Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đảo toàn khỉ là khỉ

Thứ sáu, 15:51 19/09/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Ít ai biết rằng, chỉ cách nơi gần đất liền của tỉnh Quảng Ninh hơn 1km, lại có một “Hoa quả sơn” thanh bình - nơi bầy khỉ vàng ngót nghìn con đang sinh sống, được nuôi dưỡng để phục vụ công tác nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm các loại vaccine bảo vệ sức khỏe con người.

Từ cảng Vũng Đục, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), chỉ sau 10 phút, chiếc xuồng cao tốc đã đưa chúng tôi cập vào bờ Tây “Hoa Quả sơn” - bản doanh chính của đảo với vài ba dãy nhà ẩn hiện sau những hàng dừa và phượng vĩ.

Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch thị xã Cẩm Phả cho biết: “Đảo Rều thuộc phường Cẩm Đông, cách trung tâm thị xã chừng 4 km về phía Đông Nam. Xa xưa, đảo Rều vốn là đảo hoang, chỉ một số cư dân từ đất liền  đến đây trồng khoai sắn. Năm 1962, nơi này được Bộ Y tế quyết định đầu tư thành nơi nuôi khỉ thí nghiệm, phục vụ cho công tác nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Còn bây giờ, đảo Rều chính thức thuộc Trung tâm nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế). Cái tên “đảo Khỉ” cũng đã ra đời từ đó”.

Chuyện của “Chúa khỉ”

“Tôi là Long, Chúa khỉ”, bác sĩ thú y Vũ Công Long tự giới thiệu một cách hóm hỉnh. “Chúa khỉ” sinh năm 1964, tuổi Giáp Thìn, “lên ngôi” vừa được 3 năm nhưng đã có 24 năm gắn bó với đảo Rều. Từ một  nhân viên chăm sóc bầy khỉ, Long theo học bộ môn thú y và trở thành bác sĩ chuyên ngành. Vợ anh cũng là một kỹ sư chăn nuôi. Họ sống trên đảo từ khi còn trẻ. Cưới nhau, rồi sinh con đẻ cái ở đây. Với anh, đảo Rều  là cả một kho tàng vô tận về bầy khỉ. Và đây là câu chuyện của “Chúa khỉ”:

Chúng chả khác chúng ta bao nhiêu. “Ái - ố - hỉ - nộ” có cả. Nghịch ngợm, phá phách “nhất quỷ nhì ma... thứ ba các chú”. Hãy cứ nhìn cái rừng phi lao phía bờ Đông bên kia thì biết. Chúng đu vít đến cong queo, cây nào cũng như bonsai cả lượt. Đảo trồng khá nhiều dừa và nhãn nhưng chả bao giờ có quả. Vừa ra hoa, chúng đã vặt bằng sạch. Tất cả những ngôi nhà ở đây đều phải đổ mái bằng. Lợp ngói, chúng sẽ bóc cho nhìn thấy trời. Hãi nhất là các bà các cô xinh đẹp từ Hà Nội ra công tác, váy hoa, đồ lót đem phơi, cặp rất cẩn thận, vậy mà lúc quay ra chẳng thấy đâu. Đến khi nhìn lên ngọn cây, thấy phất phới cả loạt. Tất cả đều bị xé te tua.

Có thể tưởng tượng được không về câu chuyện tôi sẽ kể ra đây? Đã gần 20 năm trôi qua, có một lần chúng tôi phải chuyển mấy chục con khỉ đã đủ tuổi thử nghiệm sang đảo Rều Đá cách đây chừng 1.000m. Tới nơi có một con kêu gào không ngớt. Mọi người đồ rằng có thể nó không quen môi trường mới. Nó kêu suốt đêm. Rồi bên này, cũng có một con phóng ra bãi cát gào lên như thế. Đến nỗi cả đảo phải thức giấc. Mấy ngày sau, một công nhân chèo xuồng từ bên đó trở về, lúc ra đến khoảng giữa biển bỗng phát hiện hai con khỉ đang ôm ghì lấy nhau vật lộn. Lập tức, cả hai bị tóm sống. Mang về đây, chúng tôi xem khắp người, cả con đực và con cái tuyệt nhiên chẳng thấy vết cào cắn xây xát nào, bèn thả ra. Cả hai cùng phóng tít lên cây. Tôi để ý quan sát, chỉ ít phút sau, chúng đã ngả vào lòng nhau đầy âu yếm. Bấy giờ, tất cả mới vỡ lẽ nguyên nhân của sự gào thét và vượt biển bất chấp cái chết.

