Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi tìm nụ cười rạng rỡ của những mảnh đời bất hạnh

Thứ năm, 09:00 31/05/2018 | Xã hội

GiadinhNet - 154 trẻ em mồ côi tại làng trẻ em SOS Việt Trì, Phú Thọ với những mảnh đời éo le đang được chăm sóc trong tình yêu thương của 15 người mẹ nuôi. Lắng nghe những cảnh đời tại nơi này có một cảm nhận xuyên suốt là họ đang gắn bó với nhau bởi một sợi dây tình cảm vô hình nhưng vô cùng ấm áp…


Nụ cười rạng rỡ của các em nhỏ tại làng trẻ em SOS Việt Trì, Phú Thọ. Ảnh: B.LOAN

Nụ cười rạng rỡ của các em nhỏ tại làng trẻ em SOS Việt Trì, Phú Thọ. Ảnh: B.LOAN

Mơ ước cao đẹp của những mảnh đời đặc biệt

Dường như khi sinh ra ông trời đã sắp đặt những trẻ nơi đây là trẻ “mồ côi”. Em mồ côi cha, em mồ côi mẹ hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ. Đến làng trẻ trong một buổi sáng Chủ nhật cuối tháng 5, chúng tôi bắt gặp cảnh em thì váy áo xúng xính, em chạy nhảy lấm lem ùa ra đón chào - gần 50 người thuộc đoàn thiện nguyện của Văn phòng Quốc hội, bằng những nụ cười rạng rỡ, những cái ôm siết chặt chan chứa tình người.

Lọt thỏm giữa hàng trăm em nhỏ là cô bé Hà Thị Lan (9 tuổi) có dáng người nhỏ thó, gầy gò, đen nhẻm. Trả lời câu hỏi của PV, Lan lí nhí: “Em nặng 16kg nên nhiều bạn vẫn gọi là Lan còi. Nhưng em không buồn đâu vì ở đây vui lắm, em có rất nhiều bạn… sau giờ học bọn em lại cùng nhau quét dọn và phân công nhau lau nhà, ai cũng làm việc, thích lắm”. Khi được hỏi về bố mẹ, em như bị chạm vào nỗi buồn thường trực sâu thẳm: “Em không có cha mẹ, chẳng biết mình vào đây từ bao giờ”.

Em Bùi Thị Tâm Đan (13 tuổi) cũng vậy, chẳng nhớ bố mẹ mình là ai và cũng chẳng được ai cho biết mình được sinh ra như thế nào. Đan nhút nhát kể về cuộc sống thường nhật của mình. Với em, chỉ có một ước mong sau này trở thành cô giáo. Đan lí nhí: “Khi là cô giáo, em sẽ về quê mẹ nuôi ở thị xã Phú Thọ để dạy học, để không phụ công mẹ nuôi dưỡng”.

Khác với sự nhút nhát của số đông trẻ sống tại đây, em Giàng Thị Ninh (16 tuổi) sinh ra và lớn lên ở vùng quê đặc biệt khó khăn là xã Chế Cu Nha, huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái lại tỏ ra rắn rỏi, mạnh mẽ. Giàng Thị Ninh tâm sự: “Mẹ em mất năm 2010 trong một lần đi nương hái ngô bị sạt lở đất, còn bố mất năm nào em không nhớ nữa. Hai chị em được ông ngoại đưa vào đây ở từ khi em 7 tuổi và em trai được 5 tuổi, còn một chị gái sinh năm 1997 thì đã lấy chồng ở Lào Cai”.

Ninh luôn tỏ rõ vai trò làm chị với các em trong làng, ngoài thời gian học, Ninh dạy em trai học và phụ mẹ nuôi chăm sóc vườn rau. Em không chỉ mạnh mẽ trong cuộc sống thực mà trong cả ước mơ: “Em thích sau này trở thành công an, bởi quê em còn nhiều tội phạm. Ghét nhất là bọn phá rừng. Đó là mơ ước trong tương lai vẫn còn xa, trước mắt em chỉ muốn được về thăm ông bà để lên nương, leo núi”.

Cũng xuất thân từ tỉnh nghèo Yên Bái, em Giàng Thị Dinh (18 tuổi) vừa kết thúc học kỳ 2 lớp 11 với kết quả tổng điểm là 7,6 điểm. Dinh dự định sẽ thi vào khoa Điều dưỡng tại ĐH Y dược Thái Nguyên, với ước muốn sau khi ra trường, em có thể trở về vùng quê để khám, chữa bệnh cho những người dân nghèo trong bản.

Dinh tâm sự: “Bố bị tai nạn, mẹ em mất lâu lắm rồi, em vào đây từ năm 4 tuổi. Mới đầu vào thì rất hay khóc vì sợ. Em có ý định trốn các mẹ về bản. Nhưng có nhiều bạn cùng quê ở đây nên cũng quen dần. Tết vừa rồi em được về quê thì thấy bạn bè đã lập gia đình, em nhất định có nghề nghiệp mới tính đến chuyện đó”. Bởi theo Dinh: “Nếu không có nghề nghiệp thì lấy đâu ra tiền nuôi thân, nuôi con, em đã khổ rồi, em không muốn con em khổ nữa”.

