Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hoàng Kim Ngọc đi tìm “Dấu vân chữ”

Thứ sáu, 16:10 23/09/2022 | Đời sống

Tuy còn một vài điểm cần thảo luận sâu thêm, nhưng nhìn khái quát, “Đi tìm dấu vân chữ” là một cuốn sách thể hiện những cố gắng tìm tòi của một tác giả có bề dày trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Nó là cuốn sách có ích gợi mở cho người đọc cách tiếp cận văn học từ nhiều góc độ, trong đó có góc nhìn của ngôn ngữ học.

Cách đây mấy năm, một hôm tôi nhận được tin nhắn của Hoàng Kim Ngọc muốn nhờ tôi đọc góp ý và biên tập cho một bài báo có nội dung đi tìm dấu vết những câu thơ sai. Tôi đã đọc và có dịp trao đổi với cô trước khi cho in lên tạp chí. Bài viết thể hiện cô là người luôn trăn trở mỗi khi gặp những hiện tượng biến thể  trong thơ - một hiện tượng ta gọi là "tam sao thất bản" hoặc "khẩu truyền biến dị".

Lần này nhận được cùng một lúc hai cuốn sách của Hoàng Kim Ngọc tặng, tôi rất vui vì thấy cô thuộc lớp lục tuần mà vẫn yêu nghề, say sưa với công việc nghiên cứu và giảng dạy. Trong khi, nhiều người có học vị TS, nhất là nữ, ở tuổi ấy đã thấy mệt mỏi muốn nghỉ ngơi. Nhiều vị còn tìm thú vui bằng các chuyến đi du lịch với gia đình và bằng hữu.

Bài viết dưới đây, chủ yếu bàn về cuốn "Đi tìm dấu vân chữ" (Nxb Hội Nhà văn, 2022).

Hoàng Kim Ngọc đi tìm “Dấu vân chữ”  - Ảnh 1.

"Đi tìm dấu vân chữ" của PGS.TS Hoàng Kim Ngọc (ảnh: FB tác giả)

Đây là công trình tập hợp lại các bài viết của  tác giả đã được công bố trên báo và tạp chí trong nhiều năm. Bởi vậy, có bài thiên về hướng nghiên cứu, có bài thiên về hướng phê bình. Nhưng, thiên hướng nghiên cứu chiếm chủ đạo. Điều này thể hiện rất rõ trong cách bố cục bài viết, cách triển khai các ý tưởng, cũng như những cung bậc cảm xúc của tác giả khi tiếp nhận các tác phẩm văn chương.

Mở đầu tập sách là bài bàn về thi pháp ngôn ngữ trong thơ Dương Kiều Minh.  Bài viết được bố cục thành ba mục lớn là I, II, III. Bài dài 24 trang, trong đó mỗi mục lại được phân ra thành các mục nhỏ như: 1,2,3… rồi chia nhỏ thành các tiểu mục:  2.1; 2.2 … Đây là cách bố cục thường gặp trong các giáo trình hay luận văn khoa học. Nó có lợi thế là mỗi mục hay tiểu mục có thể bàn về một vấn đề. Các vấn đề này được xếp sắp theo một  hệ thống chỉnh thể. Chẳng hạn, các vấn đề được Hoàng Kim Ngọc bàn về thi pháp ngôn ngữ trong thơ Dương Kiều Minh là: Thời gian nghệ thuật, Không gian nghệ thuật, Nghệ thuật miêu tả thời gian và không gian nghệ thuật trong thơ Dương Kiều Minh. Ở mỗi mục nghiên cứu này, Hoàng Kim Ngọc đã cố gắng lý giải cái nét riêng trong thi pháp của tác giả bằng việc so sánh với các thi sĩ khác. Ví dụ, nói về Thế giới mùi vị trong thơ Dương Kiều Minh cô đã so sánh với Đoàn Phú Tứ, Appollinaire (tr 24); nói về Thế giới hoa cỏ cô so sánh Dương Kiều Minh với Hoàng Cầm, Ngô Tự Lập, Võ Thị Xuân Hà (tr 25). Đây là thủ pháp so sánh, một thủ pháp rất cần cả trong nghiên cứu lẫn phê bình. Nó giúp người đọc có thể kiểm tra được các nhận định mà tác giả nêu ra. Ngoài ra, trong bài viết này, chất nghiên cứu còn thể hiện khá rõ trong cách thống kê tần số sử dụng các hình ảnh hay biểu tượng thơ. Ví dụ, ở tr 19, cô chỉ ra con số 237 lần hình ảnh về con đường xuất hiện trong Tuyển tập thơ Dương Kiều Minh, trong đó tần số sử dụng hình ảnh này ở mỗi bài cũng được chỉ ra cụ thể. Tương tự như vậy, ở tr 21, cô còn cho độc giả biết trong thơ Dương Kiều Minh có tới 50 loài hoa khác nhau. Điều này cho thấy sư lao động công phu, nghiêm cẩn của người viết. Tuy là một bài tham gia "Hội thảo" nhưng dễgợi cho bạn đọc cảm nghĩ nó có giá trị ngang với phần trích của một đề tài nghiên cứu về tác giả mà cô thực hiện.Nhờ đó, bài viết có độ sâu và có hàm lượng mới về khoa học. Đó là một trong các bài viết rất công phu ở tập sách này.

