"Đội đặc nhiệm núi rừng" duy nhất trên cả nước ở Nghệ An
GiadinhNet - Đây là cái tên nhiều người đặt cho lực lượng luôn thường trực trong rừng sâu ở Vườn Quốc gia Pù Mát (huyện Con Cuông, Nghệ An).
Vườn quốc gia Pù Mát là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Đây là một vùng rừng đa dạng sinh học, với diện tích vùng lõi rộng 94.804ha và vùng đệm rộng 86.000 ha, trải rộng trên 3 huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn của tỉnh Nghệ An. Vườn có hơn 1.100 loài thực vật, nhiều loài thú đặc hữu như Sao La được mệnh danh "Kỳ lân Châu Á", các loại vượn, hổ và voi, 259 loài chim quý hiếm như trĩ sao, niệng cổ hung… Để bảo vệ cái lõi đa dạng sinh học này, Vườn rừng quốc gia Pù Mát xuất hiện "Đội đặc nhiệm núi rừng" rất đặc biệt.
"Đội đặc nhiệm" đặc biệt
Nhắc đến tên "Đội đặc nhiệm núi rừng", anh Nguyễn Hữu Trung (thành viên của đội) cười vui: "Nói đặc nhiệm có vẻ to tát quá. Thực ra, Đội là sự kết hợp giữa lực lượng Kiểm lâm vườn Quốc gia Pù Mát với nhóm bảo vệ rừng chuyên trách (BVRCT) và lực lượng nhận khoán bảo vệ rừng. Nhiều người gọi tên như vậy vì chúng tôi đi luồn sâu trong mọi ngõ ngách của núi rừng, không khác gì lính đặc nhiệm để bắt đối tượng săn bắt thú, tháo gỡ hàng ngàn bẫy thú".
Các thành viên của "Đội đặc nhiệm"
Riêng nhóm BVRCT được Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam thành lập tháng 5/2018. Nhóm có 15 thành viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, "đóng quân" tại vườn Quốc gia Pù Mát.
Hầu hết các thành viên đều tốt nghiệp Đại học Lâm Nghiệp. Tiêu chuẩn "cứng" tuyển chọn các thành viên phải là người có sức khỏe, yêu rừng, yêu động vật và có kỹ năng trụ vững dài ngày trong rừng.
Giới thiệu qua hình hài "Đội đặc nhiệm", anh Trung sắp xếp lại các vật dụng để chuẩn bị cho chuyến đi rừng tiếp theo. Cầm chiếc hộp nhựa đã cũ, anh nói: "Đây là bảo bối chống nước. Vì tuần tra trong rừng phải vượt qua hàng trăm khe, suối nên chiếc hộp này dành để bỏ các vật dụng thiết yếu như các loại thuốc, bông băng, điện thoại… Ngoài ra, cần phải tính toán kỹ các đồ mang theo như nồi niêu, bát đũa…làm sao phải nhẹ nhất".
Chiếc hộp nhựa là "bảo bối" chống nước của đội.
Ngồi cạnh anh Trung, anh Vi Văn Định, một thành viên của đội đặc nhiệm góp chuyện: "Để giảm bớt cân nặng chúng tôi thay ba lô bằng chiếc bao tải. Phía trong bao lót thêm một túi ni lông cỡ lớn để bỏ quần áo, chiếc chăn mỏng, võng, bạt…Sở dĩ chọn chiếc bao tải này cũng bởi nó nhẹ, chống thấm nước rất tốt. Còn ba lô bình thường khi ngấm nước nặng lắm. Bình quân, mỗi người vác 20kg. Đi rừng mà mỗi thứ nặng thêm một tí là mệt lắm".
Thực phẩm chủ yếu của đội là lạc rang, cá khô, thịt lợn thái miếng ướp mặn. Đặc biệt, thịt lợn chỉ ngon vài bữa đầu, những ngày sau có mùi nhưng các thành viên cũng phải cố dùng vì đây là món tươi có đạm duy nhất đối lính đặc nhiệm.
