Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án 52 tại Bến Tre: Bước đầu thực hiện hiệu quả

GiadinhNet - Ngày 6/11/2009, UBND tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 4117/UBND - VHXH về việc thực hiện Đề án Kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển năm 2009 - 2010 (Đề án 52).

Đây là cơ hội "vàng" cho việc nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển xứ dừa.

Nâng cao hiệu quả quản lý đề án

Bến Tre là một trong 28 tỉnh, thành trong cả nước triển khai Đề án 52. Bến Tre thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km. 3 huyện ven biển là Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, có diện tích là 1.203,9 km2 (chiếm 51% diện tích toàn tỉnh).
 
Dân số năm 2008 là 471.884 người (chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh). Mật độ dân số 3 huyện vùng ven biển 392 người/km2, thấp hơn 182 người/km2 so với mật độ dân số toàn tỉnh. Đề án 52 được triển khai tại 3 thị trấn và 59 xã, trong đó có 36 xã, thị trấn nước lợ và 26 xã nước mặn.
 

Cán bộ dân số đang truyền thông KHHGĐ cho đối tượng tại vùng biển Thạnh Phú, Bến Tre. Ảnh: Dương Ngọc

Cùng với việc triển khai Đề án 52, các chương trình công tác DS-KHHGĐ tại địa phương được tiếp tục thực hiện khá đồng bộ. Qua thời gian đầu thực hiện, các hoạt động trên địa bàn được triển khai Đề án đã làm thay đổi tích cực công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, SKSS/KHHGĐ.

Để đạt được kết quả cao trong việc thực hiện Đề án, ngay sau khi Tổng cục DS- KHHGĐ triển khai Đề án 52, Chi cục DS -KHHGĐ tỉnh đã bắt tay xây dựng Đề án. Tỉnh đã tổ chức hội thảo nhằm đóng góp cho nội dung Đề án trước khi hoàn chỉnh, tiến hành lập Ban quản lý Đề án, Đội lưu động cấp tỉnh, huyện.
 
Ban quản lý Đề án đã thành lập 4 đội lưu động y tế gồm: 1 đội lưu động y tế tỉnh và 3 đội lưu động y tế huyện. Thành viên Đội lưu động bao gồm cán bộ Chi cục DS - KHHGĐ, Trung tâm Chăm sóc SKSS/KHHGĐ tỉnh, Trung tâm DS - KHHGĐ, bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện.

Chi cục DS - KHHGĐ tiến hành kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và đánh giá tình hình thực hiện ở cấp huyện vào thời điểm tháng đầu của các quý trong năm và đột xuất. Đội lưu động y tế tuyến tỉnh, huyện đều được trang bị khá đầy đủ về thiết bị y tế và thiết bị truyền thông, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tối thiểu chăm sóc SKBMTE, SKSS, KHHGĐ cho các nhóm đối tượng vùng biển, đảo và ven biển.

Ngoài ra, trạm y tế, cán bộ chuyên trách dân số tham mưu cho Ban Dân số xây dựng kế hoạch, bố trí cán bộ truyền thông, hỗ trợ kỹ thuật, đồng thời giám sát tình hình thực hiện các hoạt động truyền thông, các hình thức truyền thông có phối hợp, lồng ghép với các ban, ngành, đoàn thể địa phương, cộng tác viên và tuyên truyền viên nhằm đảm bảo chất lượng, công tác truyền thông.

