Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân kêu khổ vì “siêu dự án” du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc

Chủ nhật, 07:00 30/12/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Dự án Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc được doanh nghiệp Xuân Trường và UBND tỉnh Thái Nguyên động thổ khởi công từ năm 2016. Thế nhưng, sau gần 3 năm khởi công, dự án có tổng mức đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng mới chỉ có duy nhất một con đường bùn đất, lầy lội cùng rất nhiều hệ lụy khiến người dân trong vùng dự án phải khóc dở, mếu dở…

Chủ đầu tư có được cấp tiền ngân sách?

Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc thuộc địa bàn 10 xã, thị trấn của 3 địa phương gồm thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ. Diện tích quy hoạch sử dụng đất khoảng 18.940 ha, trong đó Hồ Núi Cốc có diện tích khoảng 2.500 ha.

Dự kiến các phân khu chức năng chính của siêu dự án này gồm Khu tâm linh có Chùa Tháp cao 150m; khu dịch vụ đón tiếp, vui chơi giải trí có khách sạn 5 sao, sân golf 36 lỗ, khu bến thuyền; Khu làng văn hóa các dân tộc. Ngoài ra còn xây dựng 2 cổng chính vào khu du lịch. Vị trí 1 tại nút giao đường cao tốc với đường trục chính vào trung tâm thành phố, kết nối với đường vào khu du lịch. Vị trí 2 tại nút giao đường phía Tây với Tỉnh lộ 261.

Tại siêu dự án Hồ Núi Cốc, Doanh nghiệp Xuân Trường ban đầu cho biết sẽ xây dựng Tháp Phật giáo lớn nhất thế giới với chiều cao 150m, nền móng tháp có chiều rộng 10.000m2, có thể chứa được từ 5 đến 10 nghìn người và kinh phí lên tới 10.000 tỷ đồng.

Theo đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng và phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí công nhận là Khu du lịch Quốc gia trước năm 2025, hướng tới trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Khu du lịch sẽ mang lại doanh thu mỗi năm khoảng 2.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 2.800 lao động…


Toàn cảnh công trình dự án tâm linh ở hồ Núi Cốc của đại gia Xuân Trường (ảnh: Dân Việt)

Toàn cảnh công trình dự án tâm linh ở hồ Núi Cốc của đại gia Xuân Trường (ảnh: Dân Việt)

Trả lời báo Vietnamnet ngày 29/12/2018, ông Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cho biết: "Báo chí đưa tin về dự án hồ Núi Cốc, chủ đầu tư được cấp hơn 14.000 tỷ từ ngân sách nhà nước là không đúng. Tổng đầu tư được phê duyệt là hơn 4.000 tỷ, nguồn vốn DN tự có, vốn huy động hợp pháp và tiền công đức của các Phật tử.

Chúng tôi không sử dụng một đồng tiền ngân sách nào cả. Việc xây dựng một khu danh thắng để trở thành di sản, thời gian phải tính bằng nhiều chục năm chứ không phải vài năm. Đời này chúng ta chưa hoàn thành thì đến đời con, đời cháu sẽ làm tiếp".

Tuy nhiên, phát biểu về dự án này trên Vov.vn, PGS-TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu (Mạng lưới sông ngòi Việt Nam), người từng dự cuộc họp phản biện dự án cho biết: "Ngay từ khi doanh nghiệp có chủ trương thì Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam có tổ chức hội thảo mời phản biện thì lúc đó mới ngớ người ra không phải Xuân Trường làm hết. Việc lập đồ án không ổn lắm, doanh nghiệp nói sẽ đầu tư tới hơn 15.000 tỷ đồng nhưng thực chất Nhà nước phải bỏ ra 14.000 tỷ đồng".

Trước thông tin ông Nguyễn Văn Trường cho rằng, tổng đầu tư dự án Hồ Núi Cốc được phê duyệt là hơn 4.000 tỷ, nguồn vốn DN tự có, vốn huy động hợp pháp và tiền công đức của các Phật tử, PGS Đào Trọng Tứ cho biết những thông tin ông nêu là có chứng cứ xác thực vì ông từng tham gia phản biện.


Lễ động thổ xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc vào tháng 02/2016.

Lễ động thổ xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc vào tháng 02/2016.

Theo thông tin Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên công bố với báo giới vào tháng 3/2018 thì hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không có “siêu dự án nào của tỷ phú Xuân Trường với mức đầu tư 15.000 tỷ đồng mà có nhiều dự án khác nhau liên quan tới Hồ Núi Cốc. Theo đó, gồm:

Hai dự án Đường Bắc Sơn kéo dài (gồm hai dự án): tổng mức đầu tư của hai dự án 2.151,8 tỷ đồng. Hiện nay Dự án đường Bắc Sơn kéo dài dài 9,5km, được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng B.T, vẫn doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường là nhà đầu tư sẽ kết nối giao thông giữa thành phố Thái Nguyên với dự án khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc.

Đường trục nối ĐT 261 đến khu vực Đền Gàn, Hồ Núi Cốc, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên, UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông Vận tải lập đề xuất dự án và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 02/02/2018 với tổng mức đầu tư 614 tỷ đồng.

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước có Dự án xây dựng hạ tầng du lịch Khu du lịch Hồ Núi Cốc - Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với tổng mức đầu tư hơn 6.800 tỷ đồng (dự kiến ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% tổng mức đầu tư, 20% vốn ngân sách tỉnh).

