Đằng sau sự vắng dần bữa cơm gia đình
Trên Google+, một bậc phụ huynh thuật lại câu chuyện có lẽ cũng là nỗi ưu tư của không ít người nhưng lại thường bị khỏa lấp, lãng quên trong cuộc vật lộn hàng ngày để mưu sinh hoặc do mải miết chạy theo công việc, chạy theo sự thành đạt hay làm giàu:
Những thông tin này dù chỉ trong một lớp học, ở một trường, trong một quận, của một thành phố nhưng cũng đáng suy ngẫm và giật mình. Bản thân cũng phải xem lại mình mà điều chỉnh. Một thực tế nữa là có nhiều học sinh hầu như không có những buổi cơm gia đình trong những ngày thường. Sáng ba mẹ vội vã cho ăn đâu đó ngoài đường hoặc căng tin trường, trưa ăn ở trường, chiều tạt ngang ăn đỡ cái gì đó để còn đi học thêm, tối mịt về nhà có khi chỉ ăn một mình.
Một bữa cơm gia đình, một khoảng thời gian đưa đón con đến trường/về nhà, một ít thời gian đọc sách cho con ngủ, một đôi điều tâm sự với con trước khi ngủ... tất cả những điều này giá trị biết bao nhiêu nhưng dễ bị sao nhãng, quên lãng trong cuộc sống đầy bận rộn này. Loay hoay, tất bật với những điều này, trong một cuộc sống như vậy, cuối cùng để làm gì?” (Ngan Nguyen Tran).
Những thở than và âu lo ấy không phải mới xuất hiện. Và “cuối cùng để làm gì” thì người ta cũng không biết nữa. Đó là câu hỏi không dễ trả lời khi người ta ở giữa vòng xoáy lo toan, lo cho cuộc sống, lo cho tương lai, và thậm chí ngay cả lo cho chính đứa con đang không có bữa cơm gia đình. Đó là sự câu thúc của cuộc sống hôm nay, nhất là ở các đô thị.
Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu thì “bữa ăn gia đình chính là sợi dây liên kết các thành viên trong gia đình lại với nhau, là nơi các thành viên gia đình chia sẻ những vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Mỗi thành viên gia đình là một người riêng lẻ, họ có thế giới riêng nhưng thế giới riêng đó nếu không có sự kết nối với nhau thì họ sẽ như những người xa lạ ngoài xã hội. Từ đó dẫn đến chuyện họ là những người sống chung một ngôi nhà chứ không phải là một gia đình. Nếu không có bữa cơm, ít thấu hiểu nhau, dây liên kết lỏng ra, dễ bị đứt”.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý - Giáo dục thành phố Hà Nội, thì cho rằng “bữa cơm gia đình là hình ảnh biểu trưng của hơi ấm gia đình, là nơi để chia sẻ chứ không phải đơn thuần là chúng ta ngồi ăn với nhau một bữa cơm. Nếu cứ suốt ngày đi rồi tối ai về phòng nấy thì chỉ là duy trì sự tồn tại của gia đình chứ không phải xây dựng một gia đình theo đúng nghĩa”.
Nói bữa cơm gia đình thực ra không chỉ là nói về bữa cơm. Đằng sau sự thưa hiếm dần, thậm chí sự thiếu vắng hẳn bữa cơm gia đình là sự chăng kéo của các lực hút khác nhau đối với từng thành viên trong gia đình, là sự rạn vỡ của gia đình - tế bào của xã hội, một thiết chế thiết yếu cho sự ổn định xã hội và trao truyền đạo đức xã hội - dưới áp lực của cuộc sống hiện đại và do sự yếu kém của những thiết chế khác như nhà trường, hệ thống công quyền, luật pháp và xã hội công dân.
Nhưng trước hết, đó là sự thay đổi trong quan niệm về thang giá trị trong xã hội mà ngay chính những trẻ em mới học lớp 5 cũng bị ảnh hưởng. Như trong câu chuyện của Ngan Nguyen Tran kể lại, đa số học sinh trong lớp đã chọn hạnh phúc là giàu có, học giỏi và bố mẹ có chức vụ cao; rất ít em chọn gia đình hòa thuận là hạnh phúc. Đó thực ra là sự phản ánh, sự phóng chiếu quan niệm, mong muốn, hy vọng của người lớn vào các em.
Chẳng trách được từ đó sẽ nảy sinh ra những người trẻ tìm mọi cách để có tiền, kể cả giết người không ghê tay như Lê Văn Luyện, như những kẻ lừa bán và giết người yêu, giết ông bà, anh em để cướp của hòng thỏa mãn nhu cầu vật chất của mình. Chính sự thay đổi trong thang giá trị của xã hội, bên cạnh áp lực của cuộc sống hiện đại và cuộc mưu sinh, là đòn trí mạng đánh vào gia đình, giá trị của gia đình và mối dây liên kết giữa các thành viên.
Trong bối cảnh đó, sự yếu kém của nền giáo dục trong việc dạy làm người, sự kém hiệu quả của hệ thống công quyền và luật pháp trong việc ngăn ngừa bạo lực và những tội phạm liên quan đến gia đình càng làm cho những khó khăn mà thiết chế gia đình gặp phải trở nên trầm trọng hơn. Còn lại xã hội công dân - mà lịch sử đã từng cho thấy vai trò của nó trong việc bảo vệ các giá trị được xã hội thừa nhận, mỗi khi xã hội rơi vào cảnh nhiễu nhương - lẽ ra đã có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong việc đề cao và gìn giữ giềng mối gia đình cũng như những giá trị xã hội khác nhưng đã gặp phải nhiều hạn chế.
Bảo sao đa số học sinh lớp 5, lứa tuổi cần biết bao tình yêu gia đình để lớn lên thành người, đã không chọn câu c - mọi người trong gia đình sống hòa thuận là điều hạnh phúc.
Vậy lối ra là ở đâu? Chờ cho cuộc cải cách giáo dục đi đến đích? Chờ hệ thống công quyền và bảo vệ luật pháp cải thiện hiệu quả hoạt động? Chờ thì cứ chờ, nhưng trong khi chờ, xã hội không thể ngồi im mà không làm gì để tự cứu lấy mình. Từng cá nhân, từng gia đình, từng nhóm xã hội cần và có thể đốt lên một que diêm, nhen lên một ngọn lửa nhằm cứu lấy những giá trị của gia đình, của cộng đồng, của xã hội.
Theo Thesaigontimes