Ở đây, khỉ sống thành từng đàn trên dưới  50 con và rất có kỷ luật để bảo vệ bầy đàn. Ít nhất, chúng tôi đã 5 lần tóm sống được 5 chú trăn từ các đảo đá lân cận vượt biển thâm nhập vào đảo Rều. Tất cả đều do sự phát hiện của các đàn khỉ. Con trăn dù nằm mai phục ở bất cứ chỗ kín đáo nào vẫn bị lũ khỉ nhìn ra và cả đàn đều từ trên cao hướng mắt vào vị trí của kẻ thù, hô hoán ầm ĩ cho đến khi đối thủ bị con người tiêu diệt.

Mỗi đàn là một lãnh địa riêng do một con khỉ đực mạnh mẽ nhất cai quản. Khỉ đầu đàn có quyền lực tối thượng, đi một bước, cả bầy phải theo. Vị trí này được xác lập bởi những trận chiến khốc liệt, thậm chí đổ máu để giành lãnh địa và... các nàng khỉ cái. Để đoạt ngôi thủ lĩnh, nhiều cuộc xung đột đã xảy ra giữa các con đực cùng đàn. Kẻ chiến thắng trở thành “Hầu vương”, yên tâm ngự trị và thả sức nhân giống vào tất cả các “phi tần già trẻ” cho tận đến lúc lú lẫn. Rồi một cuộc đảo chính mới nổ ra, kết thúc một “vương triều”.

Nhưng chưa hết, những con khỉ bại trận bị tân “Hầu vương” trục xuất khỏi bầy đàn. Chúng trở thành những tay “du thủ du thực” một mình lang thang dọc theo các bờ cát hoặc lượn lờ quanh các khu tập thể, nhà văn phòng, gây đủ trò quậy phá hoặc xin xỏ quà bánh của khách thăm đảo. Đặc biệt khi gặp các cô xinh tươi, bọn “ma bùn” sẵn sàng vỗ mông một cách thản nhiên, mặc các cô khiếp hãi!

Tiêm thử nghiệm vaccine trên khỉ. Ảnh: T.G

Công việc âm thầm

Tôi đã có một buổi chiều được cười thoả thích giữa không gian xanh rượi, với chiếc máy ảnh nhỏ nóng ran toàn ảnh khỉ là khỉ. Hòn Rều không rộng, tổng diện tích 22ha, rừng tự nhiên xum xuê xen lẫn với rừng trồng - đây quả là vương quốc lý tưởng của bầy khỉ. Giống khỉ nuôi trên đảo thuộc họ khỉ vàng Đông Nam Á có tên gọi Maccaca Mullata, với đặc điểm lông vàng, đít đỏ, đuôi hơi ngắn và đặc biệt là phần lông ngực màu xanh xám. Ở đây, chúng được nuôi theo phương pháp bán tự nhiên: không nhốt, ăn thức ăn riêng. Hàng ngày những nhân viên của đảo đi xuồng vào đất liền làm công việc tiếp phẩm cho cả người và khỉ.

Giờ ăn. Ảnh T.G

Mỗi ngày, cả bầy được ăn hai lần vào lúc 9h và 13h. Thức ăn của chúng phải là cơm gạo lức trộn đậu đen hoặc đậu tương, lạc nhân và muối, với định suất 3 lạng cho mỗi con, thành tiền khoảng 5.000 đồng/suất. Riêng củ quả tươi, mùa nào thức nấy, đều đặn mỗi tuần 2 lần, nhất thiết “các chú phải được xơi” đủ loại như chuối, ổi, mía, cam, khoai lang, cà rốt... Đó  là những bữa tiệc thật mỹ mãn song cũng nhiều “chí chóe” nhất, bởi “Hầu vương” luôn ngang dọc xông pha đuổi đánh những “khách không mời” từ các đàn khác xông đến cướp trái cây. Nhìn bầy khỉ con nào cũng săn chắc,  lông lá mượt mà, đủ biết những người nuôi dưỡng chúng ở đây nghiêm túc và tận tụy thế nào.

Tuổi thọ trung bình của khỉ là 30 năm. Chúng bước vào thời yêu đương lúc 4-5 tuổi. Mùa yêu đương của khỉ cũng trùng với mùa cưới của con người và đến tháng 2- 3 năm sau là mùa sinh sản. Khỉ mẹ mang thai 6 tháng. Sau khi đẻ, 6 tháng sau chúng có thể có mang trở lại. Một đời, khỉ có thể đẻ từ 7-10 lứa. Hàng năm trên đảo có hàng trăm “cô” khỉ bụng mang dạ chửa.

