Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dùng nước bẩn giữa Thủ đô: 5 năm “xơi” nước bẩn giá cao

Thứ hai, 13:49 17/05/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Đã 5 năm được tái định cư ở các tòa nhà B3, B4 và B5, khu Dự án chung cư Cầu Diễn, Từ Liêm (Hà Nội) nhưng những hộ dân đến từ khu vực nhà gỗ phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, vẫn phải mòn mỏi đòi những quyền lợi tối thiểu.

Điều bức xúc nhất là sau ngần ấy thời gian họ vẫn phải mua nước bẩn với giá cao dù ống chờ nước sạch thành phố chỉ cách đường nước của họ khoảng 5m.
 
Nước nổi váng đắt hơn nước sạch

Bình nước đóng cặn - Thường xuyên cọ rửa củ lọc vẫn đóng cặn.

 
Chúng tôi đến khu chung cư Cầu Diễn khi các gia đình đang chuẩn bị bữa tối. Lối vào khu chung cư tối om dù hai bên đường đều có cột đèn  nhưng không có bóng nào sáng. Ông Nguyễn Văn Phớt, sống tại phòng 405, nhà B3 phàn nàn: "Chúng tôi chuyển đến từ khu nhà gỗ thuộc diện giải toả tại phố Vọng Hà, Chương Dương. Về đây đã 5 năm (từ tháng 10/2006) nhưng Dự án đã bàn giao đâu mà có điện đường chiếu sáng. Đêm đến cả khu dân cư chìm trong bóng tối, trật tự, an ninh bị ảnh hưởng. Nhưng khổ nhất, bức xúc nhất là chúng tôi không có nước sạch để dùng".

Đến bất cứ căn hộ nào, nhìn vào bếp chúng tôi cũng thấy một cái bình lọc nước. Tuy nhiên, theo ông Phớt thì các hộ dân sống tại đây đều là dân lao động nên chỉ có thể mua được loại bình lọc nhỏ, xuất xứ Trung Quốc. Nước nhiều cặn, thỉnh thoảng lại sặc mùi hóa chất nhưng họ chỉ có thể khắc phục bằng cách lọc cho trong để dùng chứ không dám nghĩ đến chất lượng.

Không chỉ B3, cả nhà B4 và B5 đều phải dùng nước giếng khoan được bơm về bể nước ngay dưới tầng 1. Theo quan sát của chúng tôi tại 5 gia đình thường xuyên thau rửa bình lọc nước nhưng vẫn không tránh được tình trạng củ lọc đóng cặn, nổi váng, nổi màng đen và màu xanh đồng... Bà Thái sống ở phòng 401, nhà B4 cho biết: "Từ cuối năm 2008, chúng tôi đã phải mua nước giếng khoan với giá 3.500 đồng/m³/16m³ đầu tiên, sau 16m³ luỹ tiến thêm, giá thành càng đắt. Trong khi đó, cùng thời điểm, giá nước sạch chỉ là 2.800 đồng/m³. Giá nước đã cao, mọi hỏng hóc dân lại phải tự đóng tiền sửa, theo đó nước đội giá lên cao gấp 2 - 3 lần giá nước sạch của thành phố". Các hộ dân đều tỏ ra lo lắng khi nguồn nước ngầm họ đang dùng lại rất gần với sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng và nