Hà Nội
23°C / 22-25°C

Định nghĩa kỳ lạ về hạnh phúc trong... "gia đình im lặng" trên cao nguyên đất đỏ

Thứ ba, 09:39 15/10/2013 | Gia đình

GiadinhNet - Cả người chồng và con con gái nhỏ không ai bị câm. Nhưng suốt bao nhiêu năm qua trong gia đình ấy, mọi người chỉ giao tiếp với nhau bằng… ngôn ngữ cử chỉ.

Cách biểu cảm kỳ lạ (với bất kỳ ai biết đến câu chuyện lần đầu – PV) ấy, như chính người chồng tâm sự, hóa ra chỉ là sự đồng cảm, chia sẻ với người vợ không may phải chịu nỗi bất hạnh “tắt tiếng nói”. Cứ thế, cả chục năm trôi qua, “gia đình im lặng” ấy đã “dệt” nên câu chuyện cảm động, thấm đẫm tình người trên cao nguyên đất đỏ.
 
Định nghĩa kỳ lạ về hạnh phúc trong... "gia đình im lặng" trên cao nguyên đất đỏ 1
Căn nhà trên ngọn đồi của gia đình chị. Ảnh: T.G
 
Số phận và tình yêu

Chẳng mấy khó khăn để tôi tìm được ngôi nhà của chị A Niêng Thị (45 tuổi, dân tộc Raglai) ngay tại cửa ngõ Đạ Sa (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Từ nhiều năm qua, mái ấm nhỏ của chị “nổi tiếng” với người dân nơi đây bởi ngôn ngữ giao tiếp bằng cử chỉ. Nghe có phần nghịch lý, bởi ngoài chị Thị, người chồng và cô con gái nhỏ hoàn toàn bình thường, không bị bất kỳ dị tật nào liên quan đến phát âm. Biết phóng viên tìm đến hỏi thăm, anh Nguyễn Tiến niềm nở pha trà rồi ra dấu gọi vợ vào tiếp khách. Trong câu chuyện với gia đình anh, tôi hiểu hơn về người đàn ông đầy nghị lực và cả người phụ nữ tội nghiệp nhưng vẫn may mắn vì có được người chồng và những đứa con tuyệt vời như thế.

Chị A Niêng, đấy là cách gọi thân mật mà người trong vùng vẫn gọi người phụ nữ “đầu gối tay ấp” của anh Tiến. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cuộc sống của chị lẽ ra sẽ êm đềm trôi đi như bao người khác, nếu như số phận ác nghiệt không đột ngột cướp đi giọng nói ngọt ngào năm A Niêng mới tròn 17 tuổi. Anh Tiến tâm sự: “Tỉnh dậy sau một cơn sốt kéo dài, A Niêng gọi người nhà lấy nước uống mà tiếng nói cứ nghẹn tắc nơi cổ họng. Từ lúc đó, cô ấy mất hẳn giọng nói, chấp nhận cuộc sống bí bách và im lặng”. Đôi mắt rớm lệ vì thương cảm, anh Tiến bảo, anh thấu hiểu nỗi lòng của một sơn nữ ngây thơ, hoạt bát đột nhiên phải hứng chịu nỗi đau đổ ập xuống cuộc đời. Suốt nhiều ngày sau khi mất tiếng nói, A Niêng bị khủng hoảng tinh thần trầm trọng, chỉ biết thu mình giữa bốn vách tường.

