Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Đi tìm dấu vân chữ" - Phong cách phê bình của nhà ngôn ngữ

Chủ nhật, 22:07 18/12/2022 | Đời sống

"Đứng trước "Đi tìm dấu vân của chữ", NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2022; tôi có cảm giác "ngợp". Tuy nhiên, đọc là học, nên tôi đã không ngần ngại làm cái việc "mua rìu qua mắt thợ" và viết bài giới thiệu này.", nhà thơ Ngô Đức Hành.

Giữa tháng 10, nhờ một cơ duyên, tôi được gặp nhà văn, PSS.TS. Hoàng Kim Ngọc, hiện là giảng viên Đại học Thăng Long (Hà Nội). Chị tặng tập sách "Đi tìm dấu vân của chữ", (Tiểu luận- phê bình văn học). Đây là tác phẩm thứ 9 của chị và là tiểu luận văn chương thứ 2. Trong 9 tác phẩm chủ yếu là các công trình nghiên cứu về Tiếng Việt, sách dành cho sinh viên ngành Ngữ văn ở các trường Đại học, người nước ngoài tại Việt Nam.

"Đi tìm dấu vân chữ" - Phong cách phê bình của nhà ngôn ngữ - Ảnh 1.

Các công trình của chị đều tạo "dấu ấn"; nhất là "Giáo trình tiếng Việt thực hành" được tái bản, nối bản nhiều lần. Đứng trước "Đi tìm dấu vân của chữ", NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2022; tôi có cảm giác "ngợp". Tuy nhiên, đọc là học, nên tôi đã không ngần ngại làm cái việc "mua rìu qua mắt thợ" và viết bài giới thiệu này.

"Đi tìm dấu vân của chữ" có 20 tiểu luận (tôi gọi đó là những chuyên luận - bởi sự chuyên sâu trong việc luận giải các vấn đề của thơ ca nói chung / cả cổ và kim; văn bản văn học của nhiều tác giả lớn, tác gia đáng kính).

Có thể thấy vấn đề này qua tên các công trình nghiên cứu: "Về một biểu tượng trong thơ đương đại Việt Nam", "Kết hợp lạ hóa và từ điển "kết hợp lạ" trong thơ ca Việt", "Tìm hiểu và phân tích một số quan niệm về ngôn ngữ thơ", "Các thủ pháp tu từ cú pháp thể hiện qua một số ngữ liệu thơ ca Việt Nam", "Những căn cứ ngôn ngữ học để chọn trích dẫn đúng văn bản thơ", "Một tiểu từ điển về ngôn ngữ thơ ca bóng đá". Như vậy có 6 công trình.

Về tác giả thơ có các tiểu luận: "Một số ý kiến xung quanh vần luật thơ lục bát của Nguyễn Du và Nguyễn Duy"; "Thi pháp ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh"; "Thiên tính nữ trong Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành", "Ngôn ngữ trong tập thơ Giấc mơ sông Thương"; "Đồng sáng tạo để giải mã văn bản thơ Hoa giấu mặt của Mai Văn Phấn"; "Tín hiệu thẩm mỹ trong Chút sen còn lại của Hồng Thanh Quang"; "Cảm nhận về tập thơ Lữ hành của Hữu Đạt"; "Hình ảnh người vợ trong thơ Trịnh Thanh Sơn"; "Bản giao hưởng nhiều bè trong tập thơ Chiếc giỏ mây trắng"; "Tham – sân – si, bi kịch của con người trong tiểu thuyết Cõi nhân gian"; "Nghĩ về viết ngắn và "viết ngắn" trong Trần gian muôn nỗi của Văn Giá"; "Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Trọng Khơi", "Đỗ Trọng Khơi với việc phát hiện vẻ đẹp của ngôn từ qua Vân chữ"; "Cảm thức hậu hiện đại trong tiểu thuyết giả tưởng Nền văn minh chợt tắt".

