Công lý không nên là một nhân vật cụ thể
GiadinhNet - Những ngày qua, dư luận có nhiều ý kiến xung quanh việc TAND tối cao thăm dò về việc chọn mẫu phác thảo tượng Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý đặt tại trụ sở TAND tối cao và tòa án các cấp...
Nhiều chuyên gia đồng tình, dư luận dậy sóng
Được biết, ngày 5/2, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã thống nhất tôn vinh Hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử. Có 5 lý do để đưa ra quyết định này: Vua Lý Thái Tông là người ban hành bộ Hình thư - bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khai mở nền pháp luật thân dân Đại Việt. Ông là người xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, thiết lập và thi hành chế độ xét xử theo pháp luật, đưa hoạt động xét xử trong cả nước vào khuôn phép, sòng phẳng; trực tiếp xét xử nhiều vụ án nổi tiếng; cho đúc chuông lớn đặt trước chính điện Thiên An để người dân trong nước có oan ức đến đánh chuông. Ông chăm lo rèn dạy, tin giao toàn bộ việc xử kiện và đào tạo Khai Hoàng Vương thành vị quan xét xử mẫu mực, sau này đăng quang ngôi vua Lý Thánh Tông.
Theo thuyết minh của TAND tối cao: "Công trình sẽ là tác phẩm nghệ thuật có tính thẩm mỹ, giàu sức biểu cảm, mang ý nghĩa nhân văn, chuyển tải thông điệp lịch sử về tòa án nhân dân…". Dự kiến tượng được đúc bằng đồng đỏ, kích thước chiều cao của tượng đặt tại trụ sở TAND tối cao là 5,3m.
Để chuẩn bị cho việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án, TAND tối cao tổ chức lấy ý kiến của cán bộ công chức trong hệ thống tòa án đối với 3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông. Ngay khi thông tin này được đưa ra, đã nhiều ý kiến tranh cãi.
Dư luận chỉ ra, dưới góc độ văn hoá, xã hội thì các vị vua là những tiền nhân đáng kính, đáng thờ, là những người đã có công lao trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, đem lại những giá trị to lớn lịch sử cho dân tộc nên cần được tôn vinh. Tuy nhiên việc đặt tượng các vị vua đó ở đâu, tôn vinh như thế nào là câu chuyện cần phải suy nghĩ, xem xét một cách thấu đáo.
Pháp luật thời kỳ phong kiến nói chung là rất hà khắc, bất bình đẳng, chưa thể hiện được tính khoan hồng, nhân đạo rõ nét như xã hội hiện nay, cũng không phải là nguyện vọng ý chí của đại đa số nhân dân lao động. Đó là yếu tố lịch sử, triều đình phong kiến của quốc gia nào cũng xây dựng và thực hiện pháp luật trước tiên là để bảo vệ lợi ích cho giai cấp địa chủ phong kiến, quyền lợi ích hợp pháp của nhân dân được đặt ở thứ yếu... Và cũng chưa thấy quốc gia nào lấy biểu tượng của một vị vua làm biểu tượng của công lý.