Phải mất nhiều ngày được gia đình động viên, A Niêng mới dần bình tâm trở lại. Để học giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ, chị đã phải lặn lội lên tận Đà Lạt. Thời gian thấm thoát trôi, câu chuyện ấy đã diễn ra gần 30 năm. Ngày đó, đường xá chưa đẹp, bằng phẳng và trải nhựa như bây giờ, việc đi lại được thực hiện hoàn toàn bằng hình thức đi bộ. “Rừng núi khi ấy nhiều lắm, nghĩ lại mà thấy tội thân con bé, sống như thế thật là khổ, chỉ đi lại thôi đã vất vả lắm rồi, vậy mà còn bị tật nguyền nữa (!)”, ông A Niêng Sinh, một người họ hàng cũng là người đã chứng kiến biết bao đau đớn của cuộc đời chị thổ lộ. Gia đình đã đưa A Niêng đi điều trị nhiều lần tại các bệnh viện từ Nam chí Bắc nhưng vô vọng. Đến một ngày, chị quyết không đi chữa bệnh nữa, chấp nhận chuyên tâm học ngôn ngữ cử chỉ để làm phương tiện giao tiếp với thế giới bên ngoài. Từ Đà Lạt về cửa ngõ Đạ Sa quá cách trở, chị phải ở luôn tại thành phố. Nhà nghèo không tiền chu cấp, chị phải xin làm thêm nhiều việc như rửa bát cho nhà hàng, bưng bê, bốc vác để có thêm kinh phí duy trì việc học. “Cuộc sống nơi thành thị khác xa với quê hương mình nhiều lắm, tuy cũng núi đồi nhưng thanh thản, nhẹ nhàng hơn. Ngày ấy, mình là sơn nữ thuộc hàng xinh đẹp nhất vùng đấy, vậy mà chẳng hiểu sao số mình lại phải chịu nhiều nỗi bất hạnh như thế (!)”, A Niêng Thị cười “nói” với tôi bằng cử chỉ trên đôi tay đã chai sần vì cơ cực của mình.

Bây giờ thì người phụ nữ nghị lực ấy đã quen với cuộc sống câm lặng mà số phận dành cho chị. Ngày nào cũng vậy, bất kể nắng mưa, A Niêng vẫn băng rừng lội suối kiếm củi mưu sinh. Nhiều hôm mưa to, bùn đất đỏ ngập lút ủng, phải khó khăn lắm mới nhấc chân lên được nhưng chị vẫn cắn răng lê bước. Trời mưa, gùi củi về rồi lại còn phải phơi khô mới bán được nhưng chỉ cần nghĩ tới gia đình, tới đứa con gái đang mong mẹ, chị lại quên hết mệt nhọc.
 
Chuyện cảm động ở “gia đình im lặng”

Ở Lạc Dương, mỗi ngọn đồi là một nóc nhà, mỗi nóc nhà là cuộc sống của một gia đình qua nhiều thế hệ. Ngọn đồi nơi chị A Niêng sinh sống cũng chẳng phải là ngoại lệ. Chẳng dễ dàng gì để tôi có thể “nói chuyện” được với chị bằng ngôn ngữ hình tượng. Ấy vậy nhưng chồng chị, con chị lại thực hiện việc giao tiếp bằng cử chỉ một cách thật dễ dàng. Anh Tiến chia sẻ: “Với người phụ nữ, mấy chục năm không nói được một lời với chồng, với con là nỗi đau quá lớn. Vì đồng cảm cùng nỗi đau ấy mà tôi thêm yêu A Niêng. Chúng tôi đến với nhau, yêu nhau nhẹ nhàng như cây cỏ. Cả đời này, tôi chỉ mong cuộc sống êm đềm trôi qua như vậy chứ chẳng mơ ước sang giàu gì”.
 
Định nghĩa kỳ lạ về hạnh phúc trong... "gia đình im lặng" trên cao nguyên đất đỏ 2