Như vậy, có 14 tiểu luận, trong đó "Giấc mơ sông Thương" của nhà văn Nguyễn Phúc Lộc Thành được chị nghiên cứu dưới 2 góc độ. Nguyễn Phúc Lộc Thành là tác giả duy nhất được PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc viết 3 tiểu luận (thơ và tiểu thuyết); nhà thơ Đỗ Trọng Khơi được chị viết 2 tiểu luận (thơ và truyện ngắn). Nguyễn Du và Nguyễn Duy được chị nghiên cứu chung trong tiểu luận về thơ lục bát. Sự lựa chọn nghiên cứu về lục bát Nguyễn Du và Nguyễn Duy là chính xác, bởi nói đến lục bát, giới nghiên cứu không thể không tôn vinh. Dù hiện nay có thể có người "chê bai" lục bát, nhưng phải khẳng định Truyện Kiều có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa và văn học của dân tộc. Một nhà văn ở đầu thế kỷ XX đã ví Truyện Kiều như tờ "trước bạ" xác định tư cách văn hóa của người Việt, chủ nhân chân chính của giang sơn gấm vóc. Thời hiện đại, Nguyễn Duy là một trong không nhiều tác giả thành công với lục bát.

Như vậy, các vấn đề PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc nghiên cứu, quan tâm đều là những vấn đề "hóc búa" của khoa học về nghiên cứu thơ ca; các tác giả chị nghiên cứu hoặc trích dẫn ngữ liệu phần lớn đều đã thành danh, nổi danh, có "số má" trong làng văn như Hoàng Cầm, Nguyễn Bính, Lê Đạt, Chế Lan Viên, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều, Trần Quang Quý, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn, Nguyễn Phúc Lộc Thành, Văn Giá, Nguyễn Việt Chiến, Hữu Đạt…

Tôi từng đọc nhiều phê bình tiểu luận nhưng với "Đi tìm dấu vân chữ" thực sự thấy tính khoa học rất cao. GS.TS. NGND. Trần Đình Sử trong Lời giới thiệu nhận định: "Người đọc văn bản thông thường đọc chữ để tìm nghĩa, bắt được nghĩa rồi quên chữ". Với PGS TS. Hoàng Kim Ngọc thì khác. Đọc văn thơ với chị là công việc không chỉ thưởng lãm vẻ đẹp; mà còn lặn vào trong con chữ ngắm nghía, tìm ra đường vân của nó- nơi cất giấu vẻ đẹp của ngôn ngữ, làm cộng hưởng lên vẻ đẹp của thi ca. Chị đọc văn bản với tình yêu văn học và cả thái độ khoa học. Chị đã "vận dụng khá nhuần nhuyễn các phương pháp nghiên cứu và phê bình văn học tân tiến nhất hiện có để soi chiếu, lí giải thực tiẽn văn chương…" (Bùi Việt Thắng). Nhờ thế chị giải mã và gọi đúng căn cước văn chương của các nhà văn, nhà thơ.

Tôi là một người lãng du, chỉ đến khi đọc Hoàng Kim Ngọc mới được "tỉnh thức"- chữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được GS TS NGND. Trần Đình Sử dùng trong Lời giới thiệu. Hay nói cách khác, ít nhất tôi trở nên dè dặt, biết đọc và ngắm nghía con chữ sau khi hít một hơi thật sâu để được tiếp thêm năng lượng.

Tôi nhận ra, viết thêm điều gì đó với "Đi tìm dấu vân chữ" của PGS.TS.Hoàng Kim Ngọc là một công việc quá khó. Để đọc "Đi tìm dấu vân chữ" của PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc đúng là phải có thái độ khám phá, chứ không chỉ dừng ở mức cảm thụ văn chương. Hơn hết, phải có kiến văn, năng lượng ngôn ngữ văn học và tính cầu thị khi tiếp nhận văn bản.

Hay nói cách khác, PGS.TS.Hoàng Kim Ngọc đã "lật" từng con chữ, thi ảnh, ký tự trong thơ của các tác giả để tìm ra vẻ đẹp thi ca của "vân chữ". Tên của tập sách là đi tìm "dấu vân", có nghĩa là "vân" không ở trạng thái tĩnh mà vận động. Chị không có ý "đóng khung" vân chữ. Theo tôi nghĩ, đó là các gợi ý, tôn trọng sáng tạo. Phải có một tình yêu văn chương vô bờ bến, nâng niu sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ và có thái độ khoa học thực sự, mới làm được điều đó.

