Đề xuất đặt tượng rùa bên Bờ Hồ: Chính Tháp Rùa cũng từng gây tranh cãi!
GiadinhNet - Liên quan tới đề xuất đúc tượng rùa bằng chất liệu đồng, vàng nặng 10 tấn đặt ở Hồ Gươm đã xuất hiện nhiều tranh cãi. Bên cạnh những ý kiến phản đối cũng có quan điểm cho rằng, nếu không “đổi mới” về hình ảnh thì Hồ Gươm ngàn đời vẫn chỉ mỗi Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn… PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Trương Quý xung quanh câu chuyện này.
Một trong những mẫu phác thảo rùa vàng Hồ Gươm. Ảnh: TL
Tháp Rùa từng gây xôn xao...
Nhà văn Nguyễn Trương Quý tốt nghiệp ĐH Kiến trúc Hà Nội nhưng nhiều năm gần đây, anh gắn bó, định danh với công việc biên tập, sáng tác văn chương và nghiên cứu về văn hóa Hà Nội. Nói về sức hút của quần thể kiến trúc Hồ Gươm, nhà văn Nguyễn Trương Quý cho biết: “Hồ Gươm tuân theo một triết lý về cảnh quan Á Đông như phong thủy, thiên-địa-nhân, hay quy hoạch vườn hoa của người Pháp… để tạo thành điểm nhấn giữa thành phố. Sự tính toán của người xưa là nhằm tìm cách hòa nhập với tự nhiên. Ở đây, người Việt thể hiện lối sống gắn bó với thiên nhiên, nương theo đó để tôn lên vẻ đẹp cảnh quan. Một mô đất đắp thành ngọn núi nhỏ, trên có Tháp Bút làm điểm nhấn chiều cao, một nhịp cầu soi bóng dẫn ra hòn đảo nhỏ tăng chiều sâu không gian… thực chất là sự thừa kế hình mẫu cổ điển trong kiến trúc cung đình Á Đông. Nhìn vào đó, người ta cảm giác được một sự kết nối từ những di sản cung đình thời vua Lê chúa Trịnh. Sau đó người Pháp đã rất có ý thức tiếp nối di sản này, tuy họ cũng phạm phải một số động thái mà sau chính họ cũng nuối tiếc như phá chùa Báo Ân để xây nhà Bưu điện (mà họ để lại tháp Hòa Phong của chùa này như một dấu vết). Về mặt tổng thể, kiến trúc quanh Hồ Gươm khá hài hòa, không có chi tiết nào quá to, quá thô, các công trình không cao quá ba tầng để tránh phá vỡ sự cân bằng”.
Nhà văn Nguyễn Trương Quý nói thêm, ngay đến Tháp Rùa, ban đầu cũng là một công trình gây tranh cãi. Về mặt kiến trúc, đó là công trình “lai căng” giữa bảo tháp kiểu Á Đông, cửa lại kiểu gô-tích, mái cong như mái chùa, mặt bằng không vuông mà hình chữ nhật… Thế rồi, qua năm tháng, Tháp Rùa trở thành biểu tượng thân thương với người Hà Nội, người Việt Nam. Vậy vì sao nó được chấp nhận? Bởi nó ở đúng điểm cần thiết, hội tụ các hướng nhìn trong hình thức một công trình nhỏ, khiêm nhường. Về sau, các công trình của người Pháp xây dựng quanh Bờ Hồ, dù ảnh hưởng văn hóa Pháp nhưng vừa phải hài hòa với tự nhiên, không màu mè, đồ sộ thái quá.
Trở lại đề xuất đặt tượng rùa nặng 10 tấn tại Hồ Gươm, tác giả cuốn sách “Tự nhiên như người Hà Nội” nhận định, ý tưởng đặt tượng hay tác phẩm điêu khắc quanh Bờ Hồ đã xuất hiện cách đây đến 20 năm và chỉ cần thống kê qua đồ án tốt nghiệp của sinh viên kiến trúc thời ấy đã đầy rẫy, có lúc còn thành “mốt” nhưng tất cả thường giống nhau một điểm là khó khả thi. Chẳng hạn như một nữ kiến trúc sư từng gây ấn tượng với đề tài quy hoạch Hồ Gươm mà điểm nhấn là mục xây hình tượng chín con rồng phía Nam hồ phun nước chầu về Bắc. Ý tưởng lạ nhưng để áp dụng đâu có dễ.
Không đặt tượng rùa, Hồ Gươm có gì để nhớ?
