Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Mọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.
Nhiều người có thói quen uống cà phê buổi sáng bởi hương vị thơm ngon, khả năng giúp chúng ta tỉnh táo. Ngoài ra, đồ uống này giàu chất chống oxy hóa, hỗ trợ tập trung và cải thiện tâm trạng.
Theo bác sĩ người Anh Andrew Greenland, phản ứng của cơ thể với cà phê rất khác nhau tùy từng người, phụ thuộc vào mức độ căng thẳng, chất lượng giấc ngủ và giới tính.
Theo Mirror , thời điểm phù hợp nhất để uống cà phê là từ 10-11h. Khi đó, cà phê giúp tăng năng lượng mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những người đợi khoảng 90-120 phút sau khi thức dậy mới uống ly cà phê đầu tiên thường có mức năng lượng ổn định hơn và hormone cân bằng hơn trong suốt ngày dài.

Bạn nên uống cà phê vào tầm 10-12h. Ảnh minh họa: Ban Mai
Bác sĩ Greenland cũng cảnh báo rằng uống cà phê khi bụng đói có thể khiến hệ thần kinh bị kích thích mạnh, đặc biệt ở những người đang căng thẳng hoặc có rối loạn nội tiết. Vì vậy, bạn cần đảm bảo đã ăn gì đó trước khi uống cà phê buổi sáng.
Một lưu ý quan trọng dành cho phụ nữ là uống cà phê trong nửa sau chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra cảm giác khó chịu. “Vấn đề nằm ở cách cà phê tương tác với cơ thể, mức độ căng thẳng, chu kỳ ngủ - thức và hormone. Có người uống vẫn ổn nhưng cũng có người thấy sức khỏe giảm sút mà không nhận ra nguyên nhân do cà phê. Mỗi người nên tự đánh giá điều gì phù hợp với thể trạng và nội tiết của mình”, bác sĩ Greenland kết luận.
Ai không nên uống cà phê
1. Người bị rối loạn lo âu: Caffeine trong cà phê là chất kích thích có thể làm tăng nhịp tim, gây bồn chồn và cảm giác lo lắng khiến tình trạng rối loạn, lo âu trở nên tồi tệ hơn. Theo Harvard Health Publishing , caffeine có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu, đặc biệt ở những người nhạy cảm với chất kích thích hoặc bị rối loạn hoảng sợ. Việc cắt giảm hoặc loại bỏ caffeine thường giúp cải thiện sự ổn định cảm xúc.
2. Người bị rối loạn giấc ngủ: Cà phê có thể ảnh hưởng đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ, đặc biệt nếu được uống vào buổi chiều hoặc tối. Theo Hiệp hội Giấc ngủ, caffeine có thể tồn tại trong máu từ 6 đến 8 tiếng, gây khó ngủ hoặc ngủ không sâu. Người bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ thường được khuyên nên tránh hoàn toàn caffeine.
3. Phụ nữ mang thai: Uống quá nhiều caffeine trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffeine dưới 200mg mỗi ngày, tương đương một ly cà phê 350ml. Với những người nhạy cảm, nên sử dụng lượng thấp hơn.
4. Người mắc bệnh tim hoặc huyết áp cao: Caffeine có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim trong thời gian ngắn. Với những người bị cao huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim, điều này có thể gây nguy hiểm. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên mọi người nên hạn chế caffeine nếu thấy xuất hiện cảm giác hồi hộp hoặc huyết áp tăng.
5. Người bị trào ngược axit hoặc viêm loét dạ dày: Cà phê có tính axit và có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, khiến triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hơn. Người mắc các vấn đề tiêu hóa nên tránh cà phê để giảm kích ứng và khó chịu.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 8 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 10 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 11 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.