Công phu, nghiêm cẩn!

Đối với Dương Kiều Minh trong bài "Thi pháp ngôn ngữ trong thơ Dương Kiều Minh", PGS.TS.Hoàng Kim Ngọc tiếp cận "Chúng tôi đề cập đến thời gian, không gian nghệ thuật và ngôn ngữ miêu tả trong thơ ông, nhằm mục đích qua đó, tường giải và nhận chân rõ rệt ngôn ngữ - thi pháp thơ...", (Sđd, trang 14). Và chị tìm ra thời gian nghệ thuật (các đơn vị thời gian, biểu tượng thời gian đêm, biểu tượng thời gian mùa xuân và mùa thu); không gian nghệ thuật trong thơ Dương Kiều Minh (qua biểu tượng con đường, cánh đồng, thế giới cỏ hoa, thế giới sắc màu, thế giới mùi vị, thế giới âm thanh, biểu tượng người mẹ- Ánh sáng bất khả). Cuối cùng là PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc tìm ra nghệ thuật miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật (ví dụ: nghệ thuật sử dụng các lớp từ ngữ; nghệ thuật kết hợp thực – hư, siêu thực, huyền ảo tâm linh; nghệ thuật sử dụng phép đối).

Thực ra, âm thanh, ánh sáng, cánh đồng, màu sắc...đều có trong thơ các nhà thơ. Tuy nhiên, Dương Kiều Minh đã phát triển thành một hệ thống của cảm xúc. Dương Kiều Minh là một hiện tượng đặc biệt. PGS.TS.Hoàng Kim Ngọc kết luận về nhà thơ Dương Kiều Minh "Ông là một thi nhân, với trọn vẹn ý nghĩa thẩm mỹ và cao cả của tên gọi", (Sđd, trang 38).

Tuy thơ ai cũng có cỏ, cây hoa, lá, thời gian và không gian bước vào nhưng điều mà Dương Kiều Minh làm được là cái không gian và thời gian ấy đã được đẩy lên thành thế giới thẫm mĩ mang tên ông.

Thơ bản thân nó là lao động ngôn ngữ độc lập, cô đơn; tuy nhiên, điều các nhà thơ thành công, đó là tạo ra phong cách riêng. Xê-khốp (Nga) từng cho rằng: "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì không bao giờ anh ta trở thành nhà văn cả".

Với Nguyễn Phúc Lộc Thành, tôi khá để ý với cách tiếp cận của PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc. Chị có hai chuyên luận: "Thiên tính nữ trong Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành", "Ngôn ngữ trong tập thơ Giấc mơ sông Thương". "Giấc mơ sông Thương" từng "đình đám" khi ra mắt độc giả. Hơn nữa, tôi đọc khá nhiều thơ lục bát cũng như văn Nguyễn Phúc Lộc Thành.

Cũng như bạn bè yêu văn chương khác, tôi đã đọc tập thơ "Giấc mơ sông Thương" của Nguyễn Phúc Lộc Thành (đọc cả tiểu thuyết "Cõi nhân gian", 4 quyển, 8 tập, gần 2000 trang, xuất bản 2022 của anh), thấy hay. Nhưng đọc là một chuyện, khám phá được "vân chữ" trong "Giấc mơ sông Thương" là chuyện khác. Nhà LLPB Bùi Việt Thắng cũng thốt lên: "Nhưng tôi tự nhận mình là người không sành phê bình thơ. Nay đọc Thiên tính nữ trong Giấc mơ sông Thương của Nguyễn Phúc Lộc Thành (bài viết 22 trang) có được cảm giác đồng điệu. Lối văn phê bình như thế này, tôi nghĩ, người phê bình thơ đồng cảm với người làm thơ". (…) "Tôi cũng đã váng vất nghĩ đến cái gọi là "nhục cảm thăng hoa" trong thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành (…). Nhưng cái váng vất đó mới chỉ âm ỉ lưu trú trong tiềm thức, nay đọc phê bình của Hoàng Kim Ngọc, tự nhiên thấy phát rạng, rõ hơn, thấm thía hơn"

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo lúc đọc "Giấc mơ sông Thương" nhận xét ngắn gọn: "Giấc mơ sông Thương" có đủ yêu tố Thiền và Sex. Ông chưa có đủ thời gian để nghiên cứu kỹ. Dường như điều này, Hoàng Kim Ngọc đã làm. Chị phát hiện ra "Trường từ vựng định danh thiên tính nữ", "Trường từ vựng tính từ gợi vẻ đẹp, quyến rũ, thiên tính nữ", "Trường từ vựng động từ gợi vẻ đẹp nhục cảm phồn thực, thiên tính nữ"...

