản một thời
Xã hội - 1 giờ trướcVào giai đoạn chống Mỹ cứu nước, bao diêm không chỉ có tác dụng sinh lửa, mà còn là 1 vũ khí tuyên truyền.

Công an giúp bé trai lạc mẹ khi đi tắm biển kỳ nghỉ lễ 30/4 ở Huế
Pháp luật - 2 giờ trướcPhát hiện cháu bé đi lạc khi đang cùng gia đình du lịch tại bãi biển Phú Thuận (TP Huế), lực lượng công an kịp thời chăm sóc và tìm thân nhân cho cháu.

Vẻ đẹp vượt thời gian của các Mẹ Việt Nam anh hùng
Xã hội - 3 giờ trướcChân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng trong thời bình được khắc họa qua bộ ảnh nghệ thuật do hai chuyên gia trang điểm Quân Nguyễn - Pu Lê kết hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ TP HCM thực hiện.

Hàng triệu tài xế cần nắm rõ thông tin này để biết được loại biển báo giao thông nào đang có hiệu lực
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Tài xế cần dựa vào những thông tin gì để biết được loại biển báo giao thông đang có hiệu lực. Dưới đây là thông tin cụ thể mời bạn đọc tham khảo.

Tin sáng 2/5: Miền Bắc sắp đón không khí lạnh?; Công an Vĩnh Long nêu khuyến cáo liên quan vụ nữ sinh tử vong
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ 5/5, mưa dông có thể xuất hiện trở lại ở miền Bắc do ảnh hưởng của không khí lạnh; Công an tỉnh Vĩnh Long vừa đăng bài viết về việc sử dụng mạng xã hội an toàn, trong đó dẫn chứng vụ nữ sinh tử vong do tai nạn và vụ dùng súng tự chế bắn người tại xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn.

Dự báo tử vi tháng 4 âm lịch tuổi Sửu năm Ất Tỵ 2025 và cách để mang lại vận may, tài lộc cả tháng
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Dưới đây, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tổng quan hơn về cuộc sống, công việc cũng như chuyện tình cảm của tuổi Sửu trong tháng 4 lịch năm Ất Tỵ 2025.

Bộ Nội vụ hướng dẫn tính chế độ với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi do sắp xếp bộ máy
Đời sống - 14 giờ trướcBộ Nội vụ hướng dẫn chi tiết cách tính chế độ với cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc khi sắp xếp bộ máy theo Nghị định số 178 và Nghị định 67 của Chính phủ.

Lễ Quốc khánh 2/9/2025 được nghỉ mấy ngày?
Thời sựGĐXH - Công chức viên chức sẽ được nghỉ 4 ngày dịp lễ Quốc khánh 2025 04 từ thứ Bảy, 30/8 đến hết thứ 3, ngày 2/9/2025.