Đi trong miền giao thoa ngôn ngữ với văn học qua Phê bình “Đi tìm dấu vân chữ” của PGS.TS Hoàng Kim Ngọc
Đi trong miền giao thoa ngôn ngữ với văn học qua Phê bình “Đi tìm dấu vân chữ” của Hoàng Kim Ngọc
Từ những hiện tượng lặp đi lặp lại của các từ ngữ, tác giả tìm ra hình ảnh, biểu tượng, khái quát lên những nét riêng về nội dung, cảm xúc, ý tứ và nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ. Có thể nói đó là cách thức đọc văn thơ của tác giả Hoàng Kim Ngọc trong tập sách "Đi tìm dấu vân chữ" và là cơ sở để đem lại cái mới cho bạn đọc.
PGS. TS. Hoàng Kim Ngọc, giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ học, nguyên Phó Trưởng khoa Sáng tác và Lí luận phê bình văn học của trường Đại học Văn hóa, Hà Nội; hiện là Phó Trưởng bộ môn Việt Nam học, Đại học Thăng Long, Hà Nội, ngỏ ý nhờ tôi viết mấy lời giới thiệu cho tập tiểu luận phê bình sách Đi tìm dấu vân chữ của chị.
Tôi vui lòng vì đã từng viết lời giới thiệu cho hai tập sách của chị là Ngôn ngữ văn chương, Thực hành phân tích ngôn ngữ văn chương do chị chủ biên, hiện đang lưu hành trong khoa Ngữ văn các trường đại học. Hoàng Kim Ngọc là người say mê văn chương, chăm chỉ viết lách, dồi dào ý tưởng. Từ bấy đến nay chị đã có nhiều giáo trình, sách chuyên khảo; giờ lại có thêm tập tiểu luận, phê bình văn học này và tôi hi vọng sẽ còn những tập khác.

Nhan đề sách là Đi tìm dấu vân chữ, bạn đọc quen đọc tiểu luận phê bình văn học trên báo chí sẽ nhận thấy ở tập sách này một nét riêng nổi bật, đó là cách tiếp cận ngôn ngữ học, thế mạnh có tính chuyên ngành của tác giả. “Vân chữ” ở đây chủ yếu là “vân” ngôn ngữ thơ văn. 20 bài viết, dù đa dạng thế nào cũng không ra ngoài góc độ kiến tạo chữ nghĩa.
Tiếp cận ngữ học và tiếp cận văn học là hai lĩnh vực khác nhau nhưng giao thoa với nhau. Tiếp cận ngôn ngữ có một phạm vi rất rộng, từ thủ pháp tu từ nghệ thuật ngôn ngữ, văn bản đến diễn ngôn, mà đơn vị của nó là lời nói, phát ngôn, chứ không phải là từ ngữ và câu nữa, vấn đề nó quan tâm là chủ thể phát ngôn là ai, lời của ai, chiến lược diễn ngôn như thế nào. Theo đó thì thấy nghiên cứu, phê bình của Hoàng Kim Ngọc chủ yếu nằm ở bề mặt kiến tạo chữ nghĩa có tính truyền thống, đi trong miền giao thoa nói trên.
Truyền thống không bao giờ biến mất trong văn hóa đọc, những “nhãn tự” số ít có từ hàng nghìn năm nay vẫn đồng hành với chúng ta trong tiếp nhận văn học. Nhưng ngày nay các “nhãn tự” đã được hiểu mới, được liệt kê, thống kê theo số lượng, thành số nhiều để tạo nên những chủ đề của từ ngữ và từ đó rút ra thông tin về tư tưởng, tình cảm, cảm hứng và Hoàng Kim Ngọc đã tiếp cận văn thơ theo phương pháp đó.

