Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ

Thứ hai, 10:13 22/07/2024 | Dân số và phát triển

Những người mới làm mẹ thường lo lắng không biết khi nào bé đói cần cho bú mẹ. Dưới đây là hướng dẫn và nhận biết dấu hiệu bé đang đói.

Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ sơ sinh cần bú ít nhất 8 đến 12 lần (đôi khi nhiều hơn) trong 24 giờ trong vài tuần đầu tiên. Điều đó có nghĩa là cần cho bé ăn hai đến ba giờ một lần. Nhận biết dấu hiệu bé đói rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong những ngày đầu đời.

1. Những dấu hiệu bé đói

Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ- Ảnh 1.

Bé ngậm hoặc mút tay là một trong những dấu hiệu nhận biết bé đói.

Khi bé khóc, có thể bé đã rất đói và khó chịu. Khóc thường là dấu hiệu muộn của cơn đói ở trẻ sơ sinh. Trước khi khóc, trẻ thường kiên nhẫn ra hiệu rằng chúng cần được bú với nhiều loại tín hiệu đói. Do đó mẹ nên học cách đọc các tín hiệu trẻ đói phổ biến. Dưới đây là một số dấu hiệu đói sớm mà bé có thể biểu hiện:

  • Tỉnh táo và năng động hơn.
  • Quay đầu như đang tìm kiếm thức ăn. Đây là phản xạ tìm ti mẹ.
  • Mở và ngậm miệng giống như những chú chim nhỏ chờ ăn.
  • Quay đầu về phía vú, hoặc hơi sữa.
  • Thực hiện động tác mút bằng miệng (ngay cả khi trẻ không có núm vú giả).
  • Mím môi, chảy nước dãi nhiều hơn hoặc lè lưỡi.
  • Mút ngón tay , bàn tay hoặc quần áo.
  • Nắm chặt tay thành nắm đấm nhỏ.
  • Nhìn chằm chằm vào mẹ và nhìn theo mẹ quanh phòng nếu mẹ là người chính cho ăn.
  • Nhíu mày.
  • Tạo ra âm thanh "neh!" ngay trước khi khóc.
  • Cơn đói cồn cào sẽ đánh thức bé ngay cả khi đang ngủ say.

Nếu bé ngủ nhiều hơn bình thường, hãy sử dụng biểu đồ hoặc hướng dẫn cho ăn để ước tính xem liệu bé có bú đủ thường xuyên theo độ tuổi hay không.

2. Làm sao mẹ biết trẻ bú đủ?

Có thể khó cảm thấy chắc chắn bé đã bú đủ sữa, đặc biệt nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mẹ đừng lo lắng, em bé sẽ nhanh chóng học cách báo hiệu rằng bé cần nhiều sữa hơn. Mẹ có thể sẽ không phải lo lắng gì nhiều ngoài việc đưa con vào vị trí và sẵn sàng cho bé bú bất cứ khi nào phát hiện ra dấu hiệu đói của bé.

Dấu hiệu bé đói cần cho bú mẹ- Ảnh 2.

Khi bé nằm trong tư thế thư giãn cơ thể, thoải mái là tín hiệu cho biết bé bú đủ hoặc chưa đói.

Trong suốt những ngày đầu khi bé lớn lên, bụng bé cũng lớn dần theo. Trên thực tế, dạ dày của trẻ sơ sinh phát triển từ kích thước bằng quả anh đào khi mới sinh, đến quả óc chó vào ngày thứ 3, quả mận khi được 1 tuần và quả trứng gà lớn khi được 1 tháng.

Điều này có nghĩa là bé cần bú nhiều lên theo thời gian và tháng tuổi. Hãy quan sát bé trong khi bé đang bú để thấy bé nuốt. Ngoài ra, mẹ có thể nghe thấy tiếng bé nuốt khi bú. Bé cũng sẽ cho mẹ biết khi nào bé đã bú no và hài lòng.

Trẻ sơ sinh có nhiều tín hiệu "đã no" và "chưa đói". Nếu muốn biết liệu bé có hài lòng sau khi bú hay không, hãy quan sát những biểu hiện sau:

  • Thả hoặc đẩy vú hoặc bình sữa ra xa.
  • Ngậm miệng và không phản ứng với sự khuyến khích ngậm hoặc mút lại.
  • Bàn tay mở và thư giãn (thay vì nắm chặt).
  • Thư giãn cơ thể.
  • Nhìn xung quanh và thể hiện sự thích thú khi chơi.
  • Nhìn mẹ, thậm chí có thể mỉm cười.
  • Tỏ ra muốn ngủ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé bao gồm việc cân bé và so sánh với biểu đồ tiêu chuẩn về cân nặng của bé. Mức tăng cân dự kiến khi bé bú đúng cách là khoảng 155 đến 240g mỗi tuần trong 4 tháng đầu đời.

Một số bé có thể tăng cân nhiều hơn một tuần so với những bé khác và điều này là bình thường. Miễn là tổng thể bé tăng cân đều đặn và dài người hơn thì bé vẫn bú bình thường.

Nếu bé bú không tốt, mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu khác, chẳng hạn như:

  • Năng lượng thấp hoặc có vẻ rất mệt mỏi và buồn ngủ.
  • Dành quá ít thời gian để bú vú hoặc bú bình.
  • Liên tục mất nhiều thời gian để cho ăn, hơn 30 đến 40 phút.
  • Ngủ ngay sau khi bắt đầu bú.
  • Miệng bám núm vú không chặt hoặc rất nông.
  • Ti mẹ đau khi trẻ bú.
  • Nước tiểu màu vàng đậm (thay vì nhạt).
  • Những đốm khô màu đỏ đến nâu trên tã của chúng.
  • Không có đủ tã bẩn (trẻ sơ sinh nên có ít nhất 3 đến 4 tã bẩn mỗi ngày).

Vì vậy, khi gặp các dấu hiệu trên, mẹ hãy cho trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú. Điều này có thể cho thấy bé đang gặp khó khăn trong việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Đây là điều cần được giải quyết ngay lập tức.

3. Có nên đánh thức bé dậy để bú không?

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh khỏe mạnh, phát triển tốt sẽ thức dậy để bú và miễn là trẻ được ngậm đúng cách sẽ nhận được đủ lượng sữa cần thiết. Nhưng có thể có lý do khiến trẻ sơ sinh buồn ngủ hơn và do đó cần được đánh thức để bú. Điều này bao gồm các lý do sức khỏe, chẳng hạn như vàng da, nhiễm trùng...

Nguyên tắc chung cho trẻ mới sinh là không nên thường xuyên ngủ 4 tiếng hoặc lâu hơn mỗi lần. Nếu lo lắng bé ngủ quá nhiều, thường xuyên thích ngủ hơn là bú và điều này ảnh hưởng đến việc ăn uống, hãy hỏi chuyên gia tư vấn chăm sóc trẻ sơ sinh hoặc bác sĩ nhi khoa về việc có nên đánh thức bé dậy để bú hay không, có cần đưa trẻ đi khám hay không.

NHS. Đỗ Thị Thanh Huyền
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Để hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 19 giờ trước

Nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Top