Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện tình đẹp khó tin (23): Hạnh phúc của một nữ tổng biên tập không ánh sáng

Thứ năm, 10:03 24/11/2016 | Gia đình

GiadinhNet - Giữa cuộc sống nhộn nhịp nơi phố thị, có đôi vợ chồng mù lòa dựa vào nhau sống cuộc tình đong đầy hạnh phúc.

Chuyện tình đẹp khó tin (22): Cảm động cô gái vay tiền tân trang khuôn mặt cho bạn trai Chuyện tình đẹp khó tin (22): Cảm động cô gái vay tiền "tân trang" khuôn mặt cho bạn trai

GiadinhNet – Cầu cứu bác sĩ thẩm mỹ, đăng ký, chạy tiền, một tay chăm nom động viên suốt quãng thời gian hậu phẫu... Đó là những gì Ngô Thu Thảo đã làm cho anh Vũ Đình Thục, 25 tuổi, (Nam Định).

Tỏa sáng trong bóng tối

Cuộc tình của chị Đinh Việt Anh (Hà Tĩnh) và anh Phạm Xuân Trường (Hà Nội) trải qua không ít khó khăn trong cuộc sống mưu sinh nhưng vẫn thủy sinh son sắc, đầy lãng mạn.

Sinh ra tại huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh, năm lên 3 tuổi, đôi mắt đột nhiên mờ dần bởi căn bệnh thoái hóa giác mạc khiến cuộc sống cô bé Đinh Việt Anh trở nên tuyệt vọng. Một mắt của chị dường như chìm trong bóng tối, mắt còn lại thì le lói, không nhìn rõ một vật gì.

Khát khao đi học của chị đã thuyết phục được cha mẹ, Việt Anh đến trường dù không nhìn rõ chữ. Chị bảo, ngày đó chị được cô giáo sắp xếp chỗ ngồi gần cửa lớp, nơi có nhiều ánh sáng nhất, mắt dí sát quyển vở ô li mới nhìn mờ mờ dòng kẻ. Mọi kiến thức thu được chủ yếu nghe từ cô giáo giảng.

Về nhà, ba mẹ thay nhau đọc sách cho chị nghe, thương mọi người vất vả, mỗi dòng đọc, chị cố nhớ đến đó. Dẫu không có đôi mắt sáng nhưng bằng sự thông minh, cần cù, Việt Anh luôn là một trong những học trò đứng đầu lớp. Những điểm 10, điểm 9 trên lớp, thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh là món quà chị tri ân thầy cô, gia đình.

Năm lên lớp 9, đôi mắt chị mất hẳn, bác sỹ kết luận không còn phương pháp cứu chữa. Dù đã chuẩn bị trước tâm lý nhưng cảm giác tối tăm, chật chội khiến chị hoảng sợ, hoang mang. Mất hẳn đôi mắt nên chị buông bút, xa thầy cô, mái trường. Những ngày tháng ở nhà, mặc dù có tình yêu thương vô bờ bến của gia đình nhưng trong tâm khảm Việt Anh luôn thấy cô đơn, có khao khát lớn được đi học. Thuận theo nguyện vọng cô con gái nhỏ, cuối cùng bố mẹ đưa chị trở lại trường.

Khâm phục tinh thần hiếu học của chị, thầy cô, bạn bè mỗi người một tay giúp đỡ. Tại đây, tháng ngày thầy cô, đám bạn đọc từng trang sách, mô tả từng hình vẽ môn hình học giúp chị vượt qua tất cả. Trải qua 12 năm đèn sách, thành tích của chị luôn trong tốp ưu tú, trong đó, nổi trội là môn Toán.


Chị Việt Anh, anh Xuân Trường (ảnh nhân vật cung cấp)

Chị Việt Anh, anh Xuân Trường (ảnh nhân vật cung cấp)

Khoảng thời gian tốt nghiệp THPT khiến chị hụt hẫng khi lần lượt nhìn chúng bạn rời gia đình ra Thủ đô, các tỉnh lân cận học chuyên nghiệp, học nghề…Trong khi đó, chưa có trường đại học nào ở Việt Nam tiếp nhận thí sinh khiếm thị bởi chưa có hình thức thi, chương trình học dành riêng cho đối tượng này.

