Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi chùa Online

Thứ năm, 16:00 16/08/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Sự ra đời của ngôi chùa online, ngôi chùa trên mạng đầu tiên, chính là "cứu cánh" cho những Phật tử bận bịu...

Độc giả muốn tạo cho mình ngôi chùa online có thể đăng ký theo địa chỉ: www.hinhdongphatgiao.org/chuaonline hoặc có thể truy cập vào trang Tuvien.com. ẢNh: T.L

 
Để thắp hương niệm Phật, không phải ai cũng có điều kiện để đến chùa thành tâm kính bái trước ban Tam bảo. Sự ra đời của ngôi chùa online, ngôi chùa trên mạng đầu tiên, chính là "cứu cánh" cho những Phật tử bận bịu, chưa có điều kiện đến chùa - mà vẫn thể hiện được lòng thành kính tới Phật hoặc tìm hiểu những giáo lý nhân sinh.
 
Lạ mắt ngôi chùa điện tử

Với tiêu chí chùa Online là nơi để các phật tử thắp hương niệm Phật khi chưa có điều kiện đến chùa, ngôi chùa đặc biệt này đang đón hàng nghìn lượt phật tử thắp hương. Chùa online được thành lập bởi Website chính thức tuvien.com, là cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.

Trong ngôi chùa đặc biệt này cũng đầy đủ hình ảnh tượng Phật, bát hương, ngai thờ... Có 4 hình ảnh làm nền chính cho chùa online, trong đó ở ảnh tượng 1 là hình ảnh 5 pho tượng Phật lớn tọa trên đài sen trong khung cảnh chính điện cổ kính và những ngọn nến lấp lánh trước điện thờ. Ảnh tượng thứ 2 trong chùa điện tử là hình ảnh 3 ngai thờ với đầy đủ bài vị như trong các ngôi chùa cổ ngoài đời; mỗi ngai thờ đều có 4 ngọn nến sáng và bát hương bằng đồng chạm khắc hoa văn tinh xảo. Ảnh tượng thứ 3 trong chùa điện tử là hình ảnh thường thấy ở các ngôi, chùa ngoài đời với hai dãy tượng chầu hai bên cùng chim hạc cao lớn chầu vào chính điện. Ảnh tượng thứ 4 là cận cảnh 4 pho tượng Phật lớn đang tọa lạc trên đài sen, cùng một vị sư thầy đang chuẩn bị sửa sang bàn thờ Phật.

Điều đặc biệt là các ảnh tượng trên ngôi chùa điện tử khiến người ta có cảm giác rất "thật", như đang chiêm bái thực sự ở ngôi chùa  ngoài đời. Từ hình ảnh tượng Phật có nét mặt từ bi, phúc hậu cho đến những hoa văn, họa tiết chạm trổ trên xà ngang, trên cột chùa cũng rất sắc nét. Trong đó, các họa tiết uốn lượn hình rồng chiếm vai trò chủ đạo, rồi đến họa tiết hoa sen, hoa cúc.

Chị Nguyễn Thị Huyền (một cán bộ ngân hàng tại Hà Nội) kể: "Công việc của em rất bận, đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về nên không có lúc nào rảnh ra được chút thời gian mà đi chùa. Nên ở cơ quan, mỗi lần rảnh rỗi mấy phút là em lại tranh thủ đi chùa trên mạng, thắp hương và chiêm bái Tam bảo. Dù chỉ là đi chùa trên mạng nhưng cũng thấy lòng thanh thản, nhất là khi ngôi chùa điện tử lại được thành lập bởi Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam, mình cũng yên tâm chiêm bái, thắp hương niệm Phật từ xa hoặc đọc các bài viết trên đó để hiểu thêm về triết lý nhân sinh, lẽ sống thiện ở đời."