Cứu nam bệnh nhân suýt tàn phế vì bị chẩn đoán sai bệnh 2 lần
Xã hội - 4 giờ trướcDù đã điều trị ở Mỹ và Hàn Quốc với chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, nam bệnh nhân 43 tuổi, quê Cà Mau vẫn không cải thiện tình trạng đau nhức và khó đi lại. Khi trở về Việt Nam, anh được phát hiện nguyên nhân thực sự là hoại tử chỏm xương đùi và chữa trị nhanh chóng.

Triệu tập các đối tượng tung tin đồn vỡ đập thủy điện Bản Vẽ
Xã hội - 4 giờ trướcNgày 28/7, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết đã triệu tập các đối tượng đăng tải thông tin sai sự thật về vỡ đập Thủy điện Bản Vẽ. Tin đồn này đã gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.

Người phụ nữ Hải Phòng nguy kịch khi làm đẹp ở cơ sở thẩm mỹ đã không qua khỏi
Xã hội - 4 giờ trướcTrả lời PV Báo Sức khỏe và Đời sống, người thân chị Nguyễn Thị Th. cho biết: "Em tôi mất lúc 12h52 hôm nay (28/7) tại Bệnh viện Bạch Mai. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành khám nghiệm tử thi...".

Tử hình thanh niên đâm chết mẹ vì không làm đồ ăn sáng cho mình
Xã hội - 5 giờ trướcNgủ dậy, Khanh đi xuống nhà bếp tìm đồ ăn sáng nhưng không có. Cho rằng mẹ không lo chu đáo việc ăn uống trong gia đình, Khanh lấy dao đâm mẹ chết.

Người dân vùng lũ Nghệ An bới tìm tài sản trong lớp bùn dày đặc
Xã hội - 5 giờ trướcNước lũ rút, tài sản của nhiều hộ dân vùng lũ Nghệ An lẫn trong lớp bùn dày đặc. Người dân mệt mỏi bới bùn, cố gắng vớt vát những gì còn lại.

Sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến các vết nứt gãy toà nhà 36 tầng ở TP.HCM
Xã hội - 6 giờ trướcChiều 28/8, UBND phường Tam Thắng, TP.HCM (trước đây thuộc TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết, phường đã kiến nghị Sở Xây dựng TP.HCM sớm tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự cố nứt, gãy tại toà nhà Lapen Centre ở số 33A đường 30/4.

Yêu cầu đề xuất giải pháp xử lý lỗ hổng chết người từ vụ lật tàu Vịnh Xanh 58
Xã hội - 6 giờ trướcVăn phòng Chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của PTT Thường trực Nguyễn Hòa Bình về việc đề xuất các giải pháp xử lý lỗ hổng từ vụ lật tàu Vịnh Xanh 58.

Danh sách 350 xe bị phạt nguội trong một tuần ở Bắc Ninh
Xã hội - 6 giờ trướcTừ ngày 18-24/7, Phòng Cảnh sát giao thông Bắc Ninh đã phát hiện và xử lý 350 xe vi phạm thông qua hệ thống camera giám sát.

Tử hình kẻ sát hại mẹ ruột, đem xác đi phi tang
Xã hội - 6 giờ trướcNam thanh niên ở Đà Nẵng vừa bị tuyên án tử hình về vì hành vi sát hại mẹ ruột rồi đem xác đi phi tang.

Robot đào hầm ngầm tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội đã đến ga Văn Miếu
Xã hội - 6 giờ trướcNgày 28/7, máy đào hầm TBM số 1 có tên "Thần tốc" đã chính thức tiến vào ga ngầm S11 - Văn Miếu, đánh dấu cột mốc kỹ thuật quan trọng trong quá trình thi công đoạn hầm tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội.

Bất ngờ những ngày cuối tháng 7, 4 con giáp này đón những điều mới
Đời sốngGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp may mắn tuần này bất ngờ đón những điều mới trong những ngày cuối tháng 7.