Thời điểm đó, hàng ngày chị lấy chiếc đài làm bầu bạn. Sự cô đơn, nỗi buồn gặm nhấm đưa đẩy chị viết những mẫu truyện ngắn, thơ, gửi đến những địa chỉ chị nghe được trên đài. Những tác phẩm của chị được một số cơ quan báo chí đăng tải, giúp chị tạm nguôi nỗi nhớ sách vở.

Bước ngoặt đến với Việt Anh khi người cha biết thông tin về hoạt động của Hội Người mù Hà Tĩnh và ông đã đưa chị đến nhập Hội. Tại đây, Việt Anh được giới thiệu đến Trung tâm Đào tạo - Phục hồi chức năng cho người mù ở Hà Nội, học chữ nổi và nhanh chóng được giữ lại làm giáo viên của Trung tâm.

Hiểu hơn ai hết niềm khát khao đến với nguồn ánh sáng văn hóa và những khó khăn của học viên, chị đã đem hết khả năng, sự yêu thương và nhiệt huyết của mình để giảng dạy. Trên vai trò người thầy, Việt Anh lại mơ ước được đi học nên năm 1999, chị đã dự thi và đỗ ngành Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Kẹp nhiệt độ cho con phải nhờ hàng xóm

Những ngày làm giáo viên tại trung tâm, chị ở, sinh hoạt ngay tại ký túc xá. Chị Việt Anh đã làm xiêu lòng chàng trai cùng học là Phạm Xuân Trường cũng kém may mắn khi hỏng mắt.

Khi gặp Việt Anh ở trung tâm, anh Trường cũng rất tò mò về nữ giảng viên khiếm thị khá thông minh. Dù mắt kém nhưng anh vẫn nhìn thấy bóng dáng của người phụ nữ miệt mài bên từng trang sách chữ nổi braille. Còn chị, quý anh bởi sự chân thành, ý chí vươn lên. Hai người cùng hoàn cảnh đã yêu chữ braille như vậy.

Anh Trường là con cả trong một gia đình có 5 anh chị em. Chiến tranh đã qua đi nhưng di chứng của nó vẫn còn đọng lại, bố anh Trường là bộ đội tham gia chiến đấu tại chiến trường. Khi đất nước thống nhất, ông trở về quê hương làm kinh tế và lập gia đình. Trong 5 người con của ông bà có tới 3 người sống trong bóng tối.

Ngày anh Trường dẫn chị Việt Anh về ra mắt, giọng bố mẹ anh chùng xuống. Đôi trẻ đều cảm nhận được nỗi lo của gia đình khi nghĩ về tương lai của hai con người mù lòa, không có gì ngoài hai bàn tay trắng.

Theo thời gian, gia đình anh cảm thấy trân quý người con gái miền Trung có giọng nói nhỏ nhẹ, khéo ăn khéo nói. Quan trọng hơn, họ cảm nhận được tình yêu chân thành của chị dành cho con trai mình.


Với cặp vợ chồng chìm trong bóng tối, mọi việc đều trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với người thường. Cả hai luôn động viên nhau vượt qua (ảnh nhân vật cung cấp)

Với cặp vợ chồng chìm trong bóng tối, mọi việc đều trở nên khó khăn hơn rất nhiều so với người thường. Cả hai luôn động viên nhau vượt qua (ảnh nhân vật cung cấp)

Năm 2007, sau 6 năm yêu nhau, chị Việt Anh nhận quyết định về làm Chủ tịch Hội người mù tỉnh Hà Tĩnh. Bạn bè, người thân cả hai ai cũng nghĩ “xa mặt cách lòng”, nhiều người buồn thay cho đôi trẻ có duyên nhưng không phận. Nói đến đây chị Việt Anh bảo: “Hồi đó, tôi về quê ai cũng nghĩ chúng tôi sẽ chia tay. Bản thân chúng tôi cũng không dám khẳng định điều gì. Nhưng, tình cảm chúng tôi dành cho nhau không bị phai dù xa cách”.

Một đám cưới nhỏ với đông đủ lời chúc phúc của bạn bè, người thân hai bên là cái kết của cuộc tình 9 năm đằng đẵng. Sau đó, Việt Anh về công tác tại Trung ương Hội người mù Việt Nam và đến tháng 7/2013, chị chính thức được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Tạp chí Đời mới (một ấn phẩm chữ nổi braille dành cho người khiếm thị). Anh Trường là Uỷ viên BCH Hội Người mù Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo Phục hồi chức năng cho người mù.

