Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề án 52 tại Khánh Hòa: Kiểm soát quy mô, nâng cao chất lượng dân số

GiadinhNet - UBND tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh với mục tiêu: Kiểm soát quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số vùng biển, đảo và ven biển của tỉnh.

Kế hoạch này góp phần thực hiện thắng lợi chính sách DS-KHHGĐ và các mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

Dân cư tập trung đông ở vùng ven biển

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số Khánh Hòa hiện có trên 1.156,9 ngàn người, trong đó nữ chiếm 50,5%, dân số thành thị chiếm 39,7%; được phân bố ở 9 đơn vị hành chính huyện, thị xã, thành phố với 140 xã, phường, thị trấn. 95,5% là dân tộc Kinh, 3,17% là dân tộc Raglai và 1,33% là các dân tộc khác. Mật độ dân số trung bình 222 người/km2. Tốc độ phát triển GDP năm 2008  đạt 11,33%. Tốc độ tăng dân số: 1,1% /năm (giai đoạn 1999-2009).

Xuất phát từ các đặc điểm, đặc thù của vùng ven biển, đảo của cả nước nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng, việc triển khai đề án kiểm soát dân số vùng biển, ven biển, đảo là cần thiết, yếu tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 là phấn đấu trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu, mạnh.

Vùng biển, ven biển, đảo tỉnh Khánh Hòa có dân cư tập trung đông, nguồn nhân lực khá dồi dào. Có 4 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố thuộc vùng biển, ven biển, đảo, bao gồm 49 xã, phường và thị trấn, có dân số khoảng 488.678 người, bằng 42,2% dân số toàn tỉnh, trong đó có 82.622 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ.

Mức sinh của vùng biển tỉnh Khánh Hòa ở mức cao và tác động rất lớn đến mức sinh chung toàn tỉnh. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mức sinh đó là do tập quán nghề nghiệp cần có con trai để nối nghiệp gia đình (tỷ lệ giới tính chung của vùng này là 102,7% cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của tỉnh là 97,1%).

Trình độ học vấn và tỷ lệ lao động được đào tạo của dân cư vùng này còn thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Thu nhập chính của đa số người dân phụ thuộc vào nguồn lợi biển chủ yếu là nuôi trồng (8.422 hộ, 22.273 lao động) và đánh bắt thủy hải sản (13.076 hộ với 36.539 lao động, trong đó có 4.538 lao động đánh bắt xa bờ), làm dịch vụ du lịch ở quy mô nhỏ (11.891 hộ và 20.764 lao động cá thể kinh doanh khách sạn nhà hàng). Một bộ phận lao động khác làm việc trong các xí nghiệp chế biển thuỷ hải sản, xí nghiệp đóng tàu ven biển và khách sạn nhà hàng lớn. Thu nhập của cộng đồng dân cư từ nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản khá cao so với các ngành nghề khác, nhưng cũng có lúc do thời tiết, do dịch bệnh, thị trường... và cách làm ăn còn thủ công, còn chắp vá nên cuộc sống của một bộ phận cư dân vùng biển chưa bền vững.
 

Tranh thủ đọc tờ rơi lúc bán cá (Ảnh: TL).

Những hoạt động sôi nổi

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình tại vùng biển, ven biển, đảo của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn nhiều bất cập so với các vùng khác như: Do phong tục tập quán, nghề nghiệp đặc thù nên nhu cầu sinh con của các cặp vợ chồng vùng biển còn cao, nhất là sinh con trai. Những bất cập này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách DS- KHHGĐ; dân cư sinh sống ở các đảo, số lượng dân ít, không tập trung, dẫn đến điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình chưa được thường xuyên. Kinh phí từ chương trình mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ nói chung và chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng hàng năm chỉ mới phân bổ ở mức tối thiểu nhất cho tất cả các địa bàn, chưa đủ điều kiện giải quyết các đặc thù, các đặc điểm riêng kinh tế - xã hội của vùng biển, của người dân sống trên đảo, ven biển, người lao động trên biển và người di dân đến lao động tại khu kinh tế biển.