Nếu như trên thế giới, tại những địa danh nổi tiếng, chuyện dựng một bức tượng hay quần thể điêu khắc được coi là bình thường thì ở Việt Nam, trước khi xuất hiện một bức tượng luôn tồn tại nhiều tranh cãi. Trước câu hỏi: Có cần “đổi mới” về hình thức cho Hồ Gươm bởi rất có thể thế hệ trẻ hoặc du khách bốn phương cần tiếp cận địa danh này với góc nhìn khác, nhà văn Nguyễn Trương Quý nói: “Những “phần mềm” như trồng hoa, âm nhạc đường phố… là những thứ có thể thay đổi được. Tuy nhiên, việc đúc một bức tượng hay quần thể điêu khắc thuộc về “phần cứng”, là những thứ “dương”. Xung quanh việc sắp đặt tượng ở Bờ Hồ, cũng nên tư duy một cách hiện đại hơn. Bây giờ nên ngừng cách làm tượng kiểu thật thà mô phỏng lại một linh vật, cổ vật nào đó, nó phản ánh một tư duy “lỗi mốt”. Như chuyện con rồng ở Hải Phòng gần đây đã cho thấy khi người ta cố gắng nệ cổ nhưng kết quả lại thành trò cười. Nhìn ra các điêu khắc ở không gian công cộng, các đô thị thế giới đã tư duy bằng ngôn ngữ hiện đại và mang tính biểu tượng cao hơn. Chúng ta cứ quanh quẩn mô phỏng mãi, chẳng hạn có hình một con rùa to đến hàng tấn phóng to lên, sẽ là sự thụt lùi. Tóm lại, về cả yếu tố bố cục không gian lẫn thẩm mỹ không khả thi. Giá kể là một khuôn viên thật lớn ở một công viên chủ đề thì còn có thể xem xét. Chưa kể, không gian Hồ Gươm được quy hoạch từ thời Pháp thuộc đã tương đối hoàn chỉnh. Bao nhiêu công trình kiến trúc mang tính di sản đã ở đó, bản thân chúng đã đủ nhắc nhớ con người đến lịch sử văn hóa của khu vực. Thêm một thứ gì cũng cần xét đến sự đóng góp mang tính thời đại và nhất thiết ăn nhập với tổng thể. Khi đã có rùa tiêu bản trong đền Ngọc Sơn và nhất là có ngôi tháp mang tên Rùa gần 150 năm nay thì tượng một con rùa to quá cỡ không phải là một ý tưởng hay. Trong khi chúng ta không giữ nổi rùa thật được sống thì chúng ta đi đúc tượng như thế, theo tôi là một sự thất bại về bảo tồn di sản văn hóa”.
Hỏi nhà văn Nguyễn Trương Quý về đề xuất cho sức hút Hồ Gươm, anh cho hay, tuy không gian này nhỏ nhưng còn nhiều việc cần làm như: Kiểm soát rác vỉa hè, bờ kè, hệ thống chiếu sáng, cống rãnh, chỉ dẫn... Anh nói: “Tôi có đi nhiều nơi trên thế giới và thấy rằng người ta chăm chút đến từng chi tiết rất nhỏ, từ những chiếc biển chỉ dẫn xinh xắn, nhỏ gọn bằng mấy thứ tiếng để du khách biết chứ không to lù lù át cả công trình giới thiệu. Xung quanh Hồ Gươm, chiếc đồng hồ lớn do Thụy Sỹ tặng, không chú thích thì ai biết? Hoặc tháp Hòa Phong, nếu du khách không có sách hay tra Google thì họ hiểu đó là công trình gì? Trong khi đó, chúng ta thừa những thứ rất phản cảm, ví dụ chiếc biển hiệu ghi “nội quy công viên vườn hoa” ngay cạnh cây gạo ở Bờ Hồ nhìn thẳng ra Tháp Rùa ở phía phố Đinh Tiên Hoàng, tấm biển rất to đứng ở vị trí không thể thiếu thẩm mỹ và thiếu tinh tế hơn. Trên cây gạo cũng lại có đèn pha to, dây buộc quanh chạc cây nhìn rất thô… đến những bồn hoa bên dưới, có cần thiết phải làm rào sắt bao quanh không khi người trèo vẫn cứ trèo, người giẫm vẫn cứ giẫm… Tất cả những chi tiết ấy rất cần thiết, phản ánh chiều sâu của văn hóa ứng xử với Hồ Gươm. Chúng ta đang sở hữu một gia tài vô giá nhưng hình như chúng ta chưa biết yêu, chưa biết chăm nom cho sinh sôi nảy nở”.
Thành Nam
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 7 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 37 phút trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 2 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 2 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 2 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 4 giờ trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.