Hà Nội
23°C / 22-25°C

Công tác DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên: 20 năm trưởng thành và phát triển

GiadinhNet - Xin giới thiệu bài viết của BS Vi Thị Hoa - Phó GĐ Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên về những khó khăn, kết quả đạt được của tỉnh trong hơn 20 năm qua về công tác DS-KHHGĐ.

BS Vi Thị Hoa - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên.

Từ khó khăn ban đầu…

Vấn đề DS-KHHGĐ, từ trong thực tiễn xây dựng và phát triển đã khẳng định là một trong những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, được coi là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản để phát huy nguồn lực con người và nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

Năm 1989, trước "sự gia tăng dân số quá nhanh - một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi",  Ủy ban DS-KHHGĐ đã được thành lập với bước đi ban đầu chập chững.

Một đơn vị mới chỉ có 2 cán bộ chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ sinh hoạt ghép với Sở Y tế và do đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh  phụ trách. Thời gian này công tác DS-KHHGĐ mới chỉ tập trung vào việc tuyên truyền và tổ chức đội đặt vòng lưu động, đáp ứng một phần rất nhỏ cho công tác KHHGĐ nên hiệu quả trong công tác DS-KHHGĐ chưa cao.

Giai đoạn 1993 – 2000, công tác DS-KHHGĐ của tỉnh bước sang một trang sử mới, được kiện toàn và là đơn vị trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng để hoạt động. Ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh ra đời với chức năng tổ chức điều phối hoạt động công tác DS-KHHGĐ của các ngành, các cấp, các đoàn thể giúp UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện những chỉ tiêu kế hoạch, chế độ chính sách của Nhà nước về DS-KHHGĐ.

Cùng với bộ máy tổ chức ở cấp tỉnh, Ủy ban DS-KHHGĐ các huyện, thị cũng được hình thành, mỗi huyện có 1 đến 2 cán bộ chuyên trách, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách và một số lãnh đạo thuộc các ban, ngành liên quan cùng cấp tham gia kiêm nhiệm.

…đến những kết quả đáng ghi nhận

Với đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ vững mạnh từ tỉnh đến cơ sở, công tác DS-KHHGĐ giai đoạn này đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: Kết quả giảm sinh và ổn định qui mô dân số nhanh hơn so với mục tiêu đề ra; Tỷ suất sinh thô giảm từ 42,35%o năm 1993 xuống còn 32,74%o năm 2000; Tổng tỷ suất sinh từ 5,4 con năm 1993 xuống còn 4,8 con năm 2000; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm nhanh từ  54,26% năm 1993 xuống còn 28% năm 2000; Tỷ lệ sử dụng BPTT tăng từ 32% năm 1993 lên 59% năm 2000; Quan niệm về hôn nhân và sinh đẻ của người dân đã chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng có nhiều người kết hôn muộn, đẻ thưa, đẻ ít để nuôi con khỏe, dạy con ngoan.

Công tác truyền thông và tư vấn về DS-KHHGĐ được các ngành, các cấp hết sức quan tâm, hưởng ứng và phối hợp thực hiện đã huy động mọi tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Hệ thống DS-KHHGĐ đã được củng cố và phát triển, cơ sở vật chất trang thiết bị về dịch vụ KHHGĐ đã được quan tâm trang bị đầy đủ.

Giai đoạn 2001 – 2010, thực hiện Nghị định 12/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban DS-KHHGĐ và Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em  sáp nhập thành Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em với 3 chức năng: Quản lý nhà nước về Dân số - Gia đình và Trẻ em, với tổng số 26 biên chế ở cấp tỉnh và hơn 40 biên chế ở cấp huyện, 106 cán bộ chuyên trách dân số ở các xã phường. Thêm sức mạnh và thêm nhiệm vụ mới, DS-KHHGĐ trong thời gian này thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Năm 2008, thực hiện Nghị định 13, 14 /2008/NĐ-CP của Chính phủ, Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em giải thể, chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ được giao về Ngành Y tế quản lý, bộ máy tổ chức hệ thống DS-KHHGĐ được kiện toàn. Chi cục DS-KHHGĐ được thành lập với biên chế ban đầu có 12 cán bộ đến nay đã có 17 cán bộ biên chế. Tuyến huyện, thị, thành phố có 9 Trung tâm Dân số ra đời. Đội ngũ cán bộ được tăng dần về cả chất và lượng; Từ 32  biên chế khi mới thành lập đến nay (năm 2011) tăng 54 biên chế, mỗi trung tâm có từ 5 - 7 cán bộ.

