Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch tiêu chảy cấp: Những chuyện chưa kể

Thứ năm, 14:18 29/11/2007 | Xã hội

Giadinh.net - Trong cuộc chiến chống dịch tiêu chảy cấp, phải kể đến những người làm công tác xét nghiệm chất thải của bệnh nhân. Chất thải này nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm. Thế nhưng, các cán bộ phòng xét nghiệm luôn phải hàng giờ tiếp xúc với nó.

Sau 3 tuần chống chọi với dịch bệnh nguy hiểm lan rộng trên nhiều tỉnh, thành toàn miền bắc và có nguy cơ lan vào các tỉnh miền Trung, miền Nam, toàn ngành y tế đã có những nỗ lực, quyết tâm khống chế thành công dịch bệnh, đặc biệt là không để trường hợp nào tử vong. Đằng sau thành công này phải kể đến những cá nhân, tập thể tận tụy ngày đêm túc trực với bao nỗi vất vả...

Cán bộ y tế không được ốm

Ths.BS Trần Quốc Tuấn, Trưởng khoa lâm sàng các bệnh nhiệt đới (BV Đống Đa – Hà Nội) kể lại, trong những ngày đỉnh điểm của dịch bệnh có ngày tại khoa nhập viện đến gần 40 bệnh nhân. Số giường chỉ đáp ứng đủ một nửa lượng bệnh nhân. Hà Nội là nơi có nhiều bệnh nhân mắc dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm nhất so với các tỉnh trong cả nước.

Những ngày ấy, tất cả các cán bộ y tế trong khoa đều phải làm việc hết tốc lực với một niềm tin sắt đá, không để bệnh nhân tử vong, không để bệnh nhân trốn viện, cán bộ y tế không được ốm. Nghe có vẻ buồn cười, nhưng điều đó thể hiện quyết tâm của cán bộ y tế toàn ngành.

Kể về những ca bệnh nặng, nhập viện trong tình trạng truỵ tim mạch, BS Tuấn cho biết, cái khó nhất là làm sao trong vòng 30 phút phải đưa vào cơ thể bệnh nhân được 1,5 lít nước bù điện giải. Còn sau đó, khi bệnh nhân đã hồi phục mạch, công việc chăm sóc và phục hồi không còn là quá khó khăn.

Đã từng chứng kiến cảnh BS Tuấn cùng các cộng sự của mình khẩn trương cấp cứu từng trường hợp bệnh nhân hôn mê, co giật, mạch bằng 0, chúng tôi mới thấm cái cảnh vất vả, giành giật từng mạng sống. Bởi họ hiểu hơn ai hết, chỉ cần một sơ suất nhỏ hay vì một lý do nào đó mà bệnh nhân không thể qua khỏi, thì những ám ảnh đó sẽ càng gây hoang mang cho người dân, nhất là khi dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm đang bùng phát.

Vào điều trị tại Khoa cấp cứu Nội - Bệnh viện Xanh Pôn đều là những bệnh nhân rất nặng, ranh giới giữa cái sống và cái chết là rất mong manh. Tuy nhiên, tất cả bệnh nhân ở đây không những được miễn phí điều trị, ăn uống mà còn được chăm sóc rất tận tình.

Bác Bạch Quang Quý, 61 tuổi trú tại 41 Hàng Cháo, Hà Nội, người vừa được những thầy thuốc ở đây cứu sống cho biết, bác nhập viện trong tình trạng nôn tháo, co giật chân tay và khi vào viện đã trong tình trạng thập tử nhất sinh. Bác Quý xúc động:

“Chúng tôi không nghĩ là mình được chăm sóc tận tình như vậy. Mặc dù việc điều trị và ăn uống là hoàn toàn miễn phí, nhưng không vì thế mà các bệnh nhân không được ăn ngon, bảo đảm và phục vụ chu đáo. Bản thân tôi đã chứng kiến các bác sỹ luôn phải túc trực với bệnh nhân 24/24, nhất là trong những thời gian đầu mới nhập viện để giành giật lấy sự sống cho bệnh nhân.”

