Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại học Công nghiệp Hà Nội: Thu học phí theo tỷ giá... “chợ đen”

Thứ hai, 09:16 11/01/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Đầu năm học vừa qua (9/2009), nhiều sinh viên Trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã bị thu quá 500.000 đồng học phí/người.

Đến nay, số tiền trên vẫn không được trả lại, sinh viên cũng không biết hiện nó đang nằm ở đâu. Chưa hết, đợt thu học phí gần đây, sinh viên khoa Đào tạo hợp tác quốc tế còn phải nộp học phí theo giá USD... “chợ đen”.
 
Học phí “thừa” về đâu?
 
Phiếu thu học phí áp tỷ giá USD “chợ đen” của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội.
 

Theo tìm hiểu, Bộ GD&ĐT không có quy định nào ban hành nhằm hướng dẫn các trường thu học phí bằng USD. Bộ Công Thương, cơ quan chủ quản của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội cũng không có quyết định cho các trường trực thuộc thu học phí bằng USD. Trường đại học Công nghiệp Hà Nội là 1 trong 12 trường bị Bộ GD&ĐT thanh tra do có hiện tượng “loạn thu” học phí.

Đầu năm học 2009, danh mục các khoản đóng góp của sinh viên công lập Trường đại học Công nghiệp như sau: Kinh phí đào tạo học kỳ I (5 tháng): 2.625.000 đồng; sổ tay học sinh – sinh viên: 20.000 đồng; tiền khám sức khỏe 30.000 đồng; tiền tăng cường tài liệu học tập và thư viện (kỳ 1): 75.000 đồng; tiền bảo hiểm y tế 1 năm: 148.000 đồng; tiền bảo hiểm thân thể toàn khóa học: 82.000 đồng; tiền trang phục bảo vệ lao động: 190.000 đồng, tiền nhập học: 30.000 đồng. Theo phản ánh của sinh viên các khoa Cơ khí, Kế toán, Quản trị kinh doanh... hai khoản đóng góp khiến sinh viên bức xúc là khoản tăng cường thực hành và cơ sở vật chất (khoảng 700.000 đồng/học kỳ) và tiền tăng cường tiếng Anh (350.000 đồng/học kỳ). Ngoài các khoản trên, sinh viên còn phải đóng thêm các khoản: tăng cường tài liệu học tập và thư viện là 75.000 đồng/1 kỳ, và 190.000 đồng tiền quần áo bảo hộ. Việc phải đóng quá nhiều khoản tăng cường khiến sinh viên tá hỏa, có sinh viên cho rằng 2 khoản tăng cường tài liệu học tập và thư viện, tiền quần áo phải chăng đang bị đóng 2 lần? Ngoài ra, còn nhiều khoản đóng nộp khác ở trong trường và cơ sở B – Tây Tựu (Từ Liêm) cũng gây bức xúc trong sinh viên.

Theo các sinh viên, sau khi việc thu học phí cao được phản ánh trên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhà trường đã thông báo trả lại tiền “thừa” là 500.000 đồng/sinh viên. Tuy nhiên, số tiền này sinh viên không được nhận mà được nhà trường “chuyển đổi” đóng vào các mục đích khác. “Chỉ nghe các bạn kháo nhau là tiền được nhà trường chuyển trừ vào học phí học kỳ sau” – một sinh viên khoa Cơ khí cho biết. Việc “chuyển đổi” này khiến sinh viên bất bình nhưng vấn phải... ngậm bồ hòn làm ngọt. Với hàng trăm sinh viên, mỗi sinh viên “được trả” 500.000 đồng. Con số này là không nhỏ và việc số tiền này đi về đâu, tại sao lại không được trả tận tay cho sinh viên là vấn đề cần được lãnh đạo Trường ĐH Công nghiệp trả lời rõ?

Nộp học phí   với giá USD... “chợ đen”

Bảng đăng ký niêm yết bằng USD.