Đặc biệt năm 2011, đội ngũ cán bộ chuyên trách xã đã được tuyển chọn theo đúng tinh thần Thông tư 05 của Bộ Y Tế. 112/112 xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách trở thành viên chức của Trạm Y tế xã. 100% thôn bản, tổ dân phố có CTV Dân số. Đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở dần đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Phát huy truyền thống và kế tiếp những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2001- 2010. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng chính quyền các cấp, sự tham gia phối hợp của các ban ngành Đoàn thể và sự ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác dân số của tỉnh đã đạt được những thành tựu góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh: Tỷ suất sinh thô giảm dần qua các năm từ 30.16%o (năm 2001) xuống còn 22,88%o (năm 2010); Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm từ 25% (năm 2001) xuống còn 16%  (năm 2010); Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 60% (năm 2001) lên 71%( năm 2010); Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 4,5 con (năm 2001) xuống còn 2,57 con ( năm 2010); Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm dần qua các năm.

Có thể khẳng định đến nay, mô hình mỗi gia đình có 1-2 con ngày càng được chấp nhận rộng rãi. Việc sinh đẻ từ hành vi mang tính tự nhiên, bản năng sang hành vi có kế hoạch, văn minh; Từ bị động sang chủ động; Từ số lượng nhiều, chất lượng thấp sang số lượng ít, chất lượng cao; Từ sinh đẻ, ít có trách nhiệm sang sinh đẻ có trách nhiệm đầy đủ hơn. Đây thực sự là một trong những biến đổi xã hội sâu sắc nhất về công tác DS-KHHGĐ trong hơn 2 thập kỷ qua.

Tuy nhiên nhiệm vụ trong công tác DS/SKSS thời gian tới của tỉnh hết sức nặng nề và còn nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi mỗi cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ cần biết phát huy những thành quả to lớn đã đạt được, đồng thời phải biết nhìn nhận và khắc phục những hạn chế còn tồn tại để chung sức đồng lòng triển khai thắng lợi Chiến lược Dân số/SKSS  giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên.

Để minh chứng cho những kết quả trên và ghi nhận những thành tích đạt được trong công tác DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên những năm qua, tỉnh Điện Biên đã được Chính phủ trao tặng Huân chương lao động hạng III, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Bộ Y tế, Tổng cục Dân số-KHHGĐ và UBND tỉnh cho tập thể và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở.
                                                                                                                                                                      
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Qua ứng dụng S-Health, bất ngờ trước những căn bệnh người già gặp phải (kỳ 2): Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói riêng trong thời đại công nghệ số 4.0

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Thoái hóa đốt sống lưng tình trạng nặng có thể gây liệt nửa người, nhiều người bệnh rồi mà không biết rèn luyện thể lực, cũng không biết "Ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (S-Health)" để được nhắc nhở, hướng dẫn, hay cấp cứu kịp thời.

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dùng thuốc trị động kinh khi mang thai, tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Phụ nữ dùng thuốc trị động kinh acid valproic trong thời kỳ mang thai có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao hơn gấp đôi, một nghiên cứu mới đây cho thấy.

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Lộ sự thật về chứng "lên đỉnh" dồn dập ở chị em

Dân số và phát triển - 4 năm trước

Các nhà khoa học Harvard cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân và chữa khỏi cho một số phụ nữ khổ sở bấy lâu nay vì cả trăm cơn "lên đỉnh" dồn dập mỗi ngày.

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Tạo phôi thai chuột không cần trứng và tinh trùng

Dân số và phát triển - 5 năm trước

Các tế bào gốc này có khả năng tạo ra cả ba loại tế bào được tìm thấy trong phôi sớm.

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Bao cao su đầu tiên được thiết kế để tiêu diệt virus HIV

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Kết quả kiểm tra đã cho thấy bao cao su VivaGel có hiệu quả trong việc khử 99,9% virus HIV, herpes và các virus u nhú ở người.

Cho tương lai phát triển bền vững

Cho tương lai phát triển bền vững

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

GiadinhNet - Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (PRB) cho thấy, trên thế giới hiện nay, thanh niên (nhóm dân số từ 10-24 tuổi) là hơn 1,8 tỷ người, chiếm 25% tổng dân số thế giới.

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Thử nghiệm mới giúp tăng tỉ lệ thụ tinh trong ống nghiệm thành công

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Oxford (Anh), các tế bào sản xuất năng lượng sản sinh ra nhiều DNA trong phôi thai là một tín hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến người phụ nữ được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không thành công.

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Thêm một nguyên nhân khó thụ thai bị nhiều người bỏ qua

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Phụ nữ có lượng cholesterol cao sẽ mất nhiều thời gian để thụ thai hơn những người có lượng cholesterol bình thường.

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Thuốc ngừa thai không giết chết khoái cảm tình dục

Nghiên cứu - Trao đổi - 10 năm trước

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, Scotland và Cộng hòa Czech cho thấy thuốc ngừa thai không giết chết ham muốn tình dục nhưng chính việc ngưng sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng lên khoái cảm của người phụ nữ.

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Những bí mật liên quan đến hệ thống sinh sản của phụ nữ

Chất lượng cuộc sống - 10 năm trước

Màng trinh là phần vô ích, tử cung có khả năng siêu đàn hồi, trong âm đạo có tính axit, không thể xác định chính xác lúc thụ thai... là những điều có thể bạn chưa biết về bộ máy sinh sản nữ giới.

Top