Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dỡ nhà, hiến hậu sự cho xe ra tiền tuyến

Thứ hai, 15:01 30/04/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Chỉ trong một đêm, người dân làng Minh Tiến, Tân Tiến đã tự tay phá 130 ngôi nhà của mình để lát đường cho xe ra tiền tuyến. Đây là một trong những câu chuyện đáng khâm phục của thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Người dân làng K130 dỡ nhà làm đường vào năm 1968 (ảnh tư liệu do anh Võ Tá Quang cung cấp).
 
Xe chưa qua,  nhà không tiếc
Ông Trần Đình Trọng, nguyên Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc, một nhân chứng lịch sử.

Cuối tháng 4, tôi có chuyến công tác về Can Lộc (Hà Tĩnh) và trở về làng K130. Làng K130 gắn liền với huyền thoại trong một đêm của thời kỳ chiến tranh chống Mỹ nhân dân đã dỡ 130 ngôi nhà lát đường cho xe vận chuyển súng ống, đạn dược ra tiền tuyến.

“Làng K130 vốn là làng Tân Tiến và Minh Tiến, xã Tiến Lộc huyện Can Lộc. Hiện nay làng có 204 hộ với 809 nhân khẩu. Trước đây, làng còn có tên gọi làng Hạ Lội (vì làng nằm giữa ba bề ruộng nước, đường vào làng lầy lội). Nhân dân ở đây cần cù, dũng cảm, kiên cường, yêu nước, anh hùng”, cô Lan Anh- Hiệu trưởng Trường tiểu học Tiến Lộc nói với tôi.

Trong những năm chống Mỹ, Ngã  Ba Đồng Lộc, Cầu Nghèn, cầu Già, cầu Nhe trên tuyến Quốc lộ số 1 và đường 15A là trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Tiến Lộc trở thành chảo lửa, túi bom. Tuyến Quốc lộ 1A đi qua Tiến Lộc, quãng từ cầu Thượng Gia đến cầu Già bị bom Mỹ đánh trúng tim đường, đứt thành hai đoạn khoảng 1,3km. Hàng ngàn chiếc xe chở vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm vào miền Nam buộc phải di tản nép vào bìa rừng hoặc các làng xóm từ Nghi Xuân, Hồng Lĩnh, Can Lộc, chờ đêm đến lần lượt đi qua đường 15A.

Nhưng Ngã Ba Đồng Lộc cũng bị bom Mỹ đánh phá ác liệt, nhiều đoạn đường nghẽn tắc phải chờ thông tuyến. Lệnh từ trên bằng mọi giá phải mở đường máu, cho xe thông tuyến. “Xe chưa qua, nhà không tiếc”, “ Tất cả cho miền Nam ruột thịt”, câu khẩu hiệu đã là một mệnh lệnh, làm náo nức lòng dân Hạ Lội.
 
Hiến cả cỗ hậu sự

Ông Trần Đình Trọng, nguyên Chủ tịch UBND xã Tiến Lộc – một nhân chứng của sự kiện trên kể lại “Lúc 9 giờ ngày 12/8/1968, nhận được công văn khẩn cấp họp tại Ban chỉ đạo an toàn giao thông huyện. Họp xong, không kịp ăn, về ngay xã, triệu tập Ban an toàn giao thông xã, loa cho bà con xóm Hạ Lội phổ biến chủ trương của cấp trên là xẻ xóm, mở huyết mạch giao thông cho xe thông tuyến cành nhanh càng tốt. Tôi nói chưa dứt lời thì hàng chục cánh tay giơ lên. Ông Lê Bá Kiểm phát biểu đầu tiên: “ Tui có ba nhà, chỉ để cái lều quán còn nhà ngang, nhà  dọc tôi sẵn sàng hiến dâng. Còn nước, còn nhà”. Sau khi ông Kiểm phát biểu, cả xóm 100% đồng thanh nhất trí dỡ nhà, chặt tre, chặt cây làm đường. Cảm động nhất là tinh thần của bà Đinh Thị Trí: “Tui không có nhà, chỉ có túp lều, hạ xuống không mần được chi. Tui có cỗ ván hậu sự dành để lo về sau, xin được góp sức”.

Cuộc họp chớp nhoáng trong vài chục phút, nhân dân xắn tay dỡ nhà, đốn cây, đốn tre nhưng làm hết sức bí mật, bất ngờ, thần tốc. “Đường mở đến đâu là chúng tôi đẵn tre, đẵn cây, dỡ nhà lát đường đến đó. Hồi đó, tre dày đặc, tre bao vây quanh làng, chúng tôi sáng kiến vắt tre xuống để ngụy trang. Cả làng không kể gái trai, già trẻ, hừng hực khí thế quyết tâm làm cho xong đoạn đường. Được lực lượng bộ đội, Thanh niên xung phong giúp sức, chỉ trong một đêm chúng tôi đã biến làng thành đường cho xe thông tuyến”, ông Trọng nhớ lại.

