Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đối phó với sạm da, rám má

Thứ hai, 18:06 01/08/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Sạm da, rám má là thủ phạm khiến nhiều chị em mất ăn, mất ngủ bởi nó không chỉ lấy đi sự mịn màng, tươi trẻ của làn da mà còn tạo nên những vệt loang lổ trên khuôn mặt, son phấn cũng không che mờ đi được.

Có nhiều biện pháp để nói lời chia tay với sạm da, rám má nếu biết nguyên nhân của chúng xuất phát từ đâu.
 
Nhiều nguyên nhân

Sạm da là tình trạng da của người bệnh đen sạm hơn so với da bình thường của chính mình. Rám má cũng là một biểu hiện của chứng sạm da. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng sạm da như:

- Sạm da do di truyền hay bẩm sinh, gồm các hội chứng như: Hội chứng Leopard - là những bệnh có bất thường về điện tim, hẹp động mạch phổi, bất thường bộ phận sinh dục, phát triển chậm, điếc. Hội chứng Peutz-Jeghers cũng khiến sạm da, chúng là những đột biến nhiễm sắc thể làm xuất hiện nhiều nốt ruồi ở môi dưới cùng với polip ở dạ dày, ruột và các mảng sắc tố trên da, tàn nhang là các đốm màu nâu hay cà phê sữa, có khi khu trú ở mặt, có khi lan tràn toàn thân, bệnh nặng lên về mùa xuân hè, giảm về mùa đông.
 
Ngoài ra còn phải kể đến các bệnh khác như: Hội chứng Calm gồm các mảng màu cà phê sữa kích thước từ 2-20 cm, xuất hiện rất sớm đẻ ra đã có. Hay bệnh nhiễm sắc tố đầu chi, bệnh nhiễm sắc tố dầm dề. Đây là căn bệnh do di truyền trội trên nhiễm sắc thể X, xuất hiện ngay sau đẻ. Nguy hiểm ở chỗ bệnh gây sạm da ở nữ giới nhưng gây chết người ở nam giới.

- Sạm da do rối loạn chuyển hóa gồm:  Bệnh nhiễm sắc tố sắt, biểu hiện là tăng sắc tố màu thiếc hay màu đá xám, xuất hiện vùng da hở sau lan rộng ra. Bệnh thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên kèm theo có gan to, tiểu đường và sắt huyết thanh cao.

- Sạm da cũng do yếu tố vật lý như: Cháy nắng, rám nắng ở những vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà không được bảo vệ.

- Sạm da còn gặp trong một số bệnh như: Sạm da sau viêm hay nhiễm khuẩn, do khối u (các bớt sắc tố, u tế bào sắc tố), cũng có khi sạm da còn gặp trong một số bệnh hệ thống, nhiễm khuẩn toàn thân, u lympho, bệnh gai đen, xơ cứng bì, suy thận...
 
Một nguyên nhân khiến ít người nghĩ đến là sạm da do dinh dưỡng. Bệnh đến bởi thiếu các vitamin như A, B12, PP gây nên sạm da ở vùng da hở. Hoặc hóa chất hay thuốc cũng có thể gây nên sạm da.
 
Điều trị bằng cách nào?

Nhận biết sạm da
 
- Rám má hay nám má với biểu hiện là các dát sắc tố màu nâu, xanh đen, hay đen sạm ở hai bên má, trán, cằm, mũi.
 
- Các dát sắc tố thường sắp xếp đối xứng, kích thước có khi nhỏ, khi to.
 
- Bờ của các vết sạm da rõ nhưng không đều, không có teo da, không bong vảy da và không có ngứa.
 
- Bệnh hay gặp ở thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, đôi khi còn gặp ở những phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh thậm chí có khi gặp ở phụ nữ trẻ chưa lập gia đình.
Nguyên tắc phải điều trị theo nguyên nhân. Sạm da do các bệnh mang tính chất bẩm sinh, di truyền phải hiệu chỉnh trong cấu trúc gen bệnh.
 
Nếu sạm da do nhiễm khuẩn hay viêm phải kết hợp dùng một đợt kháng sinh phổ rộng nếu có viêm nhiễm (viêm phần phụ, viêm xoang, họng, ổ nhiễm trùng sâu...).
 
Nếu sạm da do cháy nắng, rám nắng khi đi ra ngoài trời có biện pháp bảo vệ bằng kem chống nắng, áo dài tay, mũ rộng vành, kính...

Nếu sạm da do hóa chất hay thuốc thì không được sử dụng thuốc hay hóa chất gây sạm da nữa, các khối u nên sử dụng liệu pháp phẫu thuật hay laser loại bỏ. Nếu sạm da do rối loạn nội tiết phải dùng thuốc điều hòa nội tiết để trị bệnh.

Riêng với rám má và các sạm da khu trú, cần được điều trị bằng thuốc Hydroquinon 2 - 4%, acid Azelaic, vitamin A acid, corticoid, kem chống nắng với thời gian điều trị ít nhất là 6 tháng. Các thuốc này có thể bôi đơn thuần hay phối hợp với 1 hoặc 2 loại khác nhau tùy theo chỉ định của thầy thuốc.
 
Trong một số trường hợp đặc biệt, khi các vết sạm da mà ở sâu dưới trung, hạ bì thì phải kết hợp điều trị hóa chất như đã nói ở trên với các phương pháp khác như siêu mài mòn, điều trị bằng laser mới cho hiệu quả mong muốn.

TS. Nguyễn Văn Thường
(Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 phút trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 5 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

Top