Tôi đã đọc khá nhiều thơ lục bát, nhưng đến "Giấc mơ sông Thương", ám ảnh với vẻ đẹp mà PGS.TS.Hoàng Kim Ngọc phát hiện. Đó là "Thiên tính nữ thể hiện qua điển mẫu dòng sông – dòng đời và sự xót thương, trân quý, biết ơn người phụ nữ". Đọc "Giấc mơ sông Thương" sẽ thấy một "tôn giáo" thờ phụng người phụ nữ, đặc biệt là sự sáng tạo ngôn ngữ thi ca. Đọc "Giấc mơ sông Thương" của Nguyễn Phúc Lộc Thành, điều thú vị là qua 108 bài thơ, chị luôn luôn nhặt ra được những thi ảnh ám gợi, mới lạ. Nếu nói, lao động thi ca là lao động sáng tạo ngôn ngữ thì "Giấc mơ sông Thương" có những thành công đặc biệt; tạo nên dư ba cho những ai nghiên cứu ngôn ngữ, tôn vinh vẻ đẹp của tiếng Việt như PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc.

Trong 20 tiểu luận - phê bình trong tập "Đi tìm dấu vân chữ" của Hoàng Kim Ngọc, rõ ràng viết về thơ nhiều hơn (16/20), nhưng cũng rất hấp dẫn ở phần viết về văn xuôi. Đúng như nhà LLPB Bùi Việt Thắng nhận xét, đó là sở trường của tác giả. Chị là nhà khoa học về ngôn ngữ, hẳn nhiên phê bình thơ hay văn xuôi đều đúng, sở trường.

Nhà văn không được viết theo sự cưỡng bức của ai, chỉ có lao động trong cô đơn, đau khổ của riêng mình mới thành công. Sau sáng tác của các nhà văn, nhà thơ là đến công việc của các nhà phê bình. Tôi đã đọc khá nhiều, khá thường xuyên các tác phẩm/ bài viết của các nhà LLPB hiện nay. Và, tôi ám ảnh mãi câu nói: "Còn hiện nay, phê bình quả là đã thay đổi chức năng của mình. Nghĩa là, nhà phê bình không còn là nhà phân tích- nghiên cứu văn học, mà là người chào hàng, quảng cáo cho một nhà văn hoặc nhà xuất bản nào đó" của Mikhail Golubkov, giáo sư khoa Ngữ văn Trường Đại học Quốc gia Moskva, trong bài trả lời phỏng vấn của báo "Văn hóa" của Nga, được trang "Văn học Sài Gòn" sử dụng cách đây hai năm. Thực trạng này có "bóng dáng" quanh chúng ta.

Trong "mặt bằng" chung như vậy, tôi trân quý lao động, khám phá thế giới ngôn ngữ trong thơ/ văn của PGS.TS.Hoàng Kim Ngọc. Mặc dù chị rất khiêm tốn. "Tôi vốn không phải là một nhà phê bình nhưng để có cuốn tiểu luận phê bình này, tôi xin được cảm ơn những cơ duyên" (Lời cảm ơn, trang 11). Đọc "Đi tìm dấu vân chữ", PGS.TS. Hoàng Kim Ngọc, nhận ra, ít nhất chị mang đến những quan niệm mới./.

Nhà thơ Ngô Đức Hành
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông cầm mỏ lết đánh tới tấp tài xế ô tô ngay giữa đường

Người đàn ông cầm mỏ lết đánh tới tấp tài xế ô tô ngay giữa đường

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông liên tục chửi bới thậm chí còn dùng mỏ lết đánh tới tấp một tài xế xe ô tô ngay giữa đường tại TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), khiến nhiều người chứng kiến không khỏi bức xúc, phẫn nộ.

