Công bố bảng xếp hạng trường đại học tại Việt Nam năm 2024: 16 trường 'bay' khỏi top 100
Bảng xếp hạng các trường đại học (ĐH) tại Việt Nam năm 2024 (VNUR-2024, Viet Nam's University Rankings) vừa được công bố với sự biến động khá lớn so với bảng xếp hạng năm 2023 ở top 100.
Bảng xếp hạng được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu độc lập do GS.TS Nguyễn Lộc - nguyên Phó Viện trưởng Viện khoa học Giáo dục Việt Nam và 5 cộng sự.
Theo thông tin do nhóm của GS Nguyễn Lộc cung cấp, VNUR-2024 rà soát tất cả 237 cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) của Việt Nam thông qua việc xử lý dữ liệu thông tin lớn bao gồm các Báo cáo 3 công khai (công khai tài chính, công khai chất lượng, công khai điều kiện đảm bảo chất lượng); các Đề án tuyển sinh; các dữ liệu về xếp hạng của các bảng xếp hạng toàn cầu như QS, THE, ARWU; kiểm định của Bộ GD&ĐT; định hạng của QS Stars và UPM; dữ liệu của Web of Science (WOS) và SCOPUS trong giai đoạn 5 năm (2019-2023); dữ liệu về hoạt động khoa học công nghệ và sáng chế của Bộ Khoa học và Công nghệ; dữ liệu về các tạp chí khoa học uy tín của Hội đồng Giáo sư Nhà nước; dữ liệu về cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử bản quyền cùng với nhiều thông tin được tham khảo có chọn lọc trên các nguồn uy tín có liên quan.

Tổng cộng có 193 trường có đầy đủ số liệu để tiến hành xếp hạng. Việc xếp hạng được thực hiện thông qua 6 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí được lựa chọn do nhóm quy định, phản ánh toàn diện các sứ mạng cơ bản của CSGDĐH như đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
Kết quả cho thấy, có sự thay đổi về thứ hạng trong bảng xếp hạng top 100 CSGDĐH của VNUR-2024 so với VNUR-2023. Theo đó, trong top 100 năm nay, có 7 trường ĐH giữ vững vị trí xếp hạng so với 2023, trong đó có 6 trường thuộc top đầu của VNUR – 2023 và VNUR – 2024 theo thứ tự lần lượt gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội , ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Duy Tân, ĐH Kinh tế TPHCM. ĐH Huế rời nhóm dẫn đầu xuống vị trí 11. Đặc biệt Trường ĐH Thương Mại lần đầu tiên lọt vào top 10 này với mức tăng 27 hạng và xếp hạng 8.
Thay đổi vị trí thứ hạng ở một số trường
Có 36 trường có mặt trong top 100 năm 2023 tăng hạng trong top 100 của VNUR-2024. Mức tăng hạng có giá trị từ 1 đến 52. Trong nhóm này tăng hạng nhiều nhất là Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội (Trường ĐH Việt Pháp) với mức tăng là 52 bậc.
Nhưng cũng có 41 trường có mặt trong top 100 năm 2023 xuống hạng. Mức xuống hạng có giá trị từ 1 đến 42. Có 16 trường trong top 100 năm trước không có mặt trong top 100 năm nay.
Thay vào đó là 16 trường khác lọt top. Thứ hạng của các trường này trong bảng xếp hạng là từ 45 đến 100. Trong đó, Trường ĐH Nha Trang thăng hạng lớn nhất, 63 bậc và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, có thứ hạng cao nhất là 45.
Phân tích của nhóm thực hiện xếp hạng cũng cho thấy số năm thành lập của các trường trong bảng xếp hạng có sự tăng nhẹ so với năm 2023. Tuổi đời trung bình của các trường nhóm có thứ hạng cao nhất là 49 năm, trong khi đó năm 2023 là 48. Nhóm các trường thứ hạng trung bình có tuổi đời trung bình là 32, tăng 2 năm so với năm 2023. Nhóm các trường có thứ hạng thấp có sự thay đổi nhiều hơn khi các trường lâu đời có xu hướng lọt vào top 100 và đẩy các trường trẻ tuổi hơn ra khỏi nhóm. Tuổi trung bình của nhóm này là 29 năm, hơn 6 năm so với năm 2023.
Số lượng các trường phân bổ theo vùng kinh tế không có nhiều sự thay đổi so với năm 2023. Cụ thể là trường có thứ hạng cao tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ.

Phân bố của các trường được xếp hạng.
Dưới góc độ nhóm ngành đào tạo, trường đa ngành vẫn chiếm ưu thế với tỷ lệ 49%.