Khi sinh viên công lập chưa hết bức xúc vì không nhận được số học phí “thừa” thì sinh viên các khoa Đào tạo hợp tác quốc tế lại tiếp tục tá hỏa vì học phí. Theo phiếu nhập học, sinh viên đăng ký tham gia khóa đào tạo cấp bằng cao đẳng của Australia tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội, mức học phí từng kỳ I, II là 300 USD và 20 USD tiền tài liệu. Thời gian đóng tiền kỳ I là 10/2008, kỳ II vào tháng 4/2009. Từ kỳ III đến kỳ VI, mức học phí được công bố là 450 USD/kỳ và 20 USD tài liệu/kỳ. Kỳ III, đóng vào tháng 10/2009. Việc niêm yết công khai mức học phí và các khoản đóng nộp là đúng, tuy nhiên việc niêm yết học phí bằng USD là trái với quy định về quản lý ngoại hối của Nhà nước.

Chưa dừng lại đó, mức niêm yết cho kỳ III, theo bản đăng ký tham gia khóa học là 450 USD, nhưng số tiền sinh viên phải đóng lên đến 520 USD. Mặc dù trong bản đăng ký có dòng lưu ý học phí có thể thay đổi khi giá cả thị trường có sự biến động nhưng mức chênh lệch lên đến 70 USD đã khiến không ít sinh viên phải lao đao. Đợt đóng học phí kỳ III vào tháng 10/2009, sinh viên càng “sốc” khi phiếu thu của trường đề mức 10.078.000 đồng, cao hơn dự tính đến cả triệu đồng. Nguyên nhân học phí tăng vọt là do tỷ giá USD được áp với mức cao ngất ngưởng, tương đương với giá USD “chợ đen”. Trong những phiếu thu mà chúng tôi thu thập được có chữ ký người thu là Vũ Thị Thu Hồng và Phạm Thị Lan Hương... có dấu đỏ “đã thu tiền” của Phòng Tài chính – Kế toán, phần tỷ giá ngoại tệ được ghi rõ là 19.380 (19.380 đồng/1 USD - PV). Hầu hết phiếu thu đều tính theo tỷ giá này. So sánh tỷ giá USD với đồng Việt Nam mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong các ngày từ 16/12 đến 21/12/2009 đều ở mức 17.941 đồng/USD thì mức chênh lên đến 1.439 đồng. So với giá USD bán ra của Vietcombank niêm yết cùng ngày là 18.479 đồng/USD thì mức chênh là 901 đồng/USD. Như vậy với 520 USD mỗi sinh viên phải đóng thêm 468.000 đồng.

Việc áp tỷ giá cao một cách vô lý đã khiến sinh viên khoa Đào tạo hợp tác quốc tế lâm vào tình cảnh khó khăn. Một sinh viên giấu tên cho biết, để đủ tiền đóng nộp, không ít bạn đã phải cắm đồ, chạy vạy vay mượn.

Để làm rõ vấn đề, chúng tôi liên lạc với cán bộ phòng Tổ chức Hành chính - Trường đại học Công nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa nhận được câu trả lời xác đáng. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng cho biết: “Đối tác yêu cầu thu bằng USD, nhiều sinh viên không mua được USD nên nhà trường giúp đỡ bằng cách cho đóng tiền VND. Sau này, nhà trường lại phải mua USD để đóng lại cho đối tác. Phòng Tài chính Kế toán liên hệ với các ngân hàng để mua USD nhưng họ cũng không đáp ứng được. Để đủ tiền đóng cho đối tác, buộc chúng tôi phải mua USD từ các nguồn khác theo giá của thị trường”. Về vấn đề có hay không việc nhà trường trả lại cho mỗi sinh viên 500.000 đồng vì bị “thu oan” học phí nhưng đến nay sinh viên cũng không biết khoản tiền ấy đang ở đâu, ông Tuấn trả lời: “Vấn đề này tôi không biết, không phải vấn đề gì tôi cũng nắm được”. Nhiều câu hỏi khác xung quanh những điều khó hiểu vẫn chưa được đại diện nhà trường trả lời cụ thể.
 
Công Tâm
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 2 phút trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 16 phút trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 17 phút trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 34 phút trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 9 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

Top