Nhấp chuột để thắp hương

Khác với việc đốt lửa thắp nén nhang thơm mỗi khi tới những ngôi chùa thực ngoài đời, người đi chùa online chỉ cần nhấp chuột máy tính vào dòng chữ "Thắp hương" thì ngay sau đó, khói hương nghi ngút tỏa ra từ các ban thờ Phật. Dòng chữ này được ấn định ngay phía dưới bên trái màn hình, với câu slogan ngay phía dưới là "Chùa online là nơi để các phật tử thắp hương niệm Phật khi chưa có điều kiện đến chùa".

Dòng chữ “Xin mời quý Chư tôn đức tăng ni và quý vị phật tử thắp hương và chấp tay danh hiệu đức Adiđà”, được thiết kế chạy liên tục trên giao diện chùa điện tử. Một loạt những bài niệm Phật, tụng kinh cũng được cài đặt sẵn trong chùa để khách hành hương trên mạng có thể nghe, chiêm nghiệm những bài kinh kệ ngay ở công ty hoặc máy tính ở nhà. Cùng trên giao diện chính của ngôi chùa điện tử, dòng chữ "thắp hương niệm Phật" được in đậm, chỉ cần nhấp chuột vào là sẽ hiện lên bài viết khá kỹ về ý nghĩa của nghi lễ trong Phật giáo. Trong đó, bài viết của một số vị hòa thượng giải thích rõ tượng Phật, lễ Phật, lạy Phật hay lễ Tam bảo... là gì, có ý nghĩa như thế nào.

Một không gian đậm màu Phật giáo ngự trị trên ngôi chùa điện tử, khiến ngôi chùa độc đáo này đang ngày càng thu hút đông đảo lượng phật tử viếng thăm, trở thành "cứu cánh" cho những tín đồ Phật giáo quá bận bịu.


Chị Nguyễn Thị Phương (Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Trước đây em vẫn đi chùa nhưng không hiểu lắm về các lễ trong Phật giáo. Chỉ đến khi đi chùa online, đọc thì mới hiểu lễ Phật là thể hiện lòng tôn kính với Phật, để trừ tâm ngã mạn, cao ngạo; lạy Phật là đứng chắp tay trước ngực, rồi quỳ xuống, cúi đầu xuống sát đất, xòe 2 bàn tay ngửa ra mà tránh bẩn tay, tay còn dùng để dâng cúng Phật. Lễ Tam bảo là lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng. Cũng nhờ đi chùa trên mạng mà em hiểu niệm Phật là đọc danh hiệu của Phật. Đọc để nguyện tu theo ngài, đọc để cầu cho mình và mọi người được bình an. Đọc để dẹp trừ tâm niệm xấu, khi tâm niệm xấu hết rồi, khái niệm giữa ta và người, giữa sạch và bẩn không còn, chỉ còn thể tánh Phật mà từ xưa tới nay vẫn tồn tại như vậy là Nhất tâm bất loạn. Là tâm Phật, là cảnh giới của chư Phật rồi". Không những thế, ngay cả những kiến thức cơ bản nhất trong Phật giáo như tượng Phật là gì, cũng được các vị sư thầy giải thích cặn kẽ. Hoặc việc lạy Phật đối với phật tử cũng được các sư thầy nhìn nhận theo cách mới như là một phương pháp tập thể dục, khi lạy cúi xuống ta thả lỏng người để thư giãn, tối thiểu 5 giây mới đứng dậy. "Trong 5 giây này ta quán tưởng và nhìn lại mình, nghĩa là xem trong lòng còn tâm niệm gì nổi lên thì liền dẹp bỏ đi", là cách mà chùa điện tử hướng dẫn cho phật tử.