Tin vui cho nhóm người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được quyền lợi này

Tin vui cho nhóm người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được quyền lợi này

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Đối tượng nào được nhận tiền thay cho việc đóng bảo hiểm xã hội dù đã ký hợp đồng lao động? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin liên quan đến vấn đề này để bạn đọc tham khảo.

3 con giáp hứa hẹn có sự nghiệp, tài chính rực rỡ trong tuần

3 con giáp hứa hẹn có sự nghiệp, tài chính rực rỡ trong tuần

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH – Tử tuần mới từ ngày 16/9 đến 22/9/2024 dự báo một tuần đầy hứa hẹn với 3 con giáp này khi sự nghiệp, tài chính rực rỡ.

Top 5 con giáp ai cũng muốn kết bạn

Top 5 con giáp ai cũng muốn kết bạn

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Trong thế giới rộng lớn này, luôn có một vài con giáp rất thân thiện, dễ gần khiến ai cũng muốn gần gũi.

Hình ảnh đào Nhật Tân nổi tiếng ở Hà Nội vàng úa sau nhiều ngày bị ngập

Hình ảnh đào Nhật Tân nổi tiếng ở Hà Nội vàng úa sau nhiều ngày bị ngập

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt cây đào tại các nhà vườn ở ven sông Hồng thuộc quận Tây Hồ, TP Hà Nội đổi màu từ xanh sang vàng do bị ngập nhiều ngày, người dân đau xót vì có nguy có "mất trắng".

Căn bếp nhỏ giữa lòng Hà Nội sẻ chia với đồng bào qua hàng nghìn suất cơm nắm 0 đồng

Căn bếp nhỏ giữa lòng Hà Nội sẻ chia với đồng bào qua hàng nghìn suất cơm nắm 0 đồng

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Chị Trần Thị Hải Yến (SN 1974) đang sinh sống tại Hà Nội là người phụ nữ đã gửi gắm tình yêu thương, chia sẻ với cán bộ, đồng bào gặp khó khăn trong lũ lụt qua hàng nghìn suất cơm nắm thịt chưng mắm tép, muối vừng với giá 0 đồng.

4 con giáp không chú trọng việc được trở thành 'sếp' lớn

4 con giáp không chú trọng việc được trở thành 'sếp' lớn

Đời sống - 23 giờ trước

GĐXH - Có nhiều nguyên nhân khiến những con giáp dưới đây không chú trọng phấn đấu để có chức vụ cao trong sự nghiệp.

Mặt trận Tổ quốc công khai số tiền phân bổ cho 20 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

Mặt trận Tổ quốc công khai số tiền phân bổ cho 20 địa phương bị ảnh hưởng bão lũ

Đời sống - 1 ngày trước

Trong đợt 1, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã quyết định phân bổ 385 tỷ đồng cho 20 địa phương bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Con trai nạn nhân đầu tiên được tìm thấy vụ sập cầu Phong Châu: 'Mẹ đã được hỏa táng, giờ đợi tin bố nữa'

Con trai nạn nhân đầu tiên được tìm thấy vụ sập cầu Phong Châu: 'Mẹ đã được hỏa táng, giờ đợi tin bố nữa'

Đời sống - 1 ngày trước

Vào ngày định mệnh, vợ chồng bà Hường đi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, trên đường về thì gặp nạn.

Hình ảnh làng Nủ trước khi thảm họa ập xuống san phẳng 37 ngôi nhà: Chỉ sau 1 đêm cả bản làng bị san phẳng, ngập trong bùn đất

Hình ảnh làng Nủ trước khi thảm họa ập xuống san phẳng 37 ngôi nhà: Chỉ sau 1 đêm cả bản làng bị san phẳng, ngập trong bùn đất

Đời sống - 1 ngày trước

Trận lũ quét kinh hoàng sáng sớm ngày 10/9 đã khiến thôn Làng Nủ (Lào Cai) trở thành đống đổ nát hoang tàn khi 37 hộ dân bị vùi lấp. Bà con sinh sống tại đây chẳng thể ngờ, cuộc sống vốn rất yên bình, náo nhiệt bỗng bao trùm tang thương chỉ sau 1 đêm.

Top