Trong toàn bộ công trình, có một số bài viết của Hoàng Kim Ngọc còn thiên về giới thiệu sách như: "Một tiểu từ điển về ngôn ngữ bóng đá" ( tr174 hoặc kết hợp phê bình với cách viết tản văn về nghề "Nghĩ về viết ngắn và…" ( tr 219). Tôi gọi bài ở tr 174 là bài viết thiên về giới thiệu vì ở bài viết này Hoàng Kim Ngọc muốn bạn đọc hiểu thêm về một loại thơ mang dấu ấn rất rõ về nghề nghiệp của người viết, thông qua cách sử dụng các nhóm từ như: Tiếng lóng, hoán dụ,ẩn dụ, chơi chữ, thủ pháp giễu nhại, thành ngữ, ngôn ngữ miêu tả…Trong bài viết ở tr 219, ngoài phần bình luận chính về tác phẩm và cách viết của Văn Giá, tác giả còn có những đoạn mở rộng thể hiện suy nghĩ của mình về xu hướng viết ngắn của nhiều tác giả như  Y Ban, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Hậu, Nguyễn Đình Chính (phần đầu). Không những thế, cô còn bộc lộ cho bạn đọc cách nghĩ của mình về "đọc ngắn" (khi theo dõi các câu chuyện nhỏ trên Facebook) và xu hướng viết email ngắn gọn được nhiều CEO trên thế giới áp dụng ( tr 220-221). Điều đó cho thấy, khi viết tiểu luận phê bình Hoàng Kim Ngọc luôn có xu hướng tìm tòi nhiều cách viết khác nhau, nhằm tránh sự trùng lặp để người đọc không bị nhàm chán. Nhìn chung, cách viết của Hoàng Kim Ngọc luôn có độ mở. Vì thế, cũng có bài cô thiên về dạng "trao đổi khoa học" để cùng bạn đọc suy nghĩ thêm một số hiện tượng phức tạp trong cách đánh giá về biến đổi thể loại. Bài "Về một ý kiến xung quanh vần luật thơ thơ lục bát của Nguyễn Du và Nguyễn Duy" ( tr.126) là kiểu bài như vậy. Nói chung, ở dạng bài viết nào Hoàng Kim Ngọc cũng tỏ ra thận trọng, từ tốn trong đánh giá, biểu thị rõ tính cách của một nữ nhà giáo có kinh nghiệm trong nghề. Lời khen chê của cô không quá vồ vập, dễ dãi, cũng không quá khắt khe. Đó là những nhận định được rút ra từ việc phân tích văn bản dưới góc độ hình thức – tức từ các giá trị của cách biểu đạt ngôn ngữ của mỗi nhà văn, nhà thơ. Cách phân tích như vậy rất có ích với việc rèn luyện tư duy cho sinh viên. Đó là những bài tiểu luận hay là các chuyên đề nhỏ về một khía cạnh của chuyên môn hoặc về một phương diện của phong cách tác giả. Nhờ vậy, bạn đọc có thể phần nào hình dung rõ hơn đặc điểm phong cách của các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Phúc Lộc Thành, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn, Hồng Thanh Quang, Đỗ Trọng Khơi…

Hoàng Kim Ngọc đi tìm “Dấu vân chữ”  - Ảnh 2.

