Đưa trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vaccine COVID-19: Cha mẹ cần chuẩn bị và lưu ý những gì?
GiadinhNet - Sau tiêm vaccine COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn, do đó cha mẹ phải theo dõi sát sao.
Ngày 14/10, Bộ Y tế có công văn cho phép tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi.
Tại Việt Nam, theo thống kê có khoảng 8,1 triệu trẻ từ 12-17 tuổi. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên hôm 12/10 thông tin Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho 95% trẻ trong lứa tuổi này.
Cha mẹ, người giám hộ thực hiện ký phiếu đồng ý tiêm chủng
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Về loại vaccine tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế yêu cầu sử dụng vaccine đã được Bộ phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản/đối tượng và tiêm cùng loại vaccine.
Các địa phương cũng xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi 1 từ tháng 10/2021 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường).
Đảm bảo phòng dịch khi đi tiêm vaccine
Việc tổ chức tiêm vaccine cho trẻ từ 12-17 tuổi, Bộ Y tế yêu cầu thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588/QĐ-BYT ngày 26/7 của Bộ Y tế.
Theo đó, sau khi đăng ký tiêm vaccine theo hướng dẫn, để đảm bảo phòng chống dịch, người đến tiêm chủng, người nhà phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: khai báo y tế trước khi vào điểm tiêm chủng, đeo khẩu trang, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Cùng đó, người đến điểm tiêm cần hạn chế nói chuyện, tiếp xúc với người khác tại điểm tiêm chủng và đảm bảo khoảng cách theo quy định.
Sau khi hoàn thành phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 (do người giám hộ ký), người đi tiêm sẽ được khám sàng lọc theo các bước đã được Bộ Y tế hướng dẫn. Người giám hộ, người đi tiêm cần khai báo, cung cấp thông tin sức khoẻ trung thực, đẩy đủ.
Nếu đủ điều kiện tiêm chủng, người đi tiêm được hướng dẫn đối tượng đến khu vực tiêm. Người tiêm chủng và người giám hộ được tư vấn về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vaccine và giải thích những sự cố bất lợi có thể gặp sau tiêm chủng.
Tác dụng, liều lượng, đường dùng của loại vaccine dùng để tiêm, thông tin theo dõi sau tiêm cũng được nhân viên y tế thông báo cho người đi tiêm và người giám hộ.
Nếu đối tượng không đủ điều kiện tiêm thì nhân viên y tế sẽ tư vấn để chuyển cơ sở tiêm chủng hoặc ra về.
Sau tiêm vaccine COVID-19, cha mẹ đặc biệt chú ý trẻ không nên vận động mạnh
Trao đổi với PV Giadinh.net.vn, BS Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết việc sàng lọc những trường hợp trẻ có bệnh nền, có tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc, vaccine hay bất kỳ dị nguyên nào khác trước khi tiêm vaccine là rất quan trọng. Tinh thần chung là tất cả các loại vaccine đều phải thận trọng, không riêng vaccine COVID-19.
Ngoài ra, sau tiêm vaccine COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. Bản thân các em cũng không nghĩ những bất thường đó có nguyên nhân do vaccine.
“Khi tiêm vaccine, cơ thể tiêu thụ năng lượng rất lớn khiến bản thân bị mệt. Nếu thêm việc vận động mạnh, chạy nhảy quá mức thì cơ thể càng mệt hơn. Vì thế khi đưa trẻ đi tiêm vaccine COVID-19 về, người lớn phải dặn dò, hạn chế hoạt động của trẻ để kiểm soát, phát hiện sớm các bất thường về tình trạng sức khỏe” - BS Thái nói.
Con có các dấu hiệu này sau tiêm vaccine, cha mẹ cần liên hệ y tế ngay
Người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trong thời gian 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu, nếu thấy một trong các dấu hiệu sau cần thông báo cho nhân viên y tế ngay.
- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;
- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;
- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;
- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;
- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;
- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.
Người đàn ông 50 tuổi ở Phú Thọ bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng, thừa nhận 2 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị biến chứng bệnh tiểu đường nặng cho biết được chỉ định dùng thuốc điều trị hằng ngày, nhưng đã tự ý bỏ thuốc và thường xuyên uống rượu...
Thu nhỏ cánh tay cho bệnh nhân phù bạch mạch, bác sĩ chỉ ra các dấu hiệu dễ nhận biết bệnh
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nữ 67 tuổi tại Hà Nội đã được tiến hành điều trị sưng viêm, phù bạch mạch và thu nhỏ cách tay giúp thuận tiện trong vận động, di chuyển.
Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
Sống khỏe - 13 giờ trướcBệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) là đơn vị đạt chứng chỉ UCARE, khẳng định năng lực chuyên môn vượt trội trong chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh mề đay (mày đay) theo tiêu chuẩn quốc tế GA2LEN.
Bất ngờ những thực phẩm chứa nhiều muối nhưng lại không có vị mặn rõ rệt
Sống khỏe - 16 giờ trướcThông thường, những thực phẩm có vị mặn là những thực phẩm nhiều muối. Tuy nhiên, có những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao nhưng lại không có vị mặn rõ rệt khiến chúng ta khó lòng phân biệt.
Người phụ nữ 37 tuổi ở Nam Định men gan tăng, viêm phổi do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sởi có biến chứng viêm phổi, được điều trị tích cực để thoát cơn nguy kịch.
Nửa lớp học cận thị: Nguyên nhân vì đâu?
Sống khỏe - 19 giờ trướcSố học sinh mắc tật khúc xạ ở thành phố tăng theo thời gian, có những lớp, nửa số học sinh bị cận thị.
Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không? Tất cả những điều bạn cần biết
Sống khỏe - 19 giờ trướcThiếu máu cơ tim là một bệnh lý tim mạch có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi "Bệnh thiếu máu cơ tim có nguy hiểm không?" cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả.
Người đàn ông 54 tuổi ở Củ Chi bất ngờ bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp cho biết nghĩ mình bị đau dạ dày nên tự mua thuốc uống nhưng không cải thiện. Trước 2 ngày nhập viện, người bệnh đột ngột lên cơn đau nặng ngực, lan đến xương ức...
Phát hiện ung thư nhờ đọc về nhân vật trên báo
Sống khỏe - 22 giờ trướcAntonia quyết tâm đi kiểm tra lại sức khỏe và phát hiện bị ung thư sau khi đọc về một nhân vật có tình trạng tương tự mình.
Cách luyện tập thể dục tốt cho tim mạch
Sống khỏe - 1 ngày trướcTập thể dục đều đặn giúp phòng ngừa hoặc cải thiện các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim, bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì... Tập thể dục cũng có thể cải thiện các vấn đề sức khỏe tâm lý như trầm cảm và căng thẳng...
Người phụ nữ 56 tuổi ở Hà Nội nhập viện gấp vì men gan cao gấp 100 lần, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị viêm gan B cho biết tự ý bỏ thuốc kháng virus 2 tháng nay, không thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mà nghe lời thầy lang uống nước kiềm không rõ loại để chữa trị bệnh gan.