Trường đa ngành chiếm số lượng áp đảo
So với bảng xếp hạng năm 2023, trường công lập vẫn chiếm đa số trong top 100 của năm 2024 với tỷ lệ là 83% mặc dù có giảm 1 cơ sở so với năm 2023, còn lại là trường tư thục.
Theo các nhà nghiên cứu, một trong những lý do hiện nay Việt Nam mới thực hiện xếp hạng ĐH là đã hội đủ các điều kiện về dữ liệu thông tin. Mặt khác nếu không xếp hạng các trường ĐH sẽ bị thua trong cuộc chiến tuyển sinh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, dù bảng xếp hạng trong nước hay quốc tế cũng chỉ là hình thức tham khảo đối với phụ huynh, thí sinh. Vì thực tế cho thấy có một số CSGDĐH lọt bảng xếp hạng quốc tế hay lọt top cao trong VNUR nhưng điểm chuẩn tuyển sinh ĐH đầu vào chỉ ở mức trung bình 5 điểm/môn thi.
Năm 2017, có một nhóm nhà khoa học đã tự xếp hạng 49 trường ĐH tại Việt Nam. Tuy nhiên, bảng xếp hạng này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Sau đó các nhà khoa học này không triển khai tiếp. Năm 2023, VNUR lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng top 100 trường ĐH tại Việt Nam cũng có nhiều ý kiến trái chiều của những trường được xếp hạng.
TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT cho rằng các tiêu chí mà nhóm VNUR đưa ra dựa trên những dữ liệu do các trường ĐH công khai còn rất thô sơ. Ví dụ, tiêu chí cơ sở vật chất dựa trên mét vuông sàn xây dựng/sinh viên, số lượng đầu sách/sinh viên là không mang tính phổ quát. Cơ sở vật chất của một trường ĐH gồm rất nhiều điều kiện như sân vận động, phòng thí nghiệm, những tiện ích phục vụ sinh viên. Các tiêu chí khác do nhóm đưa ra cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, ông Tùng cho rằng cũng cần thông cảm với nhóm xếp hạng vì họ chỉ có thể tiếp cận được với những dữ liệu như thế. Các bảng xếp hạng nổi tiếng thế giới cũng vậy, họ cố gắng hoàn thiện dữ liệu nhưng cũng chỉ đạt được ở mức độ nào đó do chỉ là một góc nhìn về một trường ĐH. "Có thể nói, VNUR mới chỉ có những số liệu nghèo nàn trong tay và cố gắng xếp hạng nên không có tính thuyết phục và chỉ có tính chất tham khảo”, TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng Trường.

PGS-TS Bùi Hiền, người đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Giáo dục - 2 giờ trướcPGS-TS Bùi Hiền, người được biết đến với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, đã qua đời chiều 11/5.

Hai sứ giả tuổi 16 mang niềm tự hào Việt Nam đến nước Mỹ
Giáo dục - 7 giờ trướcGĐXH - Tháng 6 tới, hai nam sinh lớp 10 chuyên Ngoại ngữ của Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) sẽ cùng 12 học sinh trên cả nước tham gia Chương trình “Lãnh đạo thanh niên theo yêu cầu” (ODYLP) tại Hoa Kỳ – một hành trình trải nghiệm ý nghĩa do Đại sứ quán Mỹ tài trợ.

Bộ GD&ĐT đề xuất xoá sổ bằng tốt nghiệp THCS
Giáo dục - 8 giờ trướcHọc sinh tốt nghiệp cấp THCS chỉ cần hiệu trưởng xác nhận thay vì cấp bằng nhằm phù hợp với chính quyền địa phương hai cấp và xu thế quốc tế.

Học sinh Việt Nam đoạt 8 huy chương tại Olympic Vật lý châu Á
Giáo dục - 10 giờ trướcNgày 11/5, Bộ GD&ĐT thông tin, đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) năm 2025 được tổ chức tại Ả rập Xê út đã thắng lớn với 8 huy chương.

Nam sinh cõng bạn thân lên nhận bằng tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcNgay sau khi tan học vào sáng nay (10/5), Ngô Văn Hiếu – cậu học trò “10 năm cõng bạn tới trường” - từ Thái Bình bắt xe lên Hà Nội để kịp tham dự lễ tốt nghiệp của cậu bạn thân Nguyễn Tất Minh.

Không cần học thuộc, đây là 8 cách mở bài khiến bài văn được điểm cao, đến học sinh giỏi cũng gật gù công nhận
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Bạn luôn lúng túng khi viết mở bài trong bài văn nghị luận? Những công thức “khô cứng” khiến bạn mất điểm ngay từ đoạn đầu? Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ bật mí 8 cách mở bài sáng tạo, dễ nhớ và phù hợp với mọi đề thi Ngữ văn.

ĐH Văn Lang kỷ luật sinh viên vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh 30/4
Giáo dục - 3 ngày trướcTrường Đại học Văn Lang kỷ luật khiển trách sinh viên Ngô Nguyên Giáp vì hành vi vô lễ với cựu chiến binh trong lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.

Đại học Ngoại thương tăng chỉ tiêu và điểm xét tuyển 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcĐại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.180 chỉ tiêu (tăng 50 chỉ tiêu so với năm ngoái) bằng 4 phương thức, trong đó tăng điểm xét chứng chỉ quốc tế SAT và ACT.

Một trường đại học tuyển sinh bằng 42 tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 4 ngày trướcNăm 2025, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.400 chỉ tiêu bằng 42 tổ hợp xét tuyển.

Nam sinh trường huyện 3 lần thi đánh giá tư duy, ‘bứt tốc’ trở thành thủ khoa toàn quốc
Giáo dục - 4 ngày trướcGĐXH - Nguyễn Đức Lương, học sinh lớp 12T1 Trường THPT Đô Lương 3, Nghệ An vừa xuất sắc trở thành thủ khoa Kỳ thi đánh giá tư duy lần 3 do Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức. Em vượt qua gần 24.000 thí sinh, đạt 91,29/100 điểm, kỳ lục khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Tổng Bí thư: Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm tới
Giáo dụcTổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên. Việc dạy học 2 buổi/ngày bảo đảm không thu phí và giảm áp lực với học sinh, tăng cường dạy học về văn hoá, nghệ thuật bảo đảm cho học sinh phát triển toàn diện.