Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án 1816 trên quê hương cách mạng

Từ khi triển khai Đề án 1816, ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh đã dần dần có những bước phát triển. Người dân vùng sâu Tuyên Quang đã bắt đầu được thụ hưởng dịch vụ y tế chất lượng hơn.

Tiếp nhận và chuyển giao

Khoa Tai mũi họng và Khoa Truyền nhiễm là hai khoa đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang được tiếp nhận cán bộ từ tuyến trung ương về hỗ trợ theo Đề án 1816. Đánh giá đúng những khó khăn của Khoa, lãnh đạo Bệnh viện đã đề xuất Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương cử các đợt cán bộ y tế về tăng cường, vừa trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh, vừa hướng dẫn và chuyển giao nhiều kỹ thuật mà trước đây các bác sỹ tại khoa chưa làm được.
 

Theo bác sỹ chuyên khoa II Phạm Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, từ khi có Đề án 1816, nhiều Bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản... đã giúp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang chuẩn hóa các kỹ thuật đang áp dụng tại Bệnh viện, đào tạo và chuyển giao một số kỹ thuật mới đem lại hiệu quả cao như: mổ nội soi tiết niệu, tán sỏi, chạy thận nhân tạo... Bên cạnh đó, nhiều lớp tập huấn được tổ chức góp phần củng cố, nâng cao kiến thức cho cán bộ ở các khoa, phòng và cán bộ bệnh viện tuyến huyện. Nhờ đó, các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang đã có thể tiếp cận được các kỹ thuật như hồi sức cấp cứu, hồi sức sơ sinh, chẩn đoán và điều trị bệnh vàng da sơ sinh, kỹ năng phẫu thuật, xét nghiệm, kỹ thuật chụp X.quang, siêu âm... Mới đây nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang và Bệnh viện Việt Đức đã thống nhất kế hoạch chuyển giao hai gói kỹ thuật: phẫu thuật nội soi cắt đại tràng, trực tràng và phẫu thuật kết hợp xương phức tạp.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, BS. Đào Duy Quyết, cho biết: cùng với Đề án 1816 của Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện Đề án 1816 riêng của tỉnh, thông qua Kế hoạch "Dịch chuyển nhân lực y tế đồng bộ ở các tuyến" và "Chiến lược hai chiều giữa tuyến tỉnh và huyện”. Theo đó, các đơn vị y tế tuyến tỉnh, chủ yếu là Bệnh viện Đa khoa tỉnh, luân chuyển cán bộ về tuyến huyện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn với những chuyên khoa cụ thể theo yêu cầu của từng huyện. Ngược lại, tại tuyến huyện, các bệnh viện sẽ chủ động cử các bác sỹ lên học tập tại tuyến tỉnh. Sau ba tháng theo học, các bác sỹ phải qua các kỳ "sát hạch" về lý thuyết và thực hành. Thực tế cho thấy, khi kết thúc khóa học trở lại huyện, với kiến thức mới được thu nhận, cùng với phương pháp "cầm tay chỉ việc" của bác sỹ tuyến trên, các bác sỹ tuyến huyện đã thực hiện được nhiều ca bệnh khó, một số bệnh viện đã triển khai thành công một số kỹ thuật trong chăm sóc và điều trị cho nhân dân. Nhờ đó, số lượng người bệnh đến điều trị ngày càng đông, góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến tỉnh.

Đem niềm tin đến bệnh nhân

Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2012. Bệnh viện được đặt tại xã Lăng Can, huyện Lâm Bình với quy mô 50 giường bệnh, có bốn phòng chức năng và 13 khoa. Hiện nay, Bệnh viện hoạt động chung với Phòng khám Đa khoa khu vực Thượng Lâm. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và nguồn nhân lực còn thiếu, nhưng chất lượng khám, chữa bệnh vẫn liên tục được cải thiện. BS. Chẩu Văn Tịnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang được tăng cường về hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Bình đã đề ra phương châm làm việc "nghỉ khi làm hết việc chứ không nghỉ khi hết giờ". Phương châm làm việc này được hiện thực hóa đã có tác động rất tích cực đến tâm lý người dân đến khám, chữa bệnh. Bà Quan Thị Huyên, 65 tuổi, người dân tộc Tày, thôn Nà Lung, xã

Thượng Lâm, đang điều trị suy thận tại Bệnh viện Đa khoa huyện Lâm Bình kể: "Khi chưa có Bệnh viện, tôi phải đi bộ xuống điều trị hàng tháng ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, tốn kém nhiều tiền lắm. Điều trị tại bệnh viện huyện giảm kinh phí và thời gian đi lại. Các bác sỹ ở đây rất tận tình, chu đáo, bệnh của tôi đã chuyển biến tốt hơn...".

Tại Bệnh viện Đa khoa Hàm Yên, BS. Lê Hồng Tiến, Phó Giám đốc, cho biết: “Nhờ có Đề án 1816, các bác sỹ, kỹ thuật viên đã ứng dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả khám, chữa và điều trị”. Điều này được người dân khi đến viện đã cảm nhận rất rõ. Anh Lương Văn Hoàn, xã Nhân Mục, chia sẻ: "Trước đây, đi xét nghiệm máu, chúng tôi phải chờ đợi rất lâu mới có kết quả. Bây giờ kết quả trả ra rất nhanh".

Bệnh viện huyện Sơn Dương mới được xây dựng khá khang trang và tương đối đủ trang thiết bị, lại có bác sỹ từ bệnh viện tỉnh về tăng cường, nên số người dân đến khám và điều trị tăng cao, đáng mừng là nhiều người bệnh được điều trị ngay tại cơ sở. Bác sỹ Trần Ngọc Toản, Trưởng khoa Ngoại sản, Bệnh viện Sơn Dương nhận xét: “Có bác sỹ về tăng cường nên chúng tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, từ chuyên môn cho đến cách ứng xử với người bệnh, góp phần nâng cao uy tín của người thầy thuốc. Hiện nay, Bệnh viện đã thực hiện được thêm các kỹ thuật mới như: điều trị vàng da sinh lý cho trẻ sơ sinh hay mổ cấp cứu ổ bụng, xương đầu, cẳng tay... kể cả các ca vượt tuyến kỹ thuật như cắt tử cung, u xơ...".

Rõ ràng, trên quê hương cách mạng, Đề án 1816 đang nỗ lực góp phần thay đổi bộ mặt y tế cơ sở tỉnh Tuyên Quang, với mục tiêu tạo được lòng tin yêu của nhân dân.

Theo Quang Trung
 Báo nhân dân điện tử/TTTTGDSK
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Y tế - 9 năm trước

Năm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Y tế - 9 năm trước

Từ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế - 9 năm trước

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Y tế - 9 năm trước

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Y tế - 9 năm trước

Vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Y tế - 9 năm trước

Những năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Top