PGS. TS. Hoàng Kim Ngọc, giảng viên chuyên ngành Ngôn ngữ học, nguyên Phó Trưởng khoa Sáng tác và Lí luận phê bình văn học của trường Đại học Văn hóa, Hà Nội; hiện là Phó Trưởng bộ môn Việt Nam học, Đại học Thăng Long, Hà Nội
Người đọc văn bản thông thường đọc chữ để tìm nghĩa, bắt được nghĩa rồi thì quên chữ. Thói quen đó không giúp đọc hiểu văn học. Nhà văn đặc biệt ở chỗ không cung cấp nghĩa sẵn, cho nên nếu bạn đọc bỏ chữ thì cũng sẽ đánh mất luôn nghĩa. Nhiều bạn đọc ít kinh nghiệm mấy khi dừng lại để tìm hiểu ý nghĩa đích thực của một nhan đề, một kết hợp từ ngữ trong văn bản.
Hoàng Kim Ngọc trong sách này giúp độc giả đọc chậm, đọc “tỉnh thức” (xin phép dùng từ ngữ của thiền sư Thích Nhất Hạnh), đọc ngắm nghĩa chữ trong trạng thái nhùng nhằng với nghĩa. Quả thực trong khi đọc thơ văn, nhiều bạn đọc vẫn ít dừng lại chiêm ngưỡng vẻ đẹp, cái lạ, và nội dung hàm ẩn chứa đằng sau chúng. Đối tượng tìm hiểu “vân chữ” của chị chủ yếu là phương tiện biểu đạt mang chứa hàm ngôn, những tín hiệu thẩm mĩ, những biểu tượng, những trường nghĩa, những ngữ cảnh, những cách kết hợp từ ngữ đa dạng, phép đối, phép láy, những âm thanh, mùi vị, những nhan đề tác phẩm…nhằm phát hiện ra trạng thái dùng dằng chữ nghĩa nói trên. Từ những hiện tượng lặp đi lặp lại của các từ ngữ tác giả, tìm ra hình ảnh, biểu tượng, khái quát lên những nét riêng về nội dung, cảm xúc, ý tứ và nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ. Có thể nói đó là cách thức đọc văn thơ của tác giả Hoàng Kim Ngọc trong tập sách này và là cơ sở để đem lại cái mới cho bạn đọc.
Đối tượng phê bình của tập sách, tuy có vài tên tuổi mới, nhưng phần nhiều là những người đã nổi tiếng, có nhiều sáng tạo chữ nghĩa như Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Trần Quang Quý, Nguyễn Phúc Lộc Thành, Văn Giá, Hồng Thanh Quang, Đỗ Trọng Khơi … Đọc phần phê bình các tác giả này trong sách, do quen thuộc, bạn đọc có dịp ngắm nhìn ngôn ngữ của họ, kiểm nghiệm kinh nghiệm của mình với phê bình tu từ ngôn ngữ của tác giả.
Phê bình của Hoàng Kim Ngọc cụ thể, tỉ mỉ, dễ đọc đối với đông đảo bạn đọc và cũng dễ kiểm nghiệm. Có nhiều những phát hiện mới mẻ, thú vị, tinh tế giữa những thuật ngữ có vẻ khô khan.
Hoàng Kim Ngọc đã nói cụ thể những gì, thú vị như thế nào, đó sẽ là điều dành cho từng bạn đọc khi cầm đọc quyển sách này trên tay. Tôi nghĩ, người giới thiệu không nên nói nhiều. Tôi vui mừng đọc và viết lời giới thiệu cho tập sách này trong những thời khắc đầu xuân mới, và sau mùa xuân là mùa hạ, tôi mong rằng tác giả sẽ còn tiếp tục có thêm những tập sách mới và có nhiều dịp giao lưu hào hứng với người đọc.
GS.TS. NGND Trần Đình Sử

Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu và chèn ép xe khác
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu, dừng đón trả khách như xe tuyến cố định. Tình trạng này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có tuổi trẻ vất vả
Đời sống - 18 giờ trướcGĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc ở 4 số này khi còn trẻ nhiều thăng trầm, vất vả nhưng sau này lại có cơ hội phất nhanh, gia đình hạnh phúc.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH – Xem tử vi tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, con giáp tuổi Tý có những biến đổi đầy bất ngờ về sự nghiệp, tài chính.

Chạy theo người lớn qua đường, bé trai bị xe container cán tử vong
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Bé trai trong lúc chạy theo người lớn để băng qua đường đã bất ngờ bị một xe container đang lưu thông đi tới tông trúng. Cú va chạm mạnh khiến nạn nhân bị cuốn vào gầm xe, tử vong tại chỗ.

Đây là cách đơn giản xem hình ảnh quá khứ qua Google Maps gây bão mạng
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Gần đây trên mạng xã hội lan truyền những đoạn video ngắn xem cảnh làng quê, nhà cũ trong quá khứ được nhiều người chia sẻ. Các video đơn giản thu về hàng triệu lượt xem, tạo thành trào lưu (trend) ở nền tảng.

Từ ngày 15/8 tới, người chuyên trách về chuyển đổi số, an ninh mạng nhận tin vui khi được tăng tiền hằng tháng
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Theo Nghị định số 179/2025/NĐ-CP, từ ngày 15/8, người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng được hưởng mức hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng.

Gian lận trong hồ sơ, Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons bị cấm thầu
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Ông Lê Trọng Thụ, Chủ tịch UBND TP Thanh Hóa (cũ) mới ký Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Trí Việt Investcons trong thời hạn 3 năm trên địa bàn TP Thanh Hóa do gian lận hồ sơ đấu thầu.

Hàng triệu người dân phải lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID từ tháng 7/2025?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - VNeID là công cụ số quan trọng, mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt trong đời sống của người dân. Từ ngày 1/7/2025, người dân cần lưu ý những gì khi sử dụng ứng dụng VNeID?

Hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập nếu làm theo cách này
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sốngGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.