Chống dịch quyết liệt từ địa phương

Những ngày có bùng phát dịch tiêu chảy cấp tại Hải Phòng cũng là những ngày toàn ngành y tế cũng như các cấp ban ngành ở đây tập trung quyết liệt nhất. Theo BS Sang, ngay sau khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên, UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành vào cuộc phòng chống bệnh dịch. Trung tâm cũng đã cấp 1.000kg Cloramin B và 96 ngàn gói Ozeron cho người dân. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng cử người giám sát 4 nhà máy nước cung cấp nước cho 750.000 dân toàn thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, Trung tâm bổ sung thêm clo vào nguồn nước này. Ngày 12/11, các bến xe trên địa bàn thành phố cũng được tiến hành phun khử trùng.

Thành phố Hải Phòng cũng tổ chức các đoàn thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm niêm phong, dừng lưu thông mắm tôm trong thời gian có dịch. Bên cạnh đó, tất cả cán bộ của Trung tâm tăng thêm giờ làm tập trung xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm được gửi đến để cho kết quả chính xác, điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.

Theo BS Ngô Việt Hùng, Trưởng khoa lây BV Việt Tiệp, từ đầu mùa dịch tới nay, khoa đã tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân nặng. Toàn bộ bệnh nhân này đều được nằm cách ly, được uống nước có ozeron, cốc uống chỉ dùng một lần. Ngoài việc thực hiện chế độ miễn phí, Sở Y tế Hải Phòng còn xét duyệt kinh phí cung cấp bữa ăn miễn phí cho các bệnh nhân trong vụ dịch này với mức 15.000đ/ngày. Để phục vụ tốt cho bệnh nhân như vậy, toàn khoa phải túc trực 24h mỗi ngày, tích cực cấp cứu cũng như động viên tinh thần bệnh nhân cho đến khi lành hẳn bệnh.

Ghi nhận của PV Báo GĐ&XH tại điểm nóng của dịch tại huyện Nam Sách (Hải Dương) cũng cho thấy sự quyết tâm của các ban ngành, đoàn thể cũng như sự tận tụy và lăn xả vào công việc dập dịch của các bác sĩ ở đây. Theo bà Đặng Thị Bích Liên, Phó chủ tịch tỉnh Hải Dương, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của tỉnh, ngay khi ghi nhận đồng loạt nhiều trường hợp tiêu chảy tại xã Quốc Tuấn, Nam Sách sau bữa cỗ đám ma, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo kịp thời giám sát và khống chế dịch. Đồng thời, các bệnh viện cũng trực dịch để đảm bảo không để bệnh nhân tử vong và tránh lây lan dịch bệnh rộng.

Từ công tác chỉ đạo quyết liệt tới việc thực hiện nghiêm túc trong toàn ngành y tế, đã đem lại thành công nhanh chóng trong cuộc chiến chống dịch tiêu chảy cấp. Đằng sau thành công của cuộc chiến 3 tuần khống chế được dịch bệnh, có nhiều chiến công thầm lặng mà dũng cảm của các y, bác sĩ...

Sự hy sinh âm thầm

Viện Y học lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm là nơi “tiếp đón” nhiều bệnh nhân tiêu chảy nặng nhất trong đợt dịch. BS Nguyễn Tường Vân, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Y học cho biết: Từ ngày có dịch, lãnh đạo Viện đã có chủ trương huy động toàn lực lượng y, bác sĩ của Viện để trực cấp cứu bệnh nhân. Số lượng trực cấp cứu tăng lên gấp 3 lần, cả ngày thứ bảy và chủ nhật không ai được nghỉ, kể cả ban giám đốc Viện.
Tham gia vào hoạt động cấp cứu và chữa trị cho bệnh nhân, không thể không kể đến những cán bộ y tế làm việc tại khoa Vi sinh của các bệnh viện, những người làm công tác xét nghiệm chất thải của bệnh nhân. Những ngày viện quá tải bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp cũng là những ngày, các khoa vi sinh ngập đầy công việc. Ai cũng biết rằng, chất thải của bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp, tất nhiên trong đó bao gồm cả những  trường hợp có phẩy khuẩn tả, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị nhiễm. Trong khi đó, hàng ngày, hàng giờ các cán bộ trong phòng xét nghiệm luôn phải tiếp xúc với thứ vừa bẩn vừa nguy hại này.

