Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cơ hội thoát nợ !

Thứ ba, 08:33 13/03/2012 | Xã hội

GIadinhNet - Thông tin Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc thí điểm đưa lao động trở lại làm việc lại Libya khiến nhiều lao động Nghệ An về nước trước thời hạn hết sức phấn khởi.

Họ mừng vì thị trường lao động tại Lybia không những lương bổng ổn định mà đòi hỏi tay nghề cũng phù hợp với lao động Việt Nam. Họ mừng vì đây là cơ hội thoát cảnh nợ nần bủa vây!
 

Lao động Mai Văn Thắng (trái): "Nếu được trở lại Libya, chúng tôi sẵn sàng đánh cược để trả nợ”.  Ảnh: Hồ Hà

 
Ngập trong nợ
 
“Hiện tình hình chính trị, xã hội tại Libya đang dần từng bước ổn định, nhiều nhà thầu nước ngoài đã liên hệ, đề nghị các doanh nghiệp XKLĐ của ta tiếp tục đưa lao động sang Libya làm việc. Gần đây, Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Nghệ An cũng nhận được báo cáo của một số doanh nghiệp về việc các đối tác là nhà thầu xây dựng của nước thứ 3 có công trình, dự án đang được triển khai thực hiện tại Libya mong muốn tiếp tục tuyển dụng lao động trở lại làm việc cho các dự án của họ tại Libya”.
Ông Hồ Xuân Hùng,
Giám đốc Trung tâm dạy nghề tỉnh Nghệ An
Biến cố chính trị tại Libya một năm trước đây đa khiến 1.700 lao động Nghệ An  phải về nước trước thời hạn. Hệ lụy của nó là hàng ngàn lao động một lần nữa lại phải quay quắt với khoản nợ không nhỏ vay trước khi đi. PV Báo GĐ&XH đã về huyện Nghi Lộc, một địa bàn có lượng lao động tại Libya về nước nhiều.
 
Nguyễn Văn Khánh, trú tại xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc bùi ngùi tâm sự: “Em sang Libya để làm công nhân với mong ước kiếm thêm thu nhập nhưng lại lâm cảnh nợ nần vì phải về trước hạn”. Một năm sau biến cố ở Libya, trở về trắng tay không có việc gì làm ngoài làm nông nghiệp phụ giúp bố mẹ nên khoản nợ 30 triệu đồng vay quỹ tín dụng Khánh vẫn chưa trả được. Chưa hết, “ngay sau khi em đi, ở nhà, chính quyền xóm và xã lại cắt chế độ hộ nghèo chuyển sang diện cận nghèo vì có con đi xuất khẩu lao động. Đúng là khó đủ đường" - Khánh nói! Khi nghe tin Nhà nước đồng ý việc thí điểm đưa lao động trở lại làm việc lại Libya khiến Khanh vui lắm, bởi đây có thể là cơ hội để em đi lại lần nữa và có tiền để… trả nợ.

Cũng như Khánh, mang theo giấc mộng đổi đời, Mai Văn Thắng ở xóm Phong Liên, xã Nghi Phong, Nghi Lộc đã đánh liều vay nợ một khoản với lãi suất cao 20% hàng tháng để sang Libya với hy vọng kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Gia đình Thắng rất khó khăn, bố là thương binh, 2 anh thì câm điếc không làm được gì. Thế nên, em trở thành niềm hy vọng duy nhất của gia đình. Không ngờ, sau khi vay mượn 40 triệu đồng để lo thủ tục đi Lybia thì may mắn đã không mỉm cười với em,  bởi Thắng mới nhận được 5 tháng lương thì biến cố xảy ra nên phải về nước mang theo cục nợ và khoản tiền lãi hàng tháng.
 
Thắng tâm sự: “Từ ngày về nước đến nay, em chỉ biết đi phụ hồ để trả tiền lãi hàng tháng còn tiền nợ gốc thì chưa biết đến bao giờ mới trả hết”. Thắng bảo có chủ trương được đi lại Libya, em sẵn sàng đánh cược số phận một lần nữa bởi sang bên đó tuy lương không cao nhưng dù sao vẫn tích trữ được đồng tiền hơn là đi làm phụ hồ.

Cũng như Khánh và Thắng, đa số những lao động đi làm việc tại Libya đều là người nghèo. Vì hoàn cảnh khó khăn nên không ai có đủ tiền đi các nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản… để rồi giờ đây hơn 1.700 lao động ở các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Thanh Chương, Diễn Châu, Nghĩa Đàn, Yên Thành.... trở về từ “vùng chiến” đang phải khốn đốn do vay tiền đi xuất khẩu lao động ở Libya. Vậy nên khi nghe tin thị trường Libya sắp mở trở lại, nhiều lao động này đều mừng vui dù tương lai chưa biết sáng sủa ra sao?!
 
Tốt nhưng không nên… nôn nóng!
 