Gắn kết nhau bởi sợi dây vô hình

Không chỉ các con có hoàn cảnh éo le, với 15 mẹ đang sinh sống tại đây phần lớn đều là những người phụ nữ không lập gia đình, đi bộ đội bị nhiễm chất độc da cam, hoặc lấy chồng nhưng không có khả năng sinh con.

Bà Nguyễn Thị Ngọc (54 tuổi, quê ở xã Tam Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) là người có thâm niên gắn bó với làng từ những ngày đầu thành lập, chia sẻ: “Tôi bị đau ốm, bệnh tật, không có khả năng sinh con nên viết đơn tình nguyện vào đây để cùng chung tay nuôi dưỡng các con, phần nào bớt đi sự buồn tẻ của cuộc đời”.

Theo chia sẻ của bà Ngọc, trước ngày cưới 1 tháng, bà phải đi phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng và không còn khả năng sinh con, nên bà buộc phải chia tay người chồng sắp cưới của mình. “Tôi đã có những ngày tháng u uất. Từ hoàn cảnh của bản thân nên bây giờ tôi thương các con lắm. Thời gian đầu bước chân vào đây thì ai cũng có khoảng thời gian khó khăn để làm quen, có thời điểm tôi nhớ bố mẹ và muốn trở lại quê nhà, nhưng đứa thì bấu bên nọ, đứa víu bên kia, tôi đã không nỡ. Còn bây giờ thì muốn gắn bó mãi với nơi này”.

Cũng gắn bó nhiều năm tại làng trẻ, bà Vinh (48 tuổi, quê tại Thị xã Phú Thọ) chia sẻ: “15 nhà trong làng có 15 mẹ và mỗi mẹ nuôi dưỡng từ 8 đến 10 con. Hàng tháng, các con từ 2 tuổi trở lên được hỗ trợ là 810.000 đồng tiền ăn/tháng, những con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì được hỗ trợ là 480.000 đồng. Bản thân các mẹ lĩnh lương về cũng cùng các con trang trải học hành. Mặc dù được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn học phí nhưng có những khoản chung như quỹ đoàn, quỹ đội, vệ sinh… thì các con vẫn phải tự nguyện đóng góp. Khó khăn là vậy, nhưng được sống, được chăm sóc các con là đồng lực, là niềm vui sống của tất cả các mẹ ở đây. Nhiều con lớn lên và ra ngoài làm việc, công tác cũng thường xuyên trở về thăm các mẹ, đưa các em đi chơi trong trung tâm thành phố Việt Trì, chúng tôi vui lắm”.

Theo ông Nguyễn Hồng Ngọc, Vụ Các vấn đề xã hội, Văn phòng Quốc hội, kiêm trưởng đoàn thiện nguyện chia sẻ, đoàn thiện nguyện của ông thường đến Làng trẻ em vào những ngày Chủ nhật. Được biết, hiện có hơn 50.000 người bao gồm người già, trẻ em, người khuyết tật đang được nuôi dưỡng tại 418 cơ sở bảo trợ xã hội trên cả nước, được nhận mức hỗ trợ rất hạn chế, trung bình khoảng 1 triệu đồng/người/tháng. “Với mức ăn khiêm tốn như vậy, tôi thường liên tưởng tới những ngày còn bao cấp, cứ đến ngày Chủ nhật lại mong ngóng gia đình có bữa ăn cải thiện, đầm ấm đầy đủ các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, nhóm “Kết nối yêu thương” đã tổ chức các hoạt động mang tên “Ngày Chủ nhật yêu thương” với mong muốn, có nhiều tình cảm yêu thương hơn nữa của cộng đồng, được chia sẻ đến với những mảnh đời, tại các trung tâm bảo trợ xã hội”.

Ngày 27/5, chương trình “Ngày Chủ nhật yêu thương” do Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội kết hợp với Bệnh viện Tim Hà Nội, cùng các nhà hảo tâm, đã tổ chức bữa ăn cải thiện và khám chuyên khoa tim mạch cho 154 em nhỏ tại làng trẻ em SOS Việt Trì. Đồng thời, trao quỹ học bổng “Ươm mầm tương lai” là 14 cuốn sổ tiết kiệm cho 14 em vượt khó, hiếu học, mỗi cuốn trị giá 2.000.000 đồng. Đặc biệt, 2 hoàn cảnh mắc bệnh hiểm nghèo vượt khó đã được chương trình hỗ trợ 2 cuốn sổ tiết kiệm, có tổng trị giá là 8.000.000 đồng.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây

Thời sự - 3 giờ trước

Một điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông

Giáo dục - 5 giờ trước

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn

Thời sự - 5 giờ trước

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học

Giáo dục - 9 giờ trước

Huỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.

Top