BS Lê Văn Điềm, Giám đốc bệnh viện Xanh Pôn cho biết, trong thời gian cao điểm của dịch, mỗi ngày bệnh viện phải tiếp nhận hàng chục bệnh nhân thì công việc của phòng xét nghiệm này cực kỳ vất vả. Các cán bộ ở đây phải làm việc từ sáng đến tối mịt, thậm chí cả qua đêm để nhanh chóng tìm ra kết quả cung cấp cho các bác sỹ, kịp thời có hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

“Nhiều hôm thấy anh em làm việc muộn quá, mà mấy hôm đó đều là trời lạnh, tôi phải duyệt mua ngay một cái máy nóng lạnh để phục vụ họ tắm rửa, vệ sinh sau một ngày làm việc căng thẳng trong môi trường dễ gây bệnh”, BS Điềm nói. Nhìn việc các y bác sĩ ở đây làm, chúng tôi hiểu rằng, những điều bác sĩ Điềm nói là hoàn toàn đúng về những con người mà lúc nào cũng có thể có nguy cơ trở thành bệnh nhân kế tiếp.

Đợt dịch này đi qua, các y bác sĩ, các cán bộ y tế lại tiếp tục chuẩn bị lực lượng để đối phó với những đợt dịch bệnh khác nếu chúng có khả năng xuất hiện, đối phó với những chu kỳ của bệnh tật từ Bắc vào Nam. Bảo vệ cho sức khoẻ của người dân, ấy là công việc thường trực mà mỗi cán bộ y tế hàng ngày vẫn thực hiện.

Hỏi về bí quyết thành công của ngành y tế Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh, BS Tuấn cho rằng, mấu chốt là đã huy động được cả cộng đồng, các tổ chức xã hội, các tổ chức chính quyền cùng vào cuộc với những quyết tâm, nỗ lực không ngừng. 

Bộ trưởng Bộ Y tế không sợ dịch

Đó là cảm nhận của phóng viên Báo GĐ&XH, khi theo chân Bộ trưởng Bộ Y tế giám sát dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tại Hải Dương. Tới bệnh viện huyện Nam Sách, Bộ trưởng, khoác trên người tấm áo blue trắng, luôn gần gũi và trò chuyện với những bệnh nhân tiêu chảy cấp đang được điều trị tại đây. Bộ trưởng còn tới thăm nhà những người dân có người bệnh. Đi tới đâu, Bộ trưởng cũng hỏi han xem có đủ thuốc, hoá chất để phòng chống dịch bệnh cho người dân hay không. Đặc biệt, Bộ trưởng còn nhấn mạnh: Tuyệt đối không để người dân nào tử vong.

Chung Nhi - Vân Khánh

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội cần nắm rõ chi tiết các khoản thu và mức thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Hà Nội quy định rõ danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục. Vậy các khoản thu và mức thu được quy định thế nào?

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Hà Nội sẽ có cả 'rừng trúc' xung quanh hồ Trúc Bạch

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Vườn hoa Trúc Bạch (Ba Đình, Hà Nội) sẽ được trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Khối không khí lạnh tràn về có gây mưa rét ở Hà Nội và miền Bắc?

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh yếu kết hợp với vùng hội tụ gió trên cao sẽ gây mưa ra một đợt mưa dông diện rộng ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Thời tiết nhiều nơi mát mẻ.

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Tuyên dương 5 học sinh trả lại đồ cho người đánh rơi

Giáo dục - 9 giờ trước

Sau khi nhặt được đồ, 5 học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) thông báo cho cơ quan chức năng để trả lại người đánh rơi.

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Điện Biên Phủ rực rỡ cờ hoa trước ngày diễu binh, diễu hành

Đời sống - 9 giờ trước

Những ngày này, các tuyến đường phố, địa điểm công cộng, quảng trường... ở thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) được trang hoàng rực rỡ với biểu ngữ, cờ, hoa... trước thềm Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Đầu tháng 5/2024, đã có 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024

Giáo dục - 9 giờ trước

GĐXH – Tính đến đầu tháng 5/2024, đã có khoảng 200 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 6/5/2024

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 6/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

5 lưu ý mà mọi sinh viên năm cuối cần phải nắm được nếu muốn trúng tuyển vào các doanh nghiệp lớn

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn ngay sau khi tốt nghiệp là mục tiêu mà hầu hết sinh viên đều mong muốn.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top