Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện về đồng nghiệp của 'cô giáo quỳ xin lỗi'

Thứ ba, 14:01 01/05/2018 | Xã hội

Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An) có một người mà cô Bùi Thị Cẩm Nhung, nhân vật chính trong chuyện “cô giáo quỳ”, luôn xem là “thầy” vì sự từng trải, giỏi nghề và nhân cách.

Chính cô đã vực dậy tinh thần cô Nhung, thầy hiệu trưởng, để mọi người tiếp tục bước đi, xây dựng trường Tiểu học Bình Chánh đạt chuẩn quốc gia.

Đang “bão” vẫn “ra khơi”

Sự cố "cô giáo quỳ xin lỗi" ở Tiểu học Bình Chánh gây “bão” dư luận suốt cả tháng. Ít người biết rằng đang lúc "bão” dữ dội nhất, có 2 giáo viên trường Bình Chánh đã nắm tay nhau đi lên huyện Bến Lức dự thi giáo viên dạy giỏi năm 2018 với 2 mục tiêu: Có giáo viên giỏi để đáp ứng tiêu chí trường chuẩn quốc gia và để vực dậy tinh thần cả trường khỏi sự cố “cô giáo quỳ”.

Điều đặc biệt là 2 giáo viên đi dự thi nói trên (lọt vào vòng 2) có cô giáo Bùi Thị Cẩm Nhung, người đang ở giữa “tâm bão” dư luận. Người có công thuyết phục cô Nhung “ra biển” trong lúc “sóng to gió lớn” ấy chính là cô giáo Trương Thị Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1, cũng là người còn lại của Tiểu học Bình Chánh đi dự thi giáo viên dạy giỏi năm 2018.

Cô giáo Hà trên bục giảng. Ảnh: Lao Động.
Cô giáo Hà trên bục giảng. Ảnh: Lao Động.

Cô Hà từng 10 năm liền được công nhận là giáo viên dạy giỏi và là chiến sĩ thi đua (cấp huyện). Cách đây 4 năm, do tuổi đã cao (cô Hà năm nay 51 tuổi), nữ giáo viên không tiếp tục đăng ký dự thi dạy giỏi hàng năm, mà khuyến khích, động viên thầy cô trẻ đi thi.

Cuối năm 2017 vừa qua, Sở GD&ĐT Long An đã tiến hành kiểm tra, đánh giá Tiểu học Bình Chánh, kết quả cho thấy trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, nhưng cần xây dựng bổ sung khu hành chánh và chức năng. Khu hành chánh đang được xây dựng khẩn trương, nhưng còn một tiêu chí “mềm” bắt buộc phải có giáo viên dạy giỏi.

Khi kỳ thi “giáo viên dạy giỏi” năm 2018 của huyện đang diễn ra, cơn “bão” mang tên “cô giáo quỳ xin lỗi” ập đến trường. Ai cũng nghĩ cô Hà và cô Nhung sẽ thôi không “ra biển” trong lúc “sóng to gió lớn”.

Cô Hà là người gắn bó máu thịt với Tiểu học Bình Chánh gần 30 năm qua, từ lúc trường còn là những phòng học tạm bợ bên bờ sông Vàm Cỏ Đông cho tới khi được xây dựng khang trang cách đây hơn 6 năm. Vì vậy, khi trường rơi vào “khủng hoảng”, cô là một trong những người lo lắng nhất.

Là một trong vài giáo viên nữ lớn tuổi nhất trường, và là đảng viên, Tổ trưởng Khối lớp 1, cô Hà lo lắng nhưng không có tâm lý buông xuôi. Cô đã xung phong đăng ký đi thi giáo viên dạy giỏi trong sự ngạc nhiên của mọi người vì cô đã lớn tuổi, nhiều năm qua không tham gia dự thi.

Cô Hà tâm sự: “Phải có giáo viên dạy giỏi, trường mới đạt chuẩn quốc gia. Năm rồi, trường có 2 giáo viên dạy giỏi, năm nay để đạt chuẩn quốc gia, số lượng giáo viên dạy giỏi được công nhận phải nhiều hơn. Tôi đi thi không mong đạt, mà cốt để động viên các giáo viên trẻ”.

Người cô bỏ công thuyết phục nhiều nhất chính là cô Nhung, vì giáo viên này mới về trường, lại mới sinh con, sức khỏe yếu.