Ăn mãi thịt lợn cũng chán, đội đưa ra sáng kiến "cõng" thêm con gà hoặc vịt. Tuy nhiên, lần đầu mang gà, vịt vào để ở xa chỗ nghỉ nên bị cáo, chồn ăn mất. Lúc đó, đội chỉ có cơm với lạc và pha mì tôm thay canh.
Tuần tra sâu trong rừng, đội phải vượt qua nhiều khe suối, vách núi.
Bữa cơm của đội cũng rất đơn giản. Mỗi ngày chỉ ăn bữa sáng và chiều. Buổi trưa chỉ ăn tạm lương khô hoặc nhai mì tôm sống.
Anh Trung kể: "Bữa cơm chiều thường ăn sớm. Khoảng 16h là đội phải hạ lán và chuẩn bị nấu ăn. Bởi trong rừng tối rất nhanh. Cả đội chỉ mong khoảng thời gian này đừng có mưa. Vì mưa không những đầy sên, vắt mà do cửi ướt, rất vất vả trong việc nấu nướng. Những ngày mưa, cơm bị khê, sống là chuyện thường".
Bữa cơm đơn giản của đội.
Việc ăn uống kham khổ đội có thể khắc phục được nhưng hành trình dài ngày trong rừng sâu có khi gặp rất nhiều bất trắc. Có chuyến đi, đội phải liên tục vượt qua khe suối, trèo đèo, vượt thác. Anh Lộc Văn Tạo vẫn nhớ như in sự cố ngày 6/1/2020 khi một người trong đội trượt chân, rơi từ thác cao xuống suối, bất tỉnh. Anh đã lao xuống suối để vớt đồng đội lên.
Lúc đó cả đội nghĩ bạn mình sẽ không qua khỏi vì vết thương chảy máu rất nhiều. Tuy nhiên, anh em vẫn cố gắng sơ cứu. Thậm chí cho uống nước tiểu để nôn ra. Biết đồng đội còn sống, cả nhóm thay phiên nhau cõng vượt nhiều đèo cao để đưa đến bản gần nhất.
Theo anh Tạo, việc đối mặt với việc thiếu nước khi tuần tra ở những dông rừng hay núi cao là chuyện thường. Trên núi cao, tìm được nước là điều khó khăn. Nhiều khi cả đội phải uống thứ nước như "nước đái lợn". Đó là một ít nước đọng trong hộc đá, màu như chè đậu đen. Đội đành lọc qua chiếc áo mỏng để dùng.
Thiếu nước, các thành viên phải lọc thứ nước như "nước đái lợn" để dùng.
Ông Trần Xuân Long – Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động vườn Quốc gia Pù Mát nói như một đúc kết: "Đội đặc nhiệm" này là đội duy nhất trên cả nước. Công việc tuy vất vả, nguy hiểm nhưng các thành viên không hề trễ nại. Một phần do hứng thú với công việc như thám hiểm núi rừng, truy bắt kẻ xấu. Phần khác do phấn kích mỗi khi được nhìn thấy loài thú lạ mà trong đời chưa từng nghe tên.
Mỗi chuyến tuần tra, đội đi sâu trong rừng từ 10-12 ngày. Mỗi chuyến được chia làm 4 tổ đi 4 hướng. Mỗi tổ gồm 6-10 người (3 thành viên của nhóm BVRCT, 3 kiểm lâm và lực lượng nhận khoán).
Liều thuốc "thần"
Luồn sâu trong rừng nên chuyện muỗi, vắt, ruồi vàng, rắn tấn công là chuyện các thành viên thường đối mặt. Việc gặp các con thú lớn như voi, lợn rừng cũng rất thường xuyên. Anh Lê Tất Thành – Đội trường Nhóm BVRCT nói: "À, hình như những con thú này biết chúng tôi là bạn nên chẳng bao giờ tấn công cả. Cái chúng tôi sợ, đau xót nhất là bắt gặp những con thú đang vật lộn trong bẫy sắt. Nhiều con đã chết khô từ lâu".