Việc theo dõi, chăm sóc, bảo vệ  chúng không hề là chuyện giản đơn, khi mà toàn đảo chỉ có 14 CBCNV. Họ phải làm việc dường như không có ngày nghỉ. Trong khi mức thu nhập quân bình mỗi người chỉ được từ 1,3 - 1,5 triệu đồng/tháng. Điện lưới không có. Nhu yếu phẩm, thực phẩm nhất nhất đều phụ thuộc vào chợ búa trong bờ. Thương nhất là những đứa trẻ 6 - 7 tuổi đã phải xa cha mẹ để vào đất liền trọ học. Chị Hà, một công nhân của đảo, nâng đứa con trai chưa đầy năm trên tay mỉm cười, vừa nựng vừa như nói với khách: “Mẹ cháu chị (chỉ) biết mỗi nấu cơm cho khị xôi (khỉ thôi). Ợ (ở) đây không có đu quay, không có kem đâu. Bác ra đây có buồn hông (không)?”. Tôi ngắm gương mặt tươi tắn của người mẹ trẻ, thầm nhận ra rằng chị hoàn toàn bằng lòng với công việc và cuộc sống hiện tại.

Cả 3 thế hệ của gia đình chị Hà đều gắn liền với cuộc sống lặng lẽ của hòn đảo nhỏ. Có lẽ chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu và cảm thông một cách sâu xa những thiếu thốn, vất vả của hàng ngày và những  công việc tưởng chừng đơn điệu mà họ đang làm. Bởi vì đây là đảo cấm. Việc nuôi dưỡng, phát triển bầy khỉ có một tầm quan trọng đặc biệt. Đó là phục vụ cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học vì cuộc sống cộng đồng. Hơn 40 năm - tại đây - từ loài khỉ vàng Macaca Mullata, các nhà khoa học đã sản xuất thành công nhiều loại vaccine vô cùng cần thiết như vaccine phòng bại liệt, chống viêm gan A, Rotavirus (ỉa chảy ở trẻ em, viêm đường hô hấp...). Và mới đây nhất - năm 2005 - họ đã sản xuất được vaccine chống virus H5N1, thử nghiệm thành công trên động vật và đang xin phép thử nghiệm trên người.

Hòn đảo nhỏ nhoi

Tôi hỏi bác sĩ Long: “Làm thế nào để duy trì số lượng bầy khỉ khi mà mỗi năm ít nhất phải có vài trăm con sử dụng cho yêu cầu nghiên cứu?”. “Đấy chính là điều chúng tôi băn khoăn nhất” - Long trầm ngâm.       

Hiện tại, nguồn kinh phí hàng năm dành cho đàn khỉ trên đảo lên tới 1 tỷ đồng. Con số có vẻ như to tát nhưng so với nhu cầu thực tế vẫn rất thấp.

Để phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất vaccine, cần phải có khỉ tiêu chuẩn. Nghĩa là chúng phải hội đủ những yếu tố: ở lứa tuổi 1,5 -2 năm, trọng lượng phải đạt từ 2-2,5kg. Khỉ già quá hoặc non quá đều không sử dụng được. Mỗi tháng có khoảng 20 - 30 con đến độ tuổi phù hợp cho nghiên cứu sẽ được chuyển sang khu thực nghiệm. Trước đó, chúng được nhốt riêng, đánh số để theo dõi và lấy máu xét nghiệm. Nếu con vật hoàn toàn khoẻ mạnh mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Có con được tiêm vaccine thử nghiệm hoặc mổ lấy thận để nuôi cấy tế bào. Có con cần lấy não, tủy sống tùy theo yêu cầu của việc nghiên cứu và sản xuất vaccine. Những con khỉ sau khi hoàn thành sứ mạng đều phải thiêu hủy để đảm bảo an toàn cho bầy còn lại.

Có một nguy cơ lớn hơn là sự giao phối giới hạn kéo dài trong phạm vi của một bầy đàn, đang dẫn tới tình trạng thoái hoá về nòi giống. Chính bởi lẽ này, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, đánh giá về số lượng và chất lượng đàn khỉ đang được xúc tiến. Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và Sinh phẩm y tế bắt đầu triển khai một chương trình tìm kiếm nguồn giống khỉ vàng mới trên phạm vi rộng lớn, từ Hải Phòng đến Quảng Bình và các địa phương miền núi phía Bắc, nhằm bổ sung, phát triển cả về số lượng và chất lượng đối với đàn khỉ đảo Rều.