Khánh Hòa là tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trên trục lộ giao thông quan trọng của cả nước là quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; quốc lộ 26 và 27 nối liền với các tỉnh Tây Nguyên; phía đông giáp biển Đông; có cảng biển lớn và sân bay quốc tế. Diện tích tự nhiên 5.198km2, đường bờ biển dài 385 km và 135 km đường bờ ven đảo. Có 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển, đảo là huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Trường Sa, thị xã Cam Ranh và TP Nha Trang.
Trong thời gian qua, tại 5 huyện, thị xã, thành phố ven biển và 46 xã, phường, thị trấn đã triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực được nhân dân vùng biển hưởng ứng. Nhất là các hoạt động mà chương trình mục tiêu quốc gia về dân số chưa thể đáp ứng đầy đủ như: Tổ chức các mô hình truyền thông, tư vấn và cung cấp dịch vụ cho ngư dân ngay khi tàu thuyền cập bến tại các âu thuyền; mô hình phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức truyền thông và cung cấp dịch vụ tại các cụm đảo có số dân ít và riêng lẻ... Thời gian triển khai đề án chỉ hơn 6 tháng nhưng đã đạt được một số kết quả: - Đã tổ chức 6 đội lưu động tuyến huyện gồm 26 cán bộ y tế - dân số thực hiện tư vấn và cung cấp các gói dịch vụ định kỳ 3 tháng một lần tại 46 xã, phường của 5 huyện, thị xã, thành phố. Kết quả: Khám phụ khoa cho 8.772 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; điều trị cho 6.604 phụ nữ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản; Triệt sản: 31 người; Đặt dụng cụ tử cung: 744 người; Tiêm thuốc tránh thai: 817 người và nhiều người thực hiện biện pháp tránh thai phi lâm sàng.

- Trang bị 10 bộ máy vi tính thực hiện triển khai thí điểm kho dữ liệu cấp xã tại 10 xã, phường thuộc địa bàn đề án.Tổ chức tập huấn về cập nhật, thu thập thông tin biến động và nhập thông tin vào kho dữ liệu cho cán bộ cấp huyện và cán bộ chuyên trách 10 xã thí điểm. Thực hiện in phiếu thu tin cập nhật, rà soát thông tin của 106.314 hộ gia đình thuộc 46 xã địa bàn đề án. Đến nay đã hoàn thành 100% số hộ tại địa bàn, hiện các địa phương đang tiếp tục nhập thông tin bổ sung vào kho dữ liệu cấp huyện.

- Tổ chức 4 lớp tập huấn về nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho 135 cộng tác viên dân số của 24 xã, phường thuộc địa bàn đề án. Phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền lưu động 73 lượt với trên 2.000 lượt người tham dự; Tổ chức 1.335 lượt tuyên truyền nhóm với trên 8.500 lượt người dự; Tư vấn trực tiếp tại hộ gia đình và điểm cung cấp dịch vụ cho trên 4.300 lượt đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, chủ yếu tập trung nhóm đối tượng 15- 49 tuổi có chồng; Phát thanh, truyền thanh trên 1.180  lượt về các nội dung chăm sóc sức khỏe BMTE/SKSS/KHHGĐ, lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp...; Xây dựng mới 7 panô và 119 băng rôn, khẩu hiệu.

Đặc biệt, Ban quản lý Đề án tỉnh đã phối hợp Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và UBND huyện Vạn Ninh tổ chức truyền thông sự kiện Đề án biển năm 2010 tại thị trấn Vạn Giã huyện Vạn Ninh. Phối hợp với Đồn Biên phòng 362 tổ chức truyền thông trên biển (3 ghe truyền thông) tại khu vực thị trấn Vạn Giã và xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh. UBND các huyện đã ban hành kế hoạch triển khai các hoạt động thuộc Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo, ven biển năm 2010 và đã thành lập tiểu ban đề án cấp huyện.

Với sự nỗ lực của các cán bộ làm công tác dân số - y tế ở cơ sở cũng như sự phối hợp đồng bộ của các ngành, đoàn thể, các đồn biên phòng trên toàn tỉnh trong việc triển khai đề án này sẽ góp phần ổn định mức sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng biển, đảo tỉnh Khánh Hòa.

Phương Trung 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 1 năm trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 3 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 10 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 10 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top