Hàng ngàn bẫy thú được đội phá dỡ.
Để không thấy những cảnh tượng này, "Đội đặc nhiệm" đã thay phiên nhau thường trực trong rừng. Đội này ra khỏi rừng thì có đội khác vào. Xoay tua tuần tra liên tục. Chỉ tính sơ bộ từ khi thành lập đến tháng 4/2020, đội đã thực hiện hiện 270 cuộc tuần tra với hàng nghìn km đi bộ, 2.169km tuần tra bằng xe máy. Gỡ bỏ 8.554 chiếc bẫy, phá hủy 645 lán trại, tịch thu 63 khẩu súng săn và lập biên bản xử lý 244 đối tượng săn bắt động vật hoang dã trái phép, giải cứu nhiều loại động vật còn sống.
Chưa kể, các thành viên cắm chốt 24/24 giờ tại các trạm quản lý, bảo vệ rừng. Ông Trần Xuân Long thông tin, Vườn Quốc gia Pù Mát có 11 trạm. Trạm ít nhất luôn thường trực 5 người. Riêng trạm Cò Phạt có 12 người quản lý hơn 23.000 ha, rộng hơn vườn Quốc gia Cúc Phương (ở Ninh Bình).
Hàng trăm lán trại, đối tượng săn bắn thú bị đội phá dỡ, xử lý.
Khi có thông tin có một số đối tượng xuất hiện ở khu rừng giáp ranh với biên giới Lào, địa hình núi cao rất hiểm trở nhưng đội "xuất kích" ngay. Bởi chậm chân chút nào là bao nhiêu bẫy được giăng ra, bao nhiêu thú rừng bị sát hại. Đến địa điểm này, đội phải quan sát kỹ những dấu hiệu của việc đặt bẫy. Phát hiện là tháo bẫy ngay. Bẫy có nhiều loại nhưng nguy hiểm nhất là bẫy đơn để bẫy các con thú lớn. Nếu giẫm chân vào bẫy này sẽ bị treo ngược ngay. Ngoài ra, tuyến bẫy cũng được sử dụng nhiều. Bẫy này bắt các loại thú nhỏ hơn, đặt thành dãy dài vài chục mét.
Anh Lê Tất Thành, Đội trưởng Nhóm BVRCT vui nói: "Giờ bẫy cũng ít rồi vì chúng tôi tuần tra liên tục. Thú rừng cũng trở lại rất nhiều. Thấy các con thú được giải cứu là chúng tôi tan biến mọi mệt mỏi. Anh em đặc nhiệm xem đây như liều thuốc "thần" để tiếp tục hành trình bảo vệ rừng, động vật hoang dã giữa mênh mông núi rừng Pù Mát".
Ông Trần Xuân Cường - Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát cho biết: ‘Sự kết hợp giữa kiểm lâm và Nhóm CTBVR là mô hình tuần tra bảo vệ rừng đầu tiên được thiết lập ở Việt Nam. Đội hoạt động ở địa bàn rộng, địa hình hiểm trở nhưng rất hiệu quả. Các điểm nóng khai thác lâm sản và săn bắt động vật hoang dã trong Vườn đã được ngăn chặn triệt để".
Vượt thác dựng đứng bắt 6 kẻ săn bắt động vật hoang dã
Anh Lê Tất Thành: "Để tạo sự bất ngờ, chúng tôi vượt thác dựng đứng để tóm gọn 6 đối tượng là người Mông đang có hành vi săn bắt động vật. Khi bị bắt, 6 người này bất ngờ vì không thể ngờ răng, đội có thể vượt thác dựng đứng để truy bắt tội phạm".
Vũ Đồng
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 5 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.