Song do nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 là hết sức khó khăn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 10787/BKHĐT-KTDV ngày 29/12/2016 đề nghị tỉnh Thái Nguyên rà soát, tính toán lại tổng mức đầu tư của dự án phù hợp với tình hình nên tỉnh Thái Nguyên đã điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án khoảng 6.000 tỷ đồng (dự kiến đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 80% tổng mức đầu tư, 20% vốn ngân sách tỉnh). Do nguồn vốn đầu tư công của Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 khó khăn nên Ban thường vụ Tỉnh ủy đã có Kết luận số 246-KL/TU ngày 15/01/2018 lùi dự án đến sau 2020 tiếp tục triển khai.

Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách (dự án thành phần Khu du lịch Hồ Núi Cốc) do doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất được thực hiện từ năm 2016 có tổng mức đầu tư 4.062 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã ứng kinh phí để tỉnh giải phóng mặt bằng 20ha.


Dự án mới chỉ có duy nhất một con đường lầy lội

Dự án mới chỉ có duy nhất một con đường lầy lội

Theo thông tin từ hội nghị, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc họp bàn về tình hình triển khai các dự án thuộc Khu du lịch Hồ Núi Cốc với dự án khu tâm linh, doanh nghiệp Xuân Trường đã ứng kinh phí phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 20ha trong khi quy hoạch sử dụng đất tại dự án Hồ Núi Cốc có diện tích lên tới 2.500 ha. Ngoài ra, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên, công việc thi công mới chỉ tập trung ở việc làm đường và thi công đền Gàn (một trong những hạng mục của dự án).

Trả lời phóng viên về vấn đề này, ông Hoàng Thái Cương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cho biết: "Tại dự án Khu du lịch Hồ Núi Cốc, có khu tâm linh được ông Xuân Trường tự bỏ vốn đầu tư 4.000 tỷ. Hiện toàn bộ dự án đang làm thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng. Vừa rồi chúng tôi cũng điều chỉnh một số hạng mục. Tính đến nay đã có khoảng gần 2.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách đã được chi cho công tác GPMB".

Người dân kêu khổ vì dự án

Tại khu vực xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, người dân đang khốn khổ vì có đất nhưng không được canh tác vì dự án bị treo quá lâu. Từ khi khởi công dự án, cơ quan chức năng đã tiến hành đo đạc kiểm đếm hoa màu, đất của dân, nhưng việc quan trọng nhất là đền bù lại không thực hiện, không rõ ràng khiến người dân vô cùng bức xúc.

Bà Phạm Thị Khang, xóm 10, xã Vạn Thọ cho biết: "Nếu không có dự án này thì chúng tôi vẫn canh tác, lao động hằng ngày để mưu sinh trên khu đất. Tuy nhiên từ khi có dự án, cơ quan chức năng tới kiểm đếm toàn bộ nhà ở cùng mấy hecta đất của gia đình tôi nhưng tới nay vẫn chưa đền bù, do đó đất chúng tôi có cây cối hoa màu đành bỏ, không được thu hoạch. Tôi đã nhiều lần làm đơn kiến nghị chính quyền cho tôi tiếp tục canh tác nhưng không được phép. Nếu dự án không làm nữa thì chính quyền và doanh nghiệp phải trả lời chúng tôi. Dự án cứ treo như vậy chúng tôi biết mưu sinh như thế nào? Dân chúng tôi ở đây khổ vì nghèo đói".


Bà Phạm Thị Khang chỉ phần đất của mình nằm trong dự án

Bà Phạm Thị Khang chỉ phần đất của mình nằm trong dự án

Gia đình bà Phạm Thị Dung và ông Lý Hồ Thuần, xóm 10, xã Vạn Thọ bức xúc: Cả khu đồi cây phía sau nhà chúng tôi đã được đo đạc, kiểm đếm từ đầu năm 2016, nhưng chỉ đền bù được có chút ít phần đất làm đường cho dự án, còn lại khoảng 4 hecta đất của gia đình tôi đành bỏ phí nhiều năm nay. Nếu muốn trồng cây hay xây dựng gì đó thì chính quyền địa phương ngày lập tức có mặt để ngăn chặn. Không chỉ gia đình tôi mà rất nhiều hộ dân có đất nằm trong dự án đều như vậy.


Bà Phạm Thị Dung bức xúc vì chưa được đền bù.

Bà Phạm Thị Dung bức xúc vì chưa được đền bù.

Trước đó, tại cuộc đối thoại các bên gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đại Từ và UBND xã Vạn Thọ, ông Đoàn Đình Duyên (Trưởng xóm 10, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) đã đại diện cho người dân nêu lên ý kiến về việc kiểm đếm, đo đạc đất rừng của người dân không rõ ràng.

Những thửa đất dân khai phá trước năm 2013 (trước thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc), ông Duyên đề nghị phải được bồi thường, hỗ trợ đầy đủ do Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau thời điểm bà con khai phá, canh tác và chưa bồi thường cho dân được chuyển đổi sang rừng phòng hộ.


Ông Đoàn Đình Duyên, trưởng xóm 10, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trao đổi với báo chí.

Ông Đoàn Đình Duyên, trưởng xóm 10, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên trao đổi với báo chí.

Câu hỏi người dân đặt ra lúc này là dự án bao giờ triển khai và có triển khai nữa hay không?

Trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Tuấn (xóm 10, xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) lắc đầu ngao ngán vì không biết bao giờ dự án triển khai, mà cứ đề ra giai đoạn này, giai đoạn nọ rồi để treo kéo dài tới vài chục năm nữa thì dân còn phải khổ thêm nữa. Ông Tuấn cho biết, nhiều lần người dân hỏi chính quyền địa phương rằng khi nào họ tiếp tục triển khai nhưng không ai trả lời được. Ông Đoàn Đình Duyên, cũng chán nản nói rằng: "Chúng tôi đã hỏi chính quyền xã Vạn Thọ nhưng không có văn bản nào chính thức trả lời".

Minh Nhi

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Top