Lạc quan với đứa con gái út. Ảnh: T.G


Quả thật, nhìn căn nhà nhỏ đơn sơ trên đỉnh đồi, tôi cảm nhận được hạnh phúc giản dị mà anh Tiến nói đến. Không có những vật dụng hiện đại, trong tổ ấm của anh chị chỉ có chiếc giường cả nhà ngủ chung để xua đi sự giá lạnh của những đêm vùng cao. Trong căn nhà ấy, bốn vách tường được ghép lại bằng những tấm ván. Không có tiền lát nền, anh Tiến phải nèn đất chặt rồi dựng bếp lửa nhỏ cho cả nhà quây quần. Đắm mình bên ánh lửa bập bùng mỗi lúc màn đêm buông xuống, mọi người trong gia đình chỉ lặng lẽ nhìn nhau. Thi thoảng, muốn biểu đạt điều gì đó với vợ, anh Tiến ngoắc tay làm dấu. Cô con gái nhỏ của anh muốn trao đổi với bố cũng làm dấu tượng hình, thay vì cất tiếng nói. Khi làm điều đó, bố con anh tâm niệm: “Nói quá nhiều cũng e sợ sẽ chạm vào nỗi đau tận đáy lòng của vợ”.

Anh Tiến trầm ngâm nói: “Nhiều người không biết, tưởng tôi và gia đình ai cũng không nói được nhưng thực ra không phải, chỉ có vợ tôi thôi, còn tôi và con gái vẫn nói được bình thường. Nhưng về đến nhà, tôi và con gái im lặng, đơn giản vì cô ấy đã không nói gì, thì tôi có gì để nói đâu (?). Con gái thương mẹ thì chỉ cần học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn là được rồi mà (!)”. Nói lên tâm sự ấy, tôi thấy trên gương mặt người đàn ông đã ngoài 55 tuổi, mái tóc đã ngả màu, khẽ hiện lên một niềm vui rạng rỡ. Bây giờ, đứa con gái đầu lòng của anh chị đã lên 8 tuổi, đến trường và đi học như bao bạn bè khác. Điều hạnh phúc nhất với vợ chồng chị A Niêng là bé vẫn nói được và phát triển bình thường chứ không gặp vấn đề như chị từng lo sợ.

Cuộc sống gia đình họ cứ thế êm trôi trong lặng lẽ. Anh Tiến vẫn thường nói đùa: “Có nói được đâu mà cãi nhau, có gì thì chỉ biểu hiện bằng tay và quan trọng là ở người đàn ông thôi. Với lại sống như chúng tôi thì có gì để cãi vã. Nếu không có tiền mua thức ăn thì lấy đồ khô dự trữ làm thức ăn, ở đây cái gì cũng có cả, thịt heo hun khói, gạo, cá khô đều có. Chỉ cần sống với nhau bằng cái tình cái nghĩa là hiểu nhau, sống với nhau đến đầu bạc răng long được rồi (!)”, anh cười rất tươi và nói với tôi. Và tôi hiểu rằng, với họ khái niệm hạnh phúc chỉ đơn sơ như thế, và được hiểu khác với định nghĩa của nhiều người.    
 
Nhọc nhằn gánh nặng đời

Chị tâm sự: “Bây giờ rừng quý lắm, người trong chỗ mình được học là không phá rừng, nên mình không còn chặt cây rừng như trước kia nữa mà chủ yếu là lùng tìm cây ngã hoặc do kẻ xấu chặt phá bỏ lại để kiếm củi thôi”. Theo lời nhiều người sống ở ngã ba Đạ Sa, trước kia mỗi ngày chỉ cần kiếm được 20kg củi là đã đủ tiền tiêu cả tuần. Nhưng giờ, 20kg củi chẳng giải quyết được nhu cầu sinh hoạt một ngày. Chính vì vậy, gùi củi của chị A Niêng Thị ngày càng nặng hơn theo năm tháng. Sự nặng nề ấy cũng như gánh nặng đời chị đã phải hứng chịu từ nhiều năm qua.
 
Gia Ly – Đức Thọ
 
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Sự thay đổi ngỡ ngàng của ‘người chồng chuyển giới thành nữ’ sau 8 năm hôn nhân

Chuyện vợ chồng - 6 phút trước

Từ gương mặt, vóc dáng đến phong thái, cử chỉ... của chị đều toát ra vẻ nữ tính, dịu dàng. Vốn là người duy mỹ, chị luôn xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, xinh đẹp.