Niệm Phật trên mạng

Không chỉ là những thao tác thắp hương như khi đi chùa thực ngoài đời, mà ngôi chùa điện tử còn hướng dẫn cả cách niệm Phật thiết yếu do tác giả Thích Chân Tính chắp bút. Ý nghĩa của niệm Phật cũng được các vị sư thầy đăng tải đầy đủ trên chùa điện tử với cách viết đơn giản, dễ hiểu để đông đảo công chúng tiếp cận được, như "Niệm Phật là đọc danh hiệu của Phật. Đọc làm gì? Đọc đề nguyện tu theo ngài, đọc để cầu cho mình và mọi người được bình an. Đọc để dẹp trừ tâm niệm xấu, khi tâm niệm xấu hết rồi, khái niệm giữa ta và người, giữa sạch và bẩn không còn, chỉ còn thể tánh Phật mà, từ xưa tới nay vẫn tồn tại như vậy là Nhất tâm bất loạn. Là tâm Phật, là cảnh giới của chư Phật rồi. Niệm cái gì thì thành cái nấy (mình niệm Phật sẽ thành Phật). Câu Phật hiệu A Di Đà đã niệm ba đời, 10 phương Chư Phật; tụng hết tất cả kinh Đại Thừa của Phật; tu hết môn, tông. Phái và Kinh Vô Lượng Thọ là kinh Trung Chi Vương, nghĩa là bộ kinh cao siêu nhất của Phật. Tại sao? Vì bộ kinh này đã đúc kết tất cả tinh hoa, cốt tủy cao thâm của hết thảy kinh giáo của Phật".

Ngay cả những vấn đề mà nhiều người dân không hiểu khi có người niệm phật, có người lại niệm Bồ Tát; có chùa chỉ thờ Phật, có chùa lại thờ cả Phật, cả Bồ Tát cũng được giải thích ở ngôi chùa đặc biệt này...
 

Chỉ cần nhấp chuột vào Thắp hương, lập tức hương khói nghi ngút trên giao diện chùa.


Theo đánh giá của nhiều vị sư thầy thì chùa online là một trong những cơ hội để các phật tử thành tâm hướng đến Phật khi chưa có điều kiện đi chùa. Giúp nhiều người tìm thấy sự thanh thản trong lòng, thể hiện sự biết ơn chư Phật, để cầu siêu cho ông bà cha mẹ, để nguyện làm những việc lành - khi chưa có điều kiện đến chùa thực ngoài đời. Đó cũng là một cách tạo sự hướng thiện tới đông đảo người dân.
 
"Ăn chay là một nét đẹp trong Phật giáo nhằm tôn trọng sự sống, muôn loài khi sinh ra đều có lòng ham sống(đức hiếu sinh) do đó ta ăn chay để nuôi dưỡng tấm lòng nhân từ của ta. Khi một con vật bị giết, nó sẽ căm hận người giết nó và để lại dư hưởng chất độc ở trong thịt. Ăn thịt động vật sẽ bị nhiễm độc đó. Nếu là người xuất gia nên đoạn tuyệt với thịt động vật, người tại gia nên ăn vừa phải để nuôi dưỡng thân thể. Đặc biệt, phật tử tại gia có thể tùy theo hoàn cảnh nguyện ăn chay 1 ngày, 2 ngày 3 ngày vv… để trừ tâm sát sinh nuôi dưỡng từ tâm". (trích Chùa Online).
 
Độc giả muốn tạo cho mình ngôi chùa online có thể đăng ký theo địa chỉ: www.hinhdongphatgiao.org/chuaonline hoặc có thể truy cập vào trang Tuvien.com.
 
Lã Xưa
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sang tên sổ đỏ năm 2025 thay đổi ra sao theo quy định mới nhất?

Sang tên sổ đỏ năm 2025 thay đổi ra sao theo quy định mới nhất?

Đời sống - 10 phút trước

GĐXH - Từ năm 2025, sang tên sổ đỏ có điểm gì mới? Dưới đây là các thông tin chi tiết mời bạn đọc tham khảo.

Miền Bắc đón tin vui thời tiết trước khi không khí lạnh lại tràn về gây mưa dông

Miền Bắc đón tin vui thời tiết trước khi không khí lạnh lại tràn về gây mưa dông

Thời sự - 11 phút trước

GĐXH - Theo dự báo, thời tiết hôm nay tại miền Bắc khá dễ chịu, mát mẻ. Mức nhiệt cao nhất dao động trong khoảng 28-30 độ.