Cung cấp dịch vụ qua các mô hình

Công tác truyền thông về DS/ SKSS -KHHGĐ Bến Tre được tăng cường và nâng cao hiệu quả.
Đã có 1.366 lần phát tin trên truyền thanh, truyền hình về quản lý, chuyên môn thuộc Đề án 52 do cán bộ địa phương biên soạn; 94 tin/ bài về các hoạt động của đề án được đăng trên báo, tạp chí, bản tin địa phương; 62 lần truyền thông tại cộng đồng có lồng ghép với cung cấp dịch vụ.
Riêng năm 2009 sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông là 110.700 tờ, gồm: Viêm nhiễm đường sinh sản: 36.900 tờ; Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh: 36.900 tờ; Các biện pháp tránh thai hiện đại: 36.900 tờ.
Sau khi Đề án của tỉnh được triển khai, Chi cục DS-KHHGĐ Bến Tre tiến hành triển khai các hoạt động theo nội dung Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Trong đó, thực hiện mô hình Truyền thông, cung cấp dịch vụ DS/SKSS - KHHGĐ cho mỗi huyện biển 1 xã loại I; triển khai thí điểm mô hình Dịch vụ tư vấn, kiểm tra sức khỏe, kiểm tra yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự mang thai, sự phát triển và chất lượng bào thai cho những cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn tại xã Phước Tuy (huyện Ba Tri); xã Thới Thuận (huyện Bình Đại) triển khai mô hình Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho các bà mẹ mang thai có nguy cơ cao tại vùng ven biển để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai do tác động của môi trường biển; xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú triển khai mô hình Can thiệp đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai và sức khỏe cho các bà mẹ mang thai sống và làm việc tại khu vực ngập mặn, đầm phá, cửa sông, cửa biển.

Các mô hình tuy mới vận hành, nhưng qua các hoạt động giúp quản lý sâu sát đối tượng; kiểm soát dân số trên các lĩnh vực liên quan đến chất lượng cuộc sống  người dân.
 
Điều này thể hiện tính quan trọng và cần thiết của Đề án. Người dân vùng biển, đảo và ven biển, đặc biệt là những nơi điều kiện giao thông, liên lạc gặp nhiều khó khăn được hưởng các dịch vụ y tế chăm sóc chu đáo, chất lượng hơn so với trước đây.
Nhằm đẩy mạnh công tác thực hiện Đề án có hiệu quả, Ban quản lý Đề án 52 của tỉnh cũng đã phối hợp với Đội lưu động tuyến tỉnh mở 3 lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn kỹ thuật ngắn ngày cho 75 người thuộc đội ngũ Y tế tuyến cơ sở (y sỹ sản nhi và nữ hộ sinh); 2 lớp tập huấn giáo dục sức khỏe với nội dung tư vấn về làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ sơ sinh cho 68 cộng tác viên, tuyên truyền viên dân số của 7 xã ở huyện Bình Đại.
 
Đến nay, đội lưu động huyện đã thực hiện được 62 lượt cung cấp dịch vụ tại 62 xã của 3 huyện, 23.958 người được truyền thông tư vấn, trong đó có 235 bà mẹ mang thai được khám thai, 13.165 người được khám phụ khoa, phát hiện và cấp thuốc điều trị cho 9.111 người mắc bệnh phụ khoa.
Các hoạt động truyền thông giáo dục thường xuyên bằng nhiều hình thức như truyền thông nhóm nhỏ, lồng ghép tổ nhân dân tự quản với nhiều nội dung: Vấn đề chăm sóc SKBMTE, SKSS và KHHGĐ; Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/ lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS; Làm mẹ an toàn và chăm sóc trẻ nhỏ; Phòng chống mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn; Chăm sóc sức khỏe VTN/TN; Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản... đã được tổ chức thực hiện phủ khắp 62/62 xã, phường, thị trấn 3 huyện vùng biển; đảm bảo mục tiêu mọi người dân vùng biển được hỗ trợ phòng, chống bệnh lây truyền qua đường tình dục, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn...
 
Trong đó, tổ chức 285 cuộc truyền thông nhóm nhỏ (5-12 người/ nhóm/ cuộc); 410 cuộc truyền thông lồng ghép tổ nhân dân tự quản (15- 25 hộ/ tổ/ cuộc); Thăm hộ gia đình, cá nhân 1.125 người; Tổng xét nghiệm soi tươi là 4.058 trường hợp; Tổng số ca được làm phiến đồ âm đạo là 439 trường hợp.
Thuận Phương
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 6 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top