Chia sẻ với chúng tôi, chị bảo, cả hai chìm trong bóng tôi nên gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống. Đặc biệt là việc chăm sóc con, anh chị phải thuê xe ôm đưa con đến trường. Bản thân anh chị mỗi khi đi ra ngoài cũng phải có người đưa đi.

Chị kể: “Có những hôm con sốt, cả hai kẹp nhiệt độ cho con nhưng không thể nhìn thấy là bao độ. Những lúc như vậy lại lóc cóc sang nhà bên cạnh để nhờ người xem giúp. Nhiều khi đêm khuya, phải gõ cửa phòng nhờ bảo vệ vì không một ai còn thức”.

Hiện tại, chị hạnh phúc với một gia đình nhỏ và đang chuẩn bị đón thêm một thành viên mới. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng cả hai đều tin với nghị lực của mình, không bao giờ đầu hàng số phận.

Ngọc Thi

Chuyện tình đẹp khó tin (21): Đôi giày 250 nghìn dệt nên hạnh phúc cô gái Việt Chuyện tình đẹp khó tin (21): Đôi giày 250 nghìn dệt nên hạnh phúc cô gái Việt

GiadinhNet – Trong một lần đi chơi với nhau, mặc dù thích đôi giày 3 triệu đồng, anh quyết định mua tặng nhưng chị lại dẫn anh ra chợ mua cho mình đôi giày 250 nghìn đồng. Từ hành động nhỏ đó, người đàn ông Canada yêu chị nhiều hơn và đi đến hạnh phúc viên mãn.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chồng qua đời để lại sổ tiết kiệm 6 tỷ đồng, vợ đi rút tiền thì ngân hàng thông báo: Chị không có quyền nhận tiền!

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Thông báo của ngân hàng khiến người phụ nữ vô cùng bất ngờ. Trước đó, chị đã cung cấp đủ giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Phụ nữ thuộc 4 cung hoàng đạo này sở hữu khí chất, thần thái khó ai bì kịp

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Thần thái quyết định phần lớn vẻ đẹp và sức hút của một người. Những cung hoàng đạo có sở hữu thần thái đặc biệt dưới đây có thể khiến cánh mày râu đổ rạp dưới chân mình.

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Nhìn cách trả lời khi được khen là biết người đó EQ thấp hay cao

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Khi đáp lại một lời khen ngợi, người EQ thấp thường tự cao, kiêu ngạo, còn người EQ cao sẽ thể hiện sự khôn khéo.

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Mẹ vợ đột tử khi bắt gặp con rể ngoại tình, chuyện chia tài sản gây phẫn nộ

Gia đình - 21 giờ trước

Bắt gặp con rể ngoại tình, mẹ vợ bị đột quỵ và qua đời tại chỗ, điều khiến dân mạng Trung Quốc phẫn nộ sau đó anh ta vẫn được tòa cho thừa kế tài sản của bà.

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

8 điều hối tiếc nhất đời người, biết sớm để sau này không phải nói 'giá như'

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Chúng ta chỉ có khoảng 4.000 ngày thứ Hai để sống. Dù số ngày thứ Hai nhiều hay ít, bạn nên sống một cuộc sống "không phung phí".

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Bức ảnh 'con rể giống bố vợ' khiến dân mạng xôn xao, người trong cuộc bối rối

Gia đình - 1 ngày trước

Câu chuyện con rể có ngoại hình giống bố vợ khiến người trong cuộc vừa vui, vừa có chút bối rối.

4 con giáp yêu là cưới

4 con giáp yêu là cưới

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những con giáp ngay từ đầu đã yêu một cách rất nghiêm túc, yêu là để kết hôn chứ không phải yêu chơi rồi để đấy.

Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm

Đường về nhà chỉ 20km, người đàn ông mất 70 năm tìm

Gia đình - 1 ngày trước

Đến ngày đoàn tụ, người đàn ông mới nhận ra nhà của bố mẹ đẻ chỉ cách nơi ông đang sống 20km.

Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp

Người EQ đặc biệt thấp rất dễ nhận diện vì họ thường dùng 8 cụm từ này khi giao tiếp

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Chuyên gia tâm lý nổi tiếng chỉ ra một số cách nói mà người EQ thấp thường sử dụng khi giao tiếp.

Top