Diện kiến kì nhân giữa đại ngàn
GiadinhNet - Trong tiết trời giá rét của những ngày đầu đông, bên bếp lửa hồng rực đỏ, chúng tôi được nghe những câu chuyện thật mà như huyễn hoặc về voi của nghệ nhân đang sở hữu đàn voi nhiều nhất Việt Nam.
Đàng Năng Long tự tay chăm sóc những chú voi nhà. ẢNH: T.G |
Thị trấn Liên Sơn (huyện Lak - Đăk Lăk) nằm thu mình trong thung lũng hồ Lak với bốn bề núi bao bọc. Sương sớm bảng lảng cuộn tròn trên từng ngọn đồi trọc lóc, thấp thoáng xa xa, những chiếc gùi còng lưng mưu sinh ẩn mình trên núi đá. Cuộc sống của bà con nơi đây trỗi dậy từ lúc sáng sớm, trên từng ô ruộng vuông vắn đã đón sức cày của trâu. Huyện Lak được biết đến là cái nôi của voi nhà và cũng là một trong hai địa phương duy nhất của Đăk Lăk cùng với Bản Đôn hiện còn voi thuần dưỡng.
Những ngày này, người chủ nhân của đàn con voi huyện Lak đang bận rộn cho công việc chuẩn bị lễ hội đua voi và Festival cà phê Tây Nguyên. Giữa biển hồ mênh mông, giữa thung lũng ngàn đời bình yên của một cộng đồng lao động theo mùa thì ông Đàng Năng Long lại hoàn toàn khác với mọi người. Ông không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, chuỗi thời gian của ông cứ cuốn đi theo những thú đam mê say đắm với những khung nhà sàn truyền thống của đồng bào mình. Những lúc về nhà, ông lại sà mình vào đàn voi, vuốt ve, cung nựng và tâm sự với chúng. Buổi sáng, gió từ phía núi dội xuống rào rào gặp gió từ phía hồ phả lên ào ạt khiến những cành cây cổ thụ cứ ngả rạp vào nhau. Đó cũng là lúc những chú voi khổng lồ của ông Long thong thả từ phía rừng trở về bắt đầu đưa khách du ngoạn đi thưởng thức vẻ đẹp hoang dại, thanh bình của từng bản làng M'nông.
Đàng Long cho biết, voi của tổ tiên ông được truyền lại từ đời này qua đời khác chứ không trao đổi bằng tiền bạc. Trước khi về với núi, cha ông đã dặn rằng: "Hãy bảo vệ và chăm sóc voi thật tốt, nếu voi có vấn đề gì thì các con có tội với tổ tiên". Vì thế mà nuôi voi đối với đồng bào M'nông ở đây được lấy làm chuẩn mực đạo đức của mỗi người, mỗi gia đình. Trước khi đưa voi về nuôi phải làm lễ cúng làng bảy ngày bảy đêm và mời toàn thể mọi người chứng giám rằng dòng tộc của họ đã có thêm một thành viên mới. Voi được mặc áo, được tắm rửa và được chia của hồi môn ngang bằng với những người trong dòng họ. Vai vế xưng hô của voi tính theo tuổi đời, nếu nhỏ hơn tuổi voi thì phải gọi voi bằng anh hoặc chị.
Từ bao đời nay, sự tôn sùng voi là tuyệt đối và dường như tập tục ấy cho đến bây giờ vẫn còn in đậm nét ở cộng đồng người M'nông vùng Lak này. Ông Long kể rằng, theo truyền thuyết của đồng bào mình thì voi xuất thân là con người. Trong quá trình đi vào rừng săn bắt, hái lượm chẳng may bị lạc không trở về nhà được, con người đã biết kiếm lá cây, củ quả trong rừng để ăn nên duy trì sự sống. Tuy nhiên, do quá trình lưu lạc dài ngày nên dần dần con người quên luôn tiếng nói. Hình dáng cũng thay đổi cho thích nghi với môi trường rừng rú, cái mũi ngày đêm dũi đất ngửi mùi để tìm về nhà nên ngày càng dài ra. Dựa vào truyền thuyết ấy mà đồng bào dân tộc M'nông tôn sùng, kính trong voi như một bậc thần thánh.