Tác giả bên "đứa con tinh thần" của mình (ảnh: FB tác giả)

Trong toàn tập tiểu luận phê bình của Hoàng Kim Ngọc có lẽ chỉ có hai bài duy nhất viết theo phong cách của một bài phê bình. Đó là bài "Cảm nhận về tập thơ Lữ hành của Hữu Đạt" và bài "Hình ảnh người vợ trong thơ Trịnh Thanh Sơn. Ở hai bài viết này, Hoàng Kim Ngọc hoàn toàn viết theo cảm xúc nên cách bình luận của cô khá bay bổng, có lúc đắm say, hòa điệu cùng tác giả. Có hai lý do để giải thích hiện tượng này. Thứ nhất, đây là hai tập thơ đều có nhiều bài viết về mẹ và phụ nữ với những hình tượng khá đẹp. Chính vì thế, nó dễ làm rung động trái tim của người cùng giới. Khi đọc các bài thơ đó, Hoàng Kim Ngọc nhập tâm với tư thế ở cả hai vai: vai người mẹ và vai người phụ nữ. Thứ hai, do gần gũi trong nghề nghiệp, ít nhiều có tiếp xúc ở mức độ thân thiết nên Hoàng Kim Ngọc dễ có những chia sẻ thân tình. Chẳng hạn, khi đóng vai là người phụ nữ đã luống tuổi, Hoàng Kim Ngọc tỏ ra cảm thông và tỏ ra đồng cảm với  những phụ nữ được miêu tả trong bài "Gặp bạn cũ" của Hữu Đạt: "Mới năm nào bạn đến nước Nga / Gặp tôi ở cổng trường Lômônnôxốp / Mái tóc bạn xanh đen màu mực /Nụ cười phóng khoáng trẻ trung / Thoắt đi đã mấy chục năm / Đường đi mấy đoạn" dao quăng" đã già / Bạn không còn tóc đen/ như trước / Nụ cười héo theo tháng năm / Sách đọc mỗi ngày mỗi ít/ Tai nghe / câu được câu chăng". Sự đồng cảm đã làm cho cô phải thốt lên: "Ôi, không gì có thể cưỡng lại được qui luật "sinh lão bệnh tử" của muôn đời, "Đời người như bóng câu qua cửa", Hữu Đạt đã chốt lại bài thơ với triết lý: "Kiếp người đi qua chóng vánh / Mùa thu vẫn thế muôn đời / Trăng vàng vẫn thường đỏng đảnh / Đi qua trước bạn và tôi".

Cũng chính vì Hoàng Kim Ngọc là một cô giáo, lại là học trò của rất nhiều thầy cô nên khi bình những bài thơ chân dung viết về các nhà giáo, cô viết như nhớ về ký ức thời sinh viên: "Trong bài "Có một niềm tin" (Kính tặng Thầy H.T.P) chân dung, thần thái của Thầy được hiện ra rõ ràng như con người bằng xương bằng thịt và tôi nhận ra ngay đó chính là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Trọng Phiến – người thầy yêu kính của tôi: "Vẫn mái tóc bồng bềnh thời trai trẻ / Vẫn nụ cười bát ngát lúc còn xuân / Tuổi tám mươi vẫn phóng xe đến lớp / Có đến hai hay ba buổi mỗi tuần / Đôi tay múa những vòng như nghệ sĩ / Giọng bổng trầm như tiếng sáo diều ngân / Chân uyển chuyển bước đi theo dáng người vóc hạc/ Bóng vờn bay trên giáo án mỗi phần…". Cô nhận định mảng thơ chân dung và đặc đặc biết chân dung các nhà giáo" là "đặc sản" của thơ Hữu Đạt" (tr 190-191). Trong một số lời bình về thơ Trịnh Thanh Sơn, Hoàng Kim Ngọc cũng triển khai theo cách viết như thế. Cô viết bằng cảm xúc của người phụ nữ được yêu: "Nhà thơ xót xa thương lắm người yêu nhỏ bé có những ngón tay gầy "Mười sáu tuổi lần đầu / Em bắc cầu giải yếm / Cho người qua / Ôi thương đóa Trà mi!". Có khi là cám xúc xót thương và thông cảm:

"Vì đi trước thời đại nên chị như một hành tinh lưu lạc giữa trời, cô đơn và ít được mọi người thông cảm:

Em là của cách đây hang thế kỷ/ Nên chiều nay/ Em cô đơn đi giữa mọi người...

Người đàn bà ấy nhiều nước mắt trong cái thời ấu trĩ của xã hội ấy:

Nước mắt em/ Lăn trên ngực anh/ Như chuỗi cườm sang chói/ Em ơi …/ Chân trời thì xa/ Nước mắt em có thật/ … / Ngày cũ đã lùi xa/ Ta vẫn nhớ em rất nhiều nước mắt (Nguyệt thực)".

Khi bình về những bài thơ viết về tình yêu, về mẹ và phụ nữ nói chung, Hoàng Kim Ngọc thường là người nhập cuộc với cảm xúc dâng trào nhất.

Hoàng Kim Ngọc đi tìm “Dấu vân chữ”  - Ảnh 3.

PGS.TS Hoàng Kim Ngọc (ảnh: FB tác giả)

Nói như vậy không có nghĩa là, chỉ những bài viết theo phong cách phê bình thì văn của Hoàng Kim Ngọc mới bay bổng. Ngay trong các bài thiên về phong cách nghiên cứu, nhiều lời bình của Hoàng Kim Ngọc cũng rất thăng hoa. Chẳng hạn, khi bình về những sáng tạo mới của Nguyễn Phúc Lộc Thành, cô viết: "Hình như, dưới con mắt của Nguyễn Phúc Lộc Thành, thiên nhiên và phụ nữ đều thơm ngậy, tỏa hương: bùn cũng là hoa (gót lấm hoa bùn – GMST 28) nên bùn cũng… thơm và buổi chiều cũng… thơm (Chiều thơm dưới vạt lụa ngoan- chiều thứ 05)… Con người đẹp trong thơ anh lúc nào cũng tỏa hương: Mi thơm rủ xuống dại ngây/ Hương em rợp cả ngàn cây bóng đồi ((GMST 25); Dải chầm chậm cởi/ Em vồi vội hương (GMST 12)"

Ngoài những ưu điểm và đóng góp đáng ghi nhận, bạn đọc còn muốn Hoàng Kim Ngọc phân tích kỹ hơn bản chất của các hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến phong cách sáng tạo của tác giả để vấn đề đặt ra giải quyết cho thật "tới" và triệt để về sự sáng tạo trong kết hợp từ của nhà thơ.

