Đan Mạch: "Nếu bạn không định có con cho gia đình thì hãy làm thế vì đất nước"
GiadinhNet - Đối mặt với tỷ lệ sinh thấp thuộc hàng nhất thế giới, quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu đang phải đề ra những chính sách, biện pháp thúc đẩy người dân sinh con.
Đan Mạch cũng như nhiều nước châu Âu đang phải đối mặt với vấn đề giảm tỉ lệ sinh trong khi dân số già mỗi lúc một đông. Tỉ lệ sinh tại Đan Mạch nằm trong top thấp nhất thế giới, xấp xỉ 1,8 trẻ ở mỗi phụ nữ.
Đó là chưa kể đến độ tuổi trung bình khi có con đầu lòng của phụ nữ Đan Mạch cũng ngày càng tăng. Các lớp học giáo dục giới tính ở nước này thậm chí phải cảnh báo các công dân trẻ về mối nguy hiểm của việc có con muộn.
Lo ngại về ảnh hưởng của sự già hóa dân số lên nền kinh tế, các nhà chức trách Đan Mạch đang tích cực thực hiện các biện pháp khuyến khích sinh đẻ. Một chiến dịch được tiến hành ở Copenhagen đã được thực hiện để thúc đẩy người trẻ tuổi kết hôn sớm. Hỗ trợ tài chính là biện pháp được áp dụng nhiều nhất, khi có nơi trao tặng 10.000 euro cho mỗi em bé ra đời.

Đan Mạch đang phải làm cuộc cách mạng để tăng tỉ lệ sinh đẻ trong nước.
Thậm chí, một công ty du lịch ở nước này có tên Spies Rejser còn đưa ra những gói khuyến khích đẻ vô cùng độc đáo, theo The Independent. Theo đó, gia đình nào chứng minh được đứa con của mình được thụ thai trong khoảng thời gian sử dụng gói du lịch của công ty này, em bé sẽ được trợ cấp hoàn toàn cho 3 năm đầu tiên.
Spies Rejser còn thực hiện chiến dịch kêu gọi các cặp đôi sinh cháu cho bà bằng đoạn video có tên "Do it for Mom" (tạm dịch: Hãy làm điều đó vì mẹ). Đoạn video nói về khao khát có cháu của bà này được hy vọng là sẽ khiến các cặp đôi cảm thấy có lỗi với mẹ nếu không sinh con.
Quảng cáo này được cho là "ăn theo" một chiến dịch tuyên truyền sinh đẻ với tên gọi "Do it for Denmark" (Hãy làm điều đó vì Đan Mạch) đăng trên YouTube năm 2014. Chiến dịch này cũng kêu gọi người dân Đan Mạch tận hưởng các kỳ nghỉ lãng mạn để thực hiện nghĩa vụ... yêu tổ quốc.
Theo Independent, giới nhân khẩu học cho rằng một quốc gia nên giữ tỉ lệ sinh ở mức hơn 2 con/phụ nữ để đạt mức sinh thay thế nhằm duy trì sự cân bằng giữa trẻ mới sinh và người già qua đời.
Tuy nhiên, dưới tác động của các yếu tố văn hoá và kinh tế nhất định, chỉ khoảng 50% trong tổng số 224 quốc gia trên thế giới hiện tại đạt mức sinh thay thế. Với những quốc gia không đạt mức sinh thay thế như Đan Mạch, khuyến khích người dân "yêu" nhiều hơn là hướng giải quyết vấn đề.

Đan Mạch khuyến khích người dân sinh con vì lòng yêu nước
Tại Việt Nam, mức sinh thay thế vẫn được duy trì ổn định trong một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay, nước ta lại đang phải đối mặt với thực trạng chênh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng; xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển, trong khi đó, tại những nơi điều kiện kinh tế chưa phát triển, mức sinh rất cao, có nơi trên 2,5 con/phụ nữ.
Hiện trên cả nước có 33 tỉnh có mức sinh cao, 21 tỉnh mức sinh thấp và 9 tỉnh đạt mức sinh thay thế. Nếu để mức sinh "tụt" quá thấp, sẽ gây ra nhiều hệ lụy đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
Cụ thể, mức sinh thấp sẽ gây ra tình trạng suy giảm quy mô dân số. Nghĩa là, khi mức sinh thấp kéo dài không đủ sản sinh ra những đoàn hệ thay thế cha mẹ trong một thời gian dài sẽ tác động trực tiếp đến tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và làm cho quy mô dân số suy giảm (như Nhật Bản, Nga, Đan Mạch...).
Bên cạnh đó, với những quốc gia có mức sinh thấp sẽ dẫn đến việc thiếu hụt lực lượng lao động. Bởi khi đó, số người được sinh ra ngày càng ít đi và với việc chuyển đoàn hệ trong dân số sẽ làm cho dân số trong độ tuổi lao động - lực lượng chính tạo ra của cải vật chất và sự phát triển của xã hội - sẽ ngày càng bị thu hẹp.
Hơn nữa, mức sinh thấp còn đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số; gia tăng các dòng di cư (do mức sinh thấp, lực lượng lao động thiếu hụt tác động đến các chính sách di cư làm tăng các dòng di cư, thu hút lao động nhập cư).
"Những hệ lụy do mức sinh thấp kéo dài gây ra càng nghiêm trọng hơn nếu xảy ra ở những nước đang phát triển và năng suất lao động chưa cao như Việt Nam, kéo theo đó là phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội cho phù hợp với cơ cấu nhân khẩu học", Vụ trưởng Vụ Quy mô Dân số Đặng Quỳnh Thư nhấn mạnh.
Từ thực tế trên, ngày 28/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030, trong đó, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sẽ được triển khai tại vùng mức sinh thấp là: Rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ 2 con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách khuyến khích không kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con…

Nam thanh niên 24 tuổi ở Hà Nội mắc bệnh ở 'vùng kín' thừa nhận một sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải
Dân số và phát triển - 31 phút trướcGĐXH - Khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân xuất hiện các nốt bất thường ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhân cho biết bản có nhân quan hệ tình dục không an toàn nhiều lần.

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 22 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.