Ba mẫu tượng vua Lý Thái Tông được đưa ra lấy ý kiến của ngành Tòa án. Ảnh: TL
Thậm chí, nhiều ý kiến dư luận chỉ rõ: "Điều này là vô lý. Như Trung Quốc có nhân vật Bao Công là biểu tượng cho lẽ công bằng thời kỳ phong kiến nhưng họ cũng không thể lấy Bao Công là biểu tượng cho công lý đương thời được".
Tuy nhiên, trái ngược với ý kiến dư luận, nhà sử học Dương Trung Quốc - một trong số thành viên Hội đồng Nghệ thuật nêu quan điểm ủng hộ ý tưởng chọn Lý Thái Tông làm biểu tượng của ngành tòa án. "Đây không phải thần công lý, chính xác hơn là biểu tượng truyền thống của ngành. Nhiều nước cố gắng chọn nhân vật riêng, bên cạnh hình tượng thần công lý chung", ông Dương Trung Quốc nói.
Ông cũng đồng thời nhấn mạnh: "Tôi nghĩ dư luận lo lắng như thế là cần thiết. Chúng tôi sẽ họp xem xét các mẫu phác thảo, cũng như lắng nghe ý kiến của cả xã hội".
Cũng ủng hộ việc lựa chọn của TAND tối cao, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam Trần Đức Cường chia sẻ: "Tôi ủng hộ ý tưởng cần có biểu tượng công lý. Chúng ta có nhiều việc cần làm nhưng việc này rất cần thiết".
Biểu tượng vị vua tạo không gian thờ cúng không phải công lý
Cũng bàn về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ có ý kiến ngược lại với nhà sử học Dương Trung Quốc. Theo đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng: "Ở Việt Nam, tượng vua, tượng chúa thường để thờ khi ở không gian trong nhà. Có những vị vua lập nên triều đại, có công lao lớn với đất nước có thể xây dựng tượng đài đặt ngoài trời hoặc các quảng trường. Một ông vua mặc áo mão đặt ở trong nhà hoặc ở không gian nào đó thường tạo cảm giác thờ cúng chứ không tạo ra cảm giác biểu tượng. Không nên dựng tượng sừng sững một vị vua ở một nơi làm việc mang tính không gian văn phòng".
"Ngoài ra, một vị vua mang biểu tượng cho Nhà nước chứ không mang tính biểu tượng cho công lý hay một ngành nghề nào đó. Vua có người giỏi cái này, có người giỏi cái kia. Nếu vậy, mỗi ngành nghề sẽ thờ một người thì sẽ như thế nào? Điều này sẽ tạo ra một tiền lệ. Tôi nghĩ chúng ta không nên làm điều này hoặc nếu muốn thì nên lấy ai đó khác làm biểu tượng", ông Vĩ chia sẻ.
Dưới góc độ của một người trong ngành, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) phân tích, văn hóa phương Tây từ ngàn năm trước đã cho ra đời các vị thần, trong đó có Thần công lý. Đó là ước vọng công bằng, bình đẳng của nhân dân. Thần công lý không có thật, không phải là một biểu tượng bằng xương bằng thịt của một con người cụ thể nào cả. Thần công lý một tay cầm cân và một tay cầm gươm thể hiện công bằng và quyền lực. Thần công lý bịt mắt cho thấy việc đánh giá sự việc không phải bằng trực quan, cảm tính mà phải bằng tư duy, phán đoán. Thần công lý là một cô gái xinh đẹp nhưng không dễ quyến rũ... Đó là những ý tưởng mà người xưa đã xây dựng lên một biểu tượng của lẽ công bằng trước rất nhiều cám dỗ của cuộc đời.
Luật sư Đặng Văn Cường cũng có quan điểm tương đồng với nhà nghiên văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, các vị vua trong các thời kỳ lịch sử dân tộc ta đều rất đáng tôn kính, đáng được phụng thờ nhưng chúng ta hãy tôn kính, phụng thờ đúng chỗ sao cho phù hợp với văn hóa, truyền thống của dân tộc.
Luật sư Đặng Văn Cường nhấn mạnh, công lý là lẽ công bằng vốn có, không phụ thuộc vào việc người ta có thừa nhận nó hay không. Biểu tượng thần công lý được cả thế giới thừa nhận, chưa thấy có quốc gia nào xây dựng biểu tượng công lý cho riêng mình.
"Tôi cho rằng, ngày nay nếu chúng ta lấy hình ảnh của một con người nào đó là biểu tượng công lý của cả một dân tộc thì có vẻ là không hợp lý. Vì thế càng không nên sử dụng hình ảnh bất cứ vị vua nào làm biểu trưng cho công lý Việt Nam", luật sư Cường nói.
Ngọc Mai

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng
Thời sự - 33 phút trướcGĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025
Đời sống - 57 phút trướcGĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an
Giáo dục - 1 giờ trướcNăm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 12 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 13 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 13 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 14 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 15 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

4 điểm mới về làm sổ đỏ từ ngày 1/7/2025, người dân cần nắm rõ
Đời sốngGĐXH - Từ ngày 1/7/2025, nhiều quy định mới liên quan đến việc cấp sổ đỏ chính thức có hiệu lực. Dưới đây là các thông tin cụ thể người dân có thể tham khảo.