Riêng cách biện luận của Chu Văn Sơn cho rằng "Ôi tiếng Việt như bùn, như lụa…" mới là gene chữ của Lưu Quang Vũ, cũng đã tạo ra một số tranh luận đã xảy ra khi bài thơ của Lưu Quang Vũ được chọn làm đề thi. Để độc giả cùng suy nghĩ xem biến thể nào mới là đích thực của Lưu Quang Vũ , chúng tôi xin có l ời bàn như sau: câu này, nếu hiểu theo cách của Chu Văn Sơn là "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa" có cái gì đó khiên cưỡng và chưa ổn. Bởi, "tiếng" hay ngôn ngữ chính là hơi thở của một dân tộc. Còn "đất cày" là nguồn sống, là môi trường sinh tồn của người nông dân (Việt Nam là nước nông nghiệp). Nhà thơ coi tiếng Việt là sản phẩm quí báu giống như đất là thứ nuôi sống con người, như "lụa" là thứ làm đẹp cho con người (Người sao gấm hoa lụa là đến vậy; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân …). Đó mới là so sánh hợp với tư duy của người Việt. Tiếng Việt mà lại ví với "bùn" vì coi "bùn" mang nghĩa "nhọc nhằn vất vả" thì đó chỉ là một cách suy nghĩ theo kinh nghiệm cá nhân!Còn trong nhận thức chung, từ dân gian đến hiện đại, bùn vẫn thường được tri nhận như là cái gì đó hôi hám, tanh tưởi:  "Trong đầm gì đẹp bằng sen …Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"; hoặc là cách sống khó chấp nhận: "Cậu ấy sống bùn lắm

Tuy còn một vài điểm cần thảo luận sâu thêm, nhưng nhìn khái quát, "Đi tìm dấu vân chữ" là một cuốn sách thể hiện những cố gắng tìm tòi của một tác giả có bề dày trong công tác giảng dạy và nghiên cứu. Nó là cuốn sách có ích gợi mở cho người đọc cách tiếp cận văn học từ nhiều góc độ, trong đó có góc nhìn của ngôn ngữ học.

Hữu Đạt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5 khả năng có không khí lạnh yếu gây ra hiện tượng mưa dông, chấm dứt nắng nóng ở phía Đông Bắc Bộ.

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố cáp ngầm ở Hà Nội trong đêm

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Đang đi bộ trên vỉa hè, nữ du khách nước ngoài bất ngờ ngã xuống hố thi công cáp ngầm tại đường Xuân Diệu, Hà Nội và bị gãy xương đùi.

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

'Nắng nóng nung người', người dân đổ về công viên nước ngày nghỉ lễ

Đời sống - 15 giờ trước

Nắng nóng lên đến 40 độ C, rất nhiều người dân, du khách đã chọn công viên nước Hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) để "giải nhiệt" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5.

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

Cơ quan công an cần điều tra, làm rõ tố cáo của các nhà đầu tư đối với Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà

Cơ quan công an cần điều tra, làm rõ tố cáo của các nhà đầu tư đối với Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà

Đời sống - 19 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện nhiều bất thường tại dự án mình bỏ hơn chục tỉ đồng đặt cọc, các nhà đầu tư đã có đơn tố cáo gửi tới nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền. Văn phòng cơ quan CSĐT và Thanh tra Bộ (Bộ Công an) cũng đã có phiếu chuyển đơn gửi Thủ trưởng Cơ quan CSĐT và Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an TP Hà Nội xem xét, giải quyết.

Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng

Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng

Đời sống - 20 giờ trước

Làm việc với Sở TT&TT Hà Nội, TikToker V.M.L thừa nhận chủ quán phở không nói câu "cái ngữ này", thông tin đăng tải lên mạng xã hội là sai sự thật.

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Nam Định: Sông, kênh mương xung quanh làng nghề tái chế nhôm đặc quánh, bốc mùi

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Suốt thời gian qua tại làng nghề đúc nhôm tại thôn Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang “bức tử” hầu hết các sông ngòi, kênh mương, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân sinh sống nơi đây và các vùng lân cận.

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Bỏ túi 9 kinh nghiệm khi cho trẻ đi du lịch kỳ nghỉ lễ, cha mẹ không nên bỏ qua

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 được nghỉ dài 5 ngày là thời điểm lý tưởng để các gia đình thay đổi không khí. Vì vậy, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch xa. Để có kỳ nghỉ vui vẻ, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để có kỳ nghỉ trọn vẹn.

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Vụ cá chết hàng loạt ở khe Rào Trường: Xử phạt chủ trang trại heo 155 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường

Đời sống - 1 ngày trước

GĐXH - Ông Phạm Ngọc Lợi, chủ trại heo công nghệ cao tại thôn Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa bị xử phạt 155 triệu đồng do xả thải gây ra sự cố môi trường.

Top