Và dù không có truyền thuyết ấy đi chăng nữa, voi đã trở thành một biểu tượng của sự cao thượng, sức mạnh phi thường trong đấu tranh với các loài ác thú. Voi giúp người kéo gỗ làm nhà, thồ hàng, chở gạo… Nhà nào có voi thì từ ông bà cho đến con cháu phải chuẩn mực về đạo đức. Một người trong nhà mắc sai phạm vời cộng đồng lập tức bị dân làng phạt trâu bò và phải cúng thần voi. Một cô gái chưa chồng mà có chửa thì gia đình cô gái ấy phải mang lễ đến tất cả những nhà đang nuôi voi của cộng đồng mình cúng coi như tạ tội với voi. Chính vì tiềm thức đã ăn sâu từ bao đời nay nên cũng phần nào giáo dục được đạo đức con người trong cộng đồng dân tộc M'nông. Ông Long tâm sự: "Việc nhà của tôi có chuyện xích mích gì đi chăng nữa thì tôi cũng chỉ cười cho qua mà thôi nhưng hễ những con voi của tôi mà có vấn đề gì, tôi lập tức lên tiếng. Tôi sẽ rất tức giận với những ai đánh đập voi, đối xử tệ bạc với voi".
Ông Long cũng kể rằng, ngày xưa có được một chú voi thì tổ tiên ông đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu. Những cuộc săn voi khốc liệt chẳng khác nào chiến tranh nên quý voi, yêu voi cũng bắt nguồn từ cuộc trường trinh một mất một còn trong những khu rừng già. Săn voi không phải việc làm xấu, nó xấu chỉ khi người ta dùng voi với mục đích tàn sát hay kinh doanh. Có lẽ nếu không có những cuộc săn voi thì sẽ chẳng bao giờ, voi thuộc về con người để trở thành bạn của con người như ngày hôm nay được. Nói đến đó, chợt mắt ông Đàng Long sáng rực lên, những con voi săn về sau thời gian thuần dưỡng đã trở thành những chiến binh dũng mãnh chuyên vận chuyển vũ khí, đạn dược cho chiến trường Tây Nguyên những năm đánh Mỹ.
Sau ngày đất nước giải phóng, voi vẫn chỉ là con vật dùng cho việc cày kéo, vận chuyển. Những con voi của gia đình ông Đàng Long khi ấy đem đi gửi cho người ta dùng làm sức kéo. Sau này, có chủ trương đưa voi vào du lịch thì ông Đàng Long mới đi gom hết voi nhà về chăm sóc, nuôi dưỡng để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, đối với Đàng Long, ông không bao giờ lấy voi ra để làm "cần câu cơm" mà tất cả chỉ vì một tình yêu sâu nặng với voi. Thậm chí, bao nhiêu của cải vật chất gia đình làm ra, ông không ngần ngại đổ dồn vào việc chăm sóc voi.
Theo ông Đàm Long, voi có thể hiểu được tiếng người, chúng phân biệt được tất cả các cảm xúc vui buồn và nhận biết rành mạch từng người lạ người quen, nọi hoạt động của voi đều tuân theo hiệu lệnh của người chỉ huy nó. Ông Đàng Long cũng tự nhận mình có một giác quan đặc biệt với voi, sự linh cảm của ông về voi là chính xác. Chỉ vì ông đã có quá nhiều thời gian gắn bó và sống cùng voi. Một lần, khi vừa đi công tác về, ông một mình đi bộ vào trong rừng nơi đàn voi đang ăn để thăm chúng. Ông núp trong lùm cây, ho một tiếng tức thì chú voi dừng ăn cỏ, đánh mũi tìm tới tận nơi ông ẩn nấp. Vì quá quen nên chỉ cần ngửi mùi mồ hôi của ông, chúng đã nhận ra.
Có lần không hiểu tức giận điều gì mà một chú voi giật đứt sợi dây xích to bằng cổ tay người đang buộc chân chạy thẳng vào rừng. Mấy anh nài voi ráng sức đuổi theo, dùng mọi biện pháp ngăn lại nhưng không thể cản được sức mạnh của voi. Thấy thế, ông Đàng Long đứng từ xa, hô lên một tiếng bảo voi dừng lại. Con voi đang chạy thục mạng bỗng khựng ngay, nó quay đầu lại đứng nhìn ông một hồi lâu rồi lững thững trở về.
Tôi bảo với Đàng Long rằng với số lượng voi hiện giờ là 7 con thì ông đã là người sở hữu nhiều voi nhất Việt Nam rồi, phải đề xuất trao tặng kỷ lục thôi. Đàng Long cười xòa lắc đầu: "Tôi không muốn nhận gì cả, như thế vô tình đem voi đi phô trương, quảng cáo sao. Voi là người nhà mình, cứ xem như tôi có nhiều con là được rồi". Nói xong, ông ngước nhìn lên một chú voi, ông lấy tay lau vội hàng nước mắt đang lăn dài xuống má của nó nói như vỗ về: "Nước mắt của voi đó, nó đang rất hạnh phúc". |
Kì II: Cuộc chiến dành lại sự sống cho voi
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 17 phút trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học
Xã hội - 19 phút trướcGĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 59 phút trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.