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế

Cha mẹ mất, ngôi nhà 2 chị góp tiền mua tăng giá gấp 3: Em trai chưa từng góp một đồng xuất hiện đòi thừa kế

Gia đình - 7 phút trước

GĐXH - Khi bố mẹ mất, hai chị em định bán để chia tiền thì không ngờ rằng người em trai lúc mua không bỏ ra một đồng nào đòi quyền sở hữu.

Con gái vỡ òa báo tin tìm thấy mẹ mất tích khi đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội

Con gái vỡ òa báo tin tìm thấy mẹ mất tích khi đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội

Gia đình - 11 giờ trước

Nhờ sự lan tỏa của cơ quan truyền thông, mạng xã hội, người mẹ U70 đạp xe từ Thanh Hóa ra Hà Nội tìm con rồi mất tích đã có cuộc đoàn tụ đầy bất ngờ với người thân.

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Đại học Harvard: 4 khoảnh khắc tưởng như vô hại nhưng nếu cha mẹ vắng mặt, con sẽ thiệt thòi cả đời

Nuôi dạy con - 11 giờ trước

GĐXH - Có thể bạn bận rộn, nhưng nếu bỏ lỡ 4 khoảng thời gian này mỗi ngày, bạn đã đánh mất cơ hội quý giá nhất để nuôi dạy một đứa trẻ hạnh phúc, tự tin và yêu thương.

Mẹ đơn thân 50 tuổi kết hôn với bạn học cũ của con trai gây xôn xao

Mẹ đơn thân 50 tuổi kết hôn với bạn học cũ của con trai gây xôn xao

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Sau 2 thập kỷ làm mẹ đơn thân, ở tuổi 50, chị Xin đã nên duyên và mang thai với chồng trẻ người ngoại quốc là bạn học cũ của con trai mình.

4 cung hoàng đạo hạnh phúc với cuộc sống độc thân

4 cung hoàng đạo hạnh phúc với cuộc sống độc thân

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Do đặc điểm tính cách mà một số cung hoàng đạo cảm thấy khó khăn trong việc tìm được điểm chung hay sự thấu hiểu từ người khác. Điều này khiến họ dễ lựa chọn độc thân thay vì cam kết trong một mối quan hệ tình cảm.

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng

Trốn trong cốp xe theo dõi vợ ngoại tình, chồng nhận hậu quả cay đắng

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Người đàn ông trốn trong cốp xe để theo dõi vợ nhưng không ngờ khiến tình cảm vợ chồng tan nát. Vợ anh bỏ đi cả tháng không hề có tin tức gì.

'Sang tên nhà, con dâu sẽ hiếu thuận với bố': Một câu nói khiến tôi tỉnh ngộ ở tuổi 70

'Sang tên nhà, con dâu sẽ hiếu thuận với bố': Một câu nói khiến tôi tỉnh ngộ ở tuổi 70

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Ngỡ rằng yêu thương và hy sinh sẽ giúp tuổi già được báo đáp, nhưng sau nhiều chuyện, tôi nhận ra sống thoải mái tuổi xế chiều, chỉ nên dựa vào chính mình.

Phát hiện chồng 5 lần 7 lượt ngoại tình lại vũ phu, vợ 'sống vô hồn' vì sợ hãi

Phát hiện chồng 5 lần 7 lượt ngoại tình lại vũ phu, vợ 'sống vô hồn' vì sợ hãi

Gia đình - 1 ngày trước

Nhiều lần suy nghĩ đến việc rời đi nhưng người vợ không dám phản kháng vì liên tục bị chồng đe dọa không cho gặp lại con, thậm chí không để cho bố mẹ cô ở quê được yên thân.

Ly hôn xong mới biết vợ thành tỷ phú, chồng cũ mặt dày quay lại đòi tiền

Ly hôn xong mới biết vợ thành tỷ phú, chồng cũ mặt dày quay lại đòi tiền

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa ký đơn ly hôn chưa ráo mực, người đàn ông nghe tin vợ cũ trúng độc đắc 102 tỷ liền trở mặt đòi chia đôi.

Top