Độc đáo ban nhạc xứ Mường Bi giữa núi rừng Tây Bắc
GiadinhNet - Một ban nhạc cổ truyền tập hợp nhiều thế hệ với các nhạc cụ như: Đàn, sáo, cò ke cùng bộ gõ đã mang lại cho mảnh đất Mường Bi một sức hút lạ lùng.
Những nghệ sĩ mộc mạc
“Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” đấy là câu nói cửa miệng của người dân xứ Mường, khi nói về dân tộc họ. Mường Bi tự bao đời vẫn vậy, chứa đựng bên trong đó một vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, hoang dại, nhưng không kém phần nên thơ, huyền bí.
Mời nhau đôi ba chén rượu, cùng những cái ôm, cái bắt tay thật chặt, chúng tôi đã được nghe những câu chuyện khá thú vị từ những thành viên của ban nhạc xứ Mường Bi (xã Mỹ Hòa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình).
Ban nhạc gồm 8 thành viên, tất cả đều thuộc dòng họ Đinh Công. Điều đặc biệt nhất là 8 thành viên của ban nhạc thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Tuy có khoảng cách về tuổi tác nhưng khi những làn điệu cổ như "Đi đường", "Cò lả", "Lưu thủy"… được tấu lên, tất cả họ đã hòa làm một, bằng sợi dây kết nối của tâm hồn những người nghệ sĩ. Âm thanh du dương, réo rắt như muốn mời gọi du khách đến, rồi níu chân họ không muốn rời xa.
Cụ Đinh Công Nhỏ, một trong những người có công lớn trong việc tạo lập ban nhạc cổ truyền tại xã Mỹ Hòa. Ảnh: TL
Được biết, tất cả đều là nhạc cụ truyền thống của dân tộc Mường được làm ra từ chính đôi bàn tay, khối óc của các bậc cha ông đời trước. Chiếc sáo được làm từ những ống ôi, có độ dài từ 60-70cm, cùng nhiều lỗ nhỏ. Âm thanh phát ra thường rất trong, du dương gợi nên một nỗi buồn man mác.
Trong khi chiếc đàn bầu của người Mường lại phát ra những âm thanh trầm bổng, mê hoặc lòng người. Để diễn tả mức độ cuốn hút của âm thanh đàn bầu, người mường có một câu nói hài hước, thú vị rằng: “Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu”.
Một loại nhạc cụ nữa trong dàn nhạc truyền thống này cũng khá độc đáo đó là cò ke, rất giống với đàn nhị. Cò ke là nhạc cụ của nam giới, nó không có các bài, bản dành riêng để độc tấu mà chỉ là chơi lại các bài dân ca, hoặc theo giai điệu của các bài dân ca khi đệm cho hát.
Để thể hiện niềm vui khi có khách phương xa ghé thăm, những thành viên trong ban nhạc đã thể hiện một làn điệu cổ, được xem là khó nhất – làn điệu “Cò rừng” tặng chúng tôi. Làn điệu cổ như gợi mở ra trước mắt chúng tôi một khung cảnh của núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ, vừa nên thơ. Một làn điệu với đầy đủ cung bậc cảm xúc.
Cố gắng bảo tồn nét đẹp văn hóa
Chia sẻ với PV, một thành viên ban nhạc cho biết, cứ vào mỗi dịp lễ Tết, lễ hội, đặc biệt là lễ hội khai hạ Mường Bi (mùng 7, mùng 8 âm lịch hàng năm), tất cả các thành viên đều tụ họp để đại diện cho xã mình thi thố.
Dẫu ý thức được rằng việc lưu giữ và truyền dạy những nét đẹp vốn là bản sắc của dân tộc mình là cần thiết nhưng những thành viên cao tuổi trong ban nhạc không sao giấu đi được nỗi buồn cũng như sự lo lắng.
Trong mỗi dịp khai hạ Mường Bi đầu xuân thì phần thi giữa các ban nhạc trong toàn huyện luôn được xem là tiết mục hấp dẫn, thú vị và thu hút được người xem nhiều nhất, ai cũng chăm chú lắng nghe, rồi trầm trồ tán thưởng. Cũng rất nhiều người đã từng bày tỏ nguyện vọng muốn học chơi những nhạc cụ này, nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại bỏ cuộc, tất cả cũng chỉ vì gánh nặng của cơm áo, gạo tiền.
Hiện tại những thành viên trong ban nhạc đều là con cháu trong cùng 1 dòng họ nhưng không phải lúc nào mọi người cũng có thể tập hợp đầy đủ. Có người đi làm ăn xa, các thành viên trẻ lại đi học. Chỉ duy nhất, những dịp lễ Tết, hội hè, mọi người mới có thể tập hợp đông đủ.
Những thành viên trong ban nhạc luôn nhận thức được rằng, những nhạc cụ truyền thống, cũng như các làn điệu cổ đối với dòng họ Đinh Công nói riêng và đối với người dân xứ Mường nói chung là một thứ “bảo vật” quý giá, nên bằng giá nào cũng cố gắng giữ gìn và phát huy. Để làm được điều đó, cũng rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng.
Với những giá trị văn hóa độc đáo đó, những thành viên trong ban nhạc cổ truyền xứ Mường Bi mong sao sẽ có nhiều người biết tới, nhiều bạn trẻ thuộc thế hệ hôm nay sẽ học hỏi và giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo này.
Mai Huyền
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 4 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 6 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 6 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 6 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 7 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.