Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có thể chết vì được... sơ cứu khi bị tai nạn giao thông

Thứ ba, 08:24 01/06/2010 | Sống khỏe

Sơ cứu tai nạn giao thông rất quan trọng, có thể giúp kéo dài sự sống hoặc gây thêm nguy hiểm cho người bị nạn.

Đã có nhiều vụ, tình trạng nạn nhân lẽ ra không quá nghiêm trọng nhưng do các bước sơ cứu đầu tiên thực hiện không đúng và không kịp thời đã dẫn đến những hậu quả đau lòng.

Những kiểu cứu thành hại
 

Sơ cứu đúng cách, kịp thời sẽ giúp quá trình điều trị tiếp theo hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa của SGTT)

Khi xảy ra tai nạn giao thông, sơ cứu tại chỗ rất quan trọng, nếu làm tốt có thể giành lại mạng sống cho nạn nhân từ tay thần chết, nhưng nếu để xảy ra sai sót có thể làm tình trạng vết thương nặng lên, thậm chí gây ra liệt toàn thân hoặc tử vong.

Tâm lý chung của nhiều người là sợ máu. Vì vậy khi thấy nạn nhân chảy nhiều máu, họ không dám cầm máu mà cứ để như vậy đưa thẳng vào bệnh viện. Nhiều người chỉ bị tai nạn ở mức độ trung bình nhưng do đi đường xa, mất nhiều máu nên chết trước khi nhập viện.

Một sai lầm phổ biến khác là không cố định xương cho nạn nhân bị gãy xương trước khi đưa đi cấp cứu mà cứ để vậy đưa lên xe gắn máy chở tới bệnh viện. Nguy hiểm nhất là với những tai nạn có chấn thương cột sống cổ, cách sơ cứu này có thể làm nạn nhân bị chèn ép tuỷ, dẫn đến suy hô hấp, ngưng thở hoặc nếu sống sót thì bị liệt suốt đời.

Với trường hợp bị chấn thương sọ não, bệnh nhân bị mất tri giác, lẽ ra cần phải tranh thủ khoảng thời gian vàng trong cấp cứu, chuyển tới bệnh viện càng sớm càng tốt nhưng nhiều người lại chọn cách xoa dầu, xoa cao hoặc cạo gió để hy vọng nạn nhân tỉnh dậy, làm chậm quá trình điều trị. Sau chấn thương sọ não có thể nạn nhân xảy ra động kinh, có người không biết đã dùng nước hay chanh nặn vào miệng, khiến nạn nhân bị sặc, ngộp thở, dễ chết.

Sơ cứu phải tuỳ vết thương

Mức độ nhẹ: nạn nhân còn tỉnh táo, không chảy máu, có thể đứng dậy. Cho nạn nhân nằm nghỉ để theo dõi dấu hiệu sinh tồn, bắt mạch, đo huyết áp, theo dõi nhịp thở.

Mức độ trung bình: nạn nhân bị các tổn thương chi như gãy xương, tay, chân, rách da chảy máu tại chỗ. Nếu gãy chi cần phải cố định chi gãy. Chi trên thì lấy khăn làm máng treo tay, chi dưới phải nẹp rồi mới đưa đi cấp cứu. Bị chảy máu thì cầm máu tại chỗ (lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương). Khi di chuyển nạn nhân, chú ý nhẹ nhàng.
 
Trường hợp rách ổ bụng, ruột thòi ra, đừng cố gắng nhét ruột trở lại bụng. Cần lấy tấm băng, gạc lớn, mềm, sạch quấn ngang bụng tạm thời để cố định chỗ bị thương. Sau đó đặt bệnh nhân lên cáng chuyển đến bệnh viện. Nếu bị vật nhọn đâm, nhất là ở ngực, bụng, tuyệt đối không được rút ra, vì lúc này vật nhọn đó có tác dụng bịt mạch máu. Nếu rút ra, máu sẽ phun mạnh, bệnh nhân mất máu nhiều, có thể bị chết. Để bệnh nhân ở tư thế dễ chịu nhất và chuyển ngay đến bệnh viện.
 
Mức độ nặng: nạn nhân rơi vào tình trạng hôn mê. Cần cho đầu đặt nghiêng. Móc hết đờm dãi, đất cát, dị vật ở mũi, miệng. Nếu bị tụt lưỡi có thể dùng tay kéo lưỡi tạm thời ra ngoài. Trong trường hợp này, quan trọng nhất là đường thở. Nếu nạn nhân ngưng thở trong vòng ba phút sẽ làm chết não và quá năm phút có thể chết tim. Vì vậy trước hết phải thông đường thở (hà hơi thổi ngạt, hồi sức...).
 
Xoa bóp tim và lồng ngực nếu cần thiết. Lưu ý, cần hai đến ba người nhấc nạn nhân lên chứ không bế xốc bổng hay bế gập người lại, đưa đến chỗ an toàn và gọi xe cứu thương đến hoặc chuyển ngay đến bệnh viện. Tuyệt đối không đặt nạn nhân nằm ngửa, không lấy bỏ bất cứ một dị vật nào ở da đầu và xương sọ. Không dùng tay nâng đầu lên cao làm gập cổ. Không di chuyển bằng xe đạp, xe gắn máy.
 

Cấp cứu trước 12 tiếng: thời gian vàng

Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học về an toàn giao thông của ban An toàn giao thông TP.HCM phối hợp cùng bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện, với các nạn nhân bị tai nạn giao thông có chỉ định can thiệp phẫu thuật, bệnh nhân có thời gian vàng (từ lúc xảy ra tai nạn đến lúc được can thiệp của nhân viên y tế) nhỏ hơn hoặc bằng 12 giờ thì có cơ hội sống cao gần 2,6 lần so với các nạn nhân cấp cứu trễ.

Nghiên cứu cũng đề cập tại TP.HCM, phương tiện vận chuyển từ hiện trường đến Chợ Rẫy đa phần là xe gắn máy. Điều này cho thấy đã xử trí tai nạn nhanh nhưng xe máy là phương tiện vận chuyển không an toàn cho những bệnh nhân bị tổn thương vùng cột sống, nhất là cột sống cổ. Đã có nhiều trường hợp gãy cột sống cổ do chở đi bị xóc, chết trước khi nhập viện.

 
Theo SGTT
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 7 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 19 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top