Chúng tôi đang có trong tay bản danh sách làng K130 hiến nhà, do anh Võ Tá Quang- Trưởng Ban văn hóa xã Tiến Lộc cung cấp. Hồi đó, 88 hộ dân của xóm đã hiến 130 ngôi nhà, trong đó có 35 hộ hiến 2 nhà. Ngoài ra còn có 4 nhà thờ họ, một ngôi miếu, hai kho hợp tác xã đã được dỡ xuống, để làm con đường cho xe ra tiền tuyến…
 
Khúc vĩ thanh

Làng Hạ Lội bây giờ có tên làng K130. Huyết mạch giao thông ngày xưa xẻ giữa tim làng bây giờ hai bên đã nhà cửa san sát, tường vôi, ngói đỏ. Làng K130 không có hộ đói, hộ nghèo. Xung quanh làng đường bê tông rải kín, không lầy lội như xưa.

Những người dân tham gia vào đêm làm con đường năm xưa giờ người mất, người còn. Bà Đinh Thị Trí đã mất vào năm 1985, ngôi mộ của bà sè sè một nấm trong nghĩa địa, cách làng khoảng 1km. Ngày bà mất, hợp tác xã lo cho bà cỗ ván hậu sự và đưa bà về nơi an nghỉ cuối cùng chu tất. Hỏi về sự tích mở huyết mạch giao thông, người trong làng ai cũng kể vanh vách. Những người nông dân yêu nước hy sinh không tính toán, không vụ lợi, nên giờ họ cũng không đòi hỏi, phàn nàn gì. Họ vô tư như cây, như cỏ. Tôi hỏi một người dân, bây giờ còn ai gìn giữ được chứng tích gì thời đó không? – Người này nói, ngoài một bức ảnh, không có gì lưu lại. Tất cả đã trở thành huyền thoại.

Khi hỏi người dân ở đây có nguyện vọng gì, câu trả lời rất giản dị, đó là là sự bình an. “Năm 2006, Bộ Văn hóa Thông tin đã cấp Bằng di tích lịch sử Quốc gia cho làng. Chúng tôi cũng nghe nói UBND tỉnh cho quy hoạch khu đất 6000m2 để xây dựng bia chiến tích và nhà truyền thống, nhưng có lẽ còn nhiều dự án khác quan trọng hơn. Chúng tôi cũng muốn có nhà hội quán để sinh hoạt làng, nhưng còn khó khăn quá, chưa biết làm sao. Ngày xưa ông Trọng - chủ tịch xã - nói ngoài đường mà dân nghe răm rắp, mong sao chính quyền luôn được dân tin yêu, ủng hộ như thế”, một người dân bình thản nói.
 
Trường Sa, tình yêu của tôi

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Thuận- Chủ nhiệm Công trình nghiên cứu “Luận chứng KHKT về xây dựng công trình cảng tại quần đảo Trường Sa” - gửi cho Báo GĐ&XH bản thảo tập thơ “Trường Sa, tình yêu của tôi”. Nhân Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Báo GĐ&XH xin giới thiệu cùng bạn đọc những vần thơ đầy tâm huyết của ông được viết trong thời gian công tác ở quần đảo Trường Sa. 
 
Trường Sa gửi Huế

Kìa hoa muống biển nở rồi
Tím như màu Huế của tôi đó mà
Cố đô tận phía trời xa
Mà dòng Hương vẫn quanh ta mỗi chiều
Nhớ về Huế mấy thương yêu
Gửi nhành muống biển tím chiều Trường Sa
 
Em cũng là chiến sĩ  Trường Sa

Lần đầu gặp em ở Trường Sa
Những tưởng như đang giữa quê nhà
Chợt nghe sóng vỗ ngang đầu đảo
Mới biết rằng mình đang Trường Sa
 
Lần đầu gặp em ở Trường Sa
Mà ngỡ gặp em giữa quê nhà
Tà áo dài thơm chiều Hà Nội
Phấp phới bay trong nắng Trường Sa
 
Em đã đến rồi với Trường Sa
Những người lính đảo đợi em ra
Ngọt ngào em nói thân thương quá
Ôi, giữa Trường Sa mà không xa
 
Cảm ơn em đã đến Trường Sa
Hỡi người con gái của Hồng Hà
Mai về với phố đừng quên nhé
Em cũng là chiến sĩ Trường Sa
Nguyễn Thuận

Lê Văn Vỵ

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 3 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top