“Đây là công việc cực kỳ phức tạp nhưng không có cách lựa chọn tốt hơn và không phải ai cũng hiểu việc làm này. Ngay đầu năm 2008, chúng tôi đã bị Kiểm lâm Quảng Ninh tịch thu mất trên 10 con khỉ bố mẹ đang trên đường đưa từ Cát Bà về. Mọi giải trình đều vô ích”, Vũ Công Long lắc đầu. Vào thập niên đầy dịch bệnh này, bầy khỉ đảo Rều cũng bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ suy thoái.

Tôi rời “Hoa Quả sơn” vào lúc nhá nhem chiều. Ngoảnh lại, chợt thấy hòn đảo nhỏ nhoi, đơn độc quá. Đơn độc và âm thầm như chính những số phận đang sống vì nghĩa cả giữa hòn đảo cấm.

Phỉ Thúy

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Hà Nội: Phát hiện thi thể nữ sinh ở hồ Láng, nạn nhân đeo ba lô có nhiều viên gạch

Thời sự - 4 phút trước

GĐXH - Người dân đi qua khu vực ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội bất ngờ phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Một người mẹ bị khởi tố vì giao xe cho con điều khiển, gây tai nạn chết người

Pháp luật - 36 phút trước

GĐXH - Dù con trai chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bà Lan vẫn giao xe dẫn đến vụ tai nạn làm một người chết.

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Vì sao 4 dự án giao thông trọng điểm có nguy cơ chậm tiến độ?

Thời sự - 38 phút trước

GĐXH - Khó khăn trong cung ứng nguồn vật liệu, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng cùng với năng lực nhà thầu thi công..., 4 dự án giao thông trọng điểm ở Thanh Hóa đứng trước nguy cơ chậm tiến độ.

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

23.000 'sổ đỏ' làm xong rồi 'cất kho' vì chưa có người đến nhận

Thời sự - 41 phút trước

GĐXH - Dù đã hoàn thiện, tuy nhiên hơn 23.000 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Quảng Trị đến nay vẫn đang phải 'cất kho' tại cơ quan nhà nước vì chưa có người đến nhận.

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Tiết lộ điều chưa biết về ‘Em bé Điện Biên’ tỏa sáng giữa rừng cờ hoa và chiến sĩ

Thời sự - 43 phút trước

GĐXH - Hình ảnh “Em bé Điện Biên” chỉ xuất hiện trong khoảng 15 giây trong màn xếp hình nghệ thuật tại buổi lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ để lại ấn tượng mạnh mẽ, thu hút được chú ý.

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hào hùng Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 2 giờ trước

Lễ diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với khí thế hào hùng, có sự tham gia của hơn 12.000 người diễn ra sáng nay tại TP Điện Biên.

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các con giáp này đối mặt thách thức nên chú ý ngay điều này để vận may kéo tới

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo tử vi tuần mới 6/5 - 12/5/2024, các tuổi Tý, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân... đối mặt thách thức nên chú ý điều này để vận may kéo tới.

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Tội ác của kẻ cướp, giết nữ nhân viên quán cà phê ở TP.HCM

Pháp luật - 4 giờ trước

Đóng giả là khách vào quán cà phê “nhạy cảm”, đối tượng ra tay tàn độc với nữ nhân viên để cướp tài sản. Trong quá trình trốn chạy, hắn đã bị hơn 1.000 cảnh sát vây bắt trong khu rừng 50ha.

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, khu vực miền Bắc tiếp tục xuất hiện mưa rào và dông có thể kèm theo sấm sét, lốc xoáy và gió giật mạnh. Dự báo hiện tượng thời tiết cực đoan còn kéo dài trong những ngày tới.

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - "Mấy ngày nay, ông ấy tỉ mẩn ngồi đính những huân huy chương được tặng lên chiếc áo trắng mới nhất rồi treo ngay ngắn trong phòng. Những bài hát, vần thơ những ngày "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ở chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ngân nga suốt ngày. Cả nhà như sống lại những tháng ngày hào hùng của dân tộc" – vợ cựu binh Võ Nguộc (chiến sĩ Điện Biên Phủ) tâm sự.

Top