Chàng trai khuyết tật lái xe 3 bánh từ Nghệ An vào TP.HCM xem diễu binh

Chàng trai khuyết tật lái xe 3 bánh từ Nghệ An vào TP.HCM xem diễu binh

Đời sống - 42 phút trước

Vượt qua khó khăn của căn bệnh bại não, Nguyễn Viết Quân lái xe 3 bánh đi hơn 1500km từ Nghệ An đến TP.HCM để xem diễu binh mừng đại lễ 30/4.

Tin sáng 26/4: Nhận định mới về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; Trường hợp nào vừa được đề xuất tăng tiền trợ cấp từ 1/9?

Tin sáng 26/4: Nhận định mới về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5; Trường hợp nào vừa được đề xuất tăng tiền trợ cấp từ 1/9?

Thời sự - 58 phút trước

GĐXH - Nhận định mới nhất cho thấy miền Bắc và Bắc Trung Bộ có thể xuất hiện mưa rải rác hai ngày đầu nghỉ lễ, sau đó, trời nắng, ít mưa, nhiệt độ dễ chịu; Bộ Nội vụ đề xuất, từ 1/9 sẽ tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong lên 1 triệu đồng/người/tháng, gấp 2 lần so với hiện nay.

Thực hư chuyện 23.000 cú sét đánh xuống miền Bắc sáng nay

Thực hư chuyện 23.000 cú sét đánh xuống miền Bắc sáng nay

Đời sống - 10 giờ trước

Cục Khí tượng Thuỷ văn cho biết, 23.000 là con số tia phóng điện đo được trên một vùng rộng lớn gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, một phần Biển Đông và chỉ chưa đầy một nửa trong số đó đánh xuống mặt đất.

Sinh ra thuộc các con giáp này, bất kể nam hay nữ đều có khí chất và ngoại hình hơn người

Sinh ra thuộc các con giáp này, bất kể nam hay nữ đều có khí chất và ngoại hình hơn người

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Trong số 12 con giáp, có 4 con giáp mang trong mình nhiều phước lành, bất kể là nam hay nữ thì đều có ngoại hình bắt mắt.

Những điều người dân đặc biệt lưu ý khi xem diễu binh, diễu hành dịp Đại lễ 30/4

Những điều người dân đặc biệt lưu ý khi xem diễu binh, diễu hành dịp Đại lễ 30/4

Thời sự - 12 giờ trước

Công an TPHCM đã có khuyến cáo tới người dân khi tham gia các sự kiện lễ hội tại nơi đông người, đặc biệt là chuỗi sự kiện dịp Đại lễ 30/4 tới.

Tàu hỏa đâm ô tô tải, tài xế bị thương nặng

Tàu hỏa đâm ô tô tải, tài xế bị thương nặng

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Tàu khách SE7 khi qua Hà Tĩnh xảy ra va chạm với ô tô tải chở đất. Vụ việc khiến tài xế xe tải bị thương nặng mắc kẹt trong cabin.

Giả vờ mượn điện thoại của hai mẹ con đang chờ xe buýt rồi cướp

Giả vờ mượn điện thoại của hai mẹ con đang chờ xe buýt rồi cướp

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Thiếu tiền tiêu xài, Hùng và Khánh rủ nhau đi cướp giật tài sản. Khi phát hiện hai mẹ con đang ngồi chờ xe buýt, các đối tượng tiếp cận giả vờ mượn điện thoại rồi cướp bỏ chạy.

Ném ly vào mặt, đánh người bị thương do mâu thuẫn lúc ăn nhậu

Ném ly vào mặt, đánh người bị thương do mâu thuẫn lúc ăn nhậu

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, Thành và Đạt cầm ly thủy tinh uống bia ném vào mặt, đánh người khác gây thương tích.

Top