"Con chưa về được thì thấp thỏm lo sợ, trở về an toàn rồi, nhưng cả gia đình cũng không vui gì hơn bởi khoản nợ ngân hàng cứ ám ảnh chúng tôi cả trong bữa ăn, giấc ngủ".Ông Mai Văn Lĩnh, bố lao động Mai Văn Thắng

Theo Sở LĐ,TB&XH Nghệ An, toàn tỉnh có trên 1.700 lao động trở về từ Libya. Số này đều đã nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng, nhiều người được học nghề ngắn hạn miễn phí, được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại Trung tâm trực thuộc Sở. Hiện một số lao động đã cố gắng xoay xở tìm sang các thị trường khác như: Arab Saudi, Kuwai… Số còn lại vẫn đang thấp thỏm chờ đợi để được trở lại Libya và số này hiện tại việc làm rất khó khăn.

Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm đưa người lao động trở lại thị trường này, ông Hồ Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm dạy nghề tỉnh Nghệ An cho biết, đối với người lao động các huyện nghèo của Nghệ An thì đây là tin vui thực sự. Bởi, trước thời điểm xảy ra khủng hoảng chính trị tại Libya, các doanh nghiệp xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động rất mạnh ở khu vực Trung Đông, Bắc Phi và có nhu cầu sử dụng số lượng khá lớn lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Có 6 doanh nghiệp Việt Nam (gồm AIR-SECO, ISALCO,  SONA, VINACONEXMEC,VTC CORP, VITECH) hợp tác với 14 doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để đưa lao động sang làm việc tại các công trình mà các doanh nghiệp Thỗ Nhĩ Kỳ nhận thầu xây dựng ở Libya.
 
So với các thị trường lao động vừa phải thì mức lương trong các hợp đồng của thị trường Libya tương đối ổn định. Với mức từ 200-250USD, cộng với làm thêm giờ, người lao động có mức thu nhập thực tế khoảng 7 triệu đồng/tháng. Với mức này nhưng chi phí để đi Libya khá “mềm” nên người lao động rất ưa chuộng thị trường này. Chưa kể, đến việc ở Libya, người lao động nước ngoài sẽ không phải đóng bất kì khoản thuế, phí nào khác trong suốt thời gian họ làm việc theo hợp đồng là 2 năm. Không những thế, ở Libya, chủ  sử dụng lao động còn cung cấp phương tiện đi lại cho người lao động, đặc biệt sau khi lao động ở công trường về đã có người phục vụ nấu ăn, giặt giũ. Nếu được khai thông trở lại thì đây sẽ là cơ hội lớn dành cho các lao động nghèo.
 
Theo ông Hùng, đến nay Chính phủ cũng chỉ mới đồng ý đề nghị của Bộ LĐ,TB&XH là cho phép thí điểm đưa một số lao động trở lại Libya làm việc, người lao động không nên nôn nóng mà cần phải cân nhắc, thận trọng.
 
Hồ Hà 
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Nam sinh trở thành giáo sư Toán học ở tuổi 23

Giáo dục - 2 phút trước

Sau những đóng góp to lớn trong lĩnh vực Toán học, ở tuổi 23, Lưu Lộ được Đại học Trung Nam (Trung Quốc) bổ nhiệm làm giáo sư. Anh trở thành giáo sư Toán học trẻ nhất nước này, tại thời điểm đó.

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Long An: Một người bị sét đánh tử vong ngay cơn mưa đầu mùa

Thời sự - 19 phút trước

Ngay cơn mưa đầu mùa, một người bị sét đánh tử vong khi đi bắt ếch tại cánh đồng ở huyện Vĩnh Hưng, Long An.

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Hai vợ chồng ứa nước mắt nhìn đàn lợn bị điện giật chết

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng động lạ, hai vợ chồng chạy ra chuồng trại để xem thì phát hiện cả đàn lợn 19 con bị điện giật nằm la liệt dưới sàn.

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Phát hiện thi thể người đàn ông 65 tuổi trong vườn cao su

Thời sự - 11 giờ trước

Người dân phát hiện thi thể người đàn ông chết trong vườn cao su ở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) nên báo cho cơ quan công an.

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngắm những 'bóng hồng' tham gia diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Xã hội - 11 giờ trước

Những "bóng hồng" trong Khối diễu binh nữ gây ấn tượng với người dân và du khách bằng vẻ ngoài tươi tắn, mạnh mẽ.

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Dự án Cung Thiếu nhi nghìn tỷ ở Hà Nội hiện ra sao sau 3 năm thi công?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dự án xây dựng Cung Thiếu nhi Hà Nội được biết đến là dự án trọng điểm của Thủ đô được khởi công từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng đang dần hoàn thành và dự kiến đưa vào sử dụng trong năm 2024.

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất 2024, người dân nên cập nhật

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Bài viết này hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái ô tô nhanh nhất theo quy định của pháp luật.

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Những kiến thức về tái định cư người dân nên nắm chắc để tránh bị thiệt thòi khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, quy định về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất (Luật Đất đai 2024) là một quyết sách quan trọng, mang đậm tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đối với người dân có đất bị thu hồi.

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Bắt giữ đối tượng dùng dao đâm trọng thương phó trưởng công an xã

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Không hợp tác khi được lực lượng chức năng mời về trụ sở làm việc, Khượp còn dùng dao đâm trọng thương một phó trưởng công an xã.

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Nữ thợ may trở thành kẻ giết người sau các cuộc nhậu triền miên của chồng

Pháp luật - 13 giờ trước

Thấy chồng gục xuống, máu tuôn xối xả, Nhung hoảng loạn tri hô, gọi các con dậy đưa cha đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong ngay tại chỗ.

Top