“Cô Nhung từng là giáo viên dạy giỏi cấp huyện khi còn ở trường cũ, nếu thi lại sẽ gặp nhiều thuận lợi. Cô Nhung đã dễ dàng vượt qua vòng thi lý thuyết, nhưng đến lúc đang thi thực hành thì xảy ra chuyện. Tôi đã động viên cô Nhung tiếp tục đi thi, vừa vì công việc chung của trường, và qua đó cô Nhung sẽ được giải tỏa bớt áp lực tâm lý”, cô Hà giải thích.

Khi cô Hà và cô Nhung bước vào phòng thi, nhiều thành viên trong ban giám khảo ngạc nhiên trước 2 thí sinh đặc biệt: Một sắp đến tuổi hưu, một tưởng đã gục ngã vì “bão”. Kết quả cuối cùng có một chút ngậm ngùi: Cô Hà là người duy nhất của Tiểu học Bình Chánh đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi năm 2018, còn cô Nhung phải dừng lại giữa chừng vì sự cố nói trên.

Cô giáo của học sinh nghèo

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất nghèo khó bên sông Vàm Cỏ Đông, cô Hà từng mơ ước lớn lên sẽ làm cô giáo để về dạy những trẻ nhỏ lam lũ ở quê nhà. Tốt nghiệp trung học Sư phạm Long An rồi học lấy bằng cử nhân sư phạm, cô đã thỏa nguyện khi được trở về dạy học trên chính quê hương mình.

Cô Hà kể: “Hồi tôi mới về trường, xã này còn nghèo lắm, phải vận động vất vả các gia đình nghèo mới cho con đến lớp. Đến lớp rồi, phải tiếp tục vận động, quan tâm chăm sóc để học sinh học sinh không bỏ học”.

Nhà trường không có khoản kinh phí nào “khuyến học”, cô giáo phải tự bỏ tiền túi để giúp các học sinh nghèo tiếp tục đến trường. Bà Nguyễn Thị Mai - ngụ ấp 5 xã Nhựt Chánh - cho biết lúc con gái bà học lớp 1, vì hoàn cảnh quá nghèo, bà định cho con nghỉ học đi bán vé số phụ gia đình.

Nhờ cô Hà chủ nhiệm lớp động viên, rồi giúp đỡ tập, viết, gạo, mắm muối…, con bà đã tiếp tục đến trường. Nhờ vậy, cháu học hết THPT, giờ làm giáo viên một trường mẫu giáo ở Bến Lức.

Cô Hà nhớ lại trong mấy chục năm dạy học, hầu như không có HS nào của cô bỏ giữa chừng. Cũng không có học sinh nào học lực yếu, cuối năm phải ở lại lớp. Quan tâm chăm sóc cả vật chất lẫn tinh thần cho học sinh, đó là bí quyết thành công trong nghề giáo của cô.

Cách dạy học của cô là: Đối với học sinh khá, giỏi, cô hướng dẫn cho các em tự học với nhau là chính. Còn những học sinh yếu, cô dồn hết công sức để giúp các em vươn lên.

Có thể ở nơi nào đó chuyện dạy thêm của giáo viên bị phê phán, còn chuyện dạy thêm của cô Hà chỉ có thể khen ngợi: Chỉ dạy thêm những học sinh yếu, không nhận thù lao, thậm chí với những hoàn cảnh đi lại khó khăn, cô đến tận nhà HS để dạy kèm vào buổi tối…

Không chỉ có “tâm”, cô Hà còn có kiến thức và phương pháp sư phạm rất tốt. Cô từng 10 năm liên tục là giáo viên dạy giỏi và chiến sĩ thi đua cấp huyện. Năm học 2015-2016, huyện Bến Lức triển khai thực hiện chương trình Công nghệ giáo dục (CNGD) lớp 1, cô Hà được chọn dạy điểm trong toàn huyện.

Theo cô Hà, để dạy tốt chương trình CNGD, giáo viên phải dành thời gian chuẩn bị gấp đôi so với bình thường, vừa phải thường xuyên đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết…

Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Chánh nhận xét: Cô Hà đã thực hiện chương trình CNGD rất tốt, đã bước qua năm thứ 3, nhưng chưa để xảy ra sự cố gì, cô xứng đáng là cánh chim đầu đàn của nhà trường.

Gần trọn cuộc đời dạy học gắn bó với Tiểu học Bình Chánh, cô Hà cảm thấy rất hạnh phúc khi trường bắt tay vào xây dựng đạt CQG cách đây 4 năm. Ngày vui ấy đang ngày càng tới gần khi cái mốc cuối năm 2018 đã ở trước mắt, chỉ còn chờ công trình khu hành chánh đang xây dựng hoàn thành… Vậy mà, khi ngày vui ấy sắp đến, chuyện không hay đã xảy ra.

Đứng dậy và đi tiếp!

Sáng thứ sáu 6/4, thầy Huỳnh Công Sơn - hiệu trưởng Tiểu học Bình Chánh - đến trường sớm, dù chiều hôm trước thầy đã dự cuộc họp Hội đồng kỷ luật của huyện và đón nhận hình thức kỷ luật “cách chức” vì trách nhiệm liên quan vụ cô giáo quỳ xin lỗi cha mẹ học sinh tại trường vào ngày 28/2.

Cô Hà biết tin này từ tối hôm trước nên sáng hôm ấy cô chủ ý đến trường sớm để gặp động viên, an ủi thầy Sơn. Không cần nói nhiều, giữa cô giáo nhiều tuổi của trường và thầy hiệu trưởng sắp mất chức dễ dàng có sự đồng cảm: Hãy xem chuyện xảy ra như một tai nạn, vấn đề là làm sao không để ảnh hưởng truyền thống dạy tốt học tốt của trường, sao cho trường vẫn đạt chuẩn quốc gia như kỳ vọng của bao người.

Gặp cô Hà, thầy Sơn thấy nhẹ lòng, thầy bình thản đi kiểm tra công trình xây dựng khu hành chánh, lịch dạy của giáo viên.

Trước đó, khi cơn “bão” mang tên “cô giáo quỳ xin lỗi” đang hồi dữ dội nhất, cô giáo trẻ Bùi Thị Cẩm Nhung không khỏi hoang mang, suy sụp, thậm chí cô còn nghỉ đến chuyện nghỉ dạy.

Chính cô giáo Hà, người luôn được cánh giáo viên trẻ nhà trường xem là “thầy”, đã thường xuyên gần gũi, chia sẻ, động viên cô Nhung. Cô Hà không chỉ thuyết phục được cô Nhung quay lại đứng lớp, mà còn động viên cô tiếp tục dự thi giáo viên dạy giỏi của trường.

Anh Nguyễn Văn Tâm - nhân viên bảo vệ nhiều năm gắn bó với Tiểu học Bình Chánh - nhận xét: “Bình thường, cô giáo Hà đã là tấm gương dạy học, cư xử với mọi người. Khi xảy ra chuyện lớn thời gian qua, càng thấy quý phẩm chất bình tĩnh, tự tin, hết lòng vì nhà trường của cô. Việc làm của cô đã tác dụng động viên mọi người bước tiếp, vì sự ổn định, phát triển của trường”.

Phẩm chất đáng quý của một nhà giáo nơi cô Hà đang được truyền lại cho một người con gái của cô cũng là giáo viên dạy giỏi môn tiếng Anh của một trường THPT ở huyện Bến Lức.

Theo Phấn Đấu/Lao động

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
VTV lên tiếng về vụ việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu, gây tai nạn trên quốc lộ 6

VTV lên tiếng về vụ việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu, gây tai nạn trên quốc lộ 6

Xã hội - 43 phút trước

Đài Truyền hình Việt Nam rất lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng xảy ra lần này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật.

Vì sao phố cà phê đường tàu ở Hà Nội tái diễn cảnh đông đúc?

Vì sao phố cà phê đường tàu ở Hà Nội tái diễn cảnh đông đúc?

Xã hội - 1 giờ trước

Trước phản ánh về tình trạng phố cà phê đường tàu Phùng Hưng tái diễn cảnh tấp nập khách đến check-in, lãnh đạo phường Điện Biên (quận Ba Đình, Hà Nội) đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.

Tin sáng 23/11: Đằng sau lối sống sang chảnh của một 'hot girl' tại Đà Nẵng; Thông tin mới vụ hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày ở Gia Lai

Tin sáng 23/11: Đằng sau lối sống sang chảnh của một 'hot girl' tại Đà Nẵng; Thông tin mới vụ hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày ở Gia Lai

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Phạm Thị Trà My tại Đà Nẵng đăng tải hình ảnh sống sang chảnh trên mạng xã hội để thu hút khách hàng rồi làm việc phạm pháp; Việc hiệu trưởng bỏ nhiệm sở nhiều ngày đã ảnh hưởng đến chế độ tiền lương của các giáo viên, nhân viên trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông)...

Thông tin mới nhất về những phương tiện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ 1/1/2025

Thông tin mới nhất về những phương tiện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình từ 1/1/2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 1/1/2025, Thông tư 71/2024 quy định quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe có hiệu lực thi hành. Những loại xe nào bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình?

Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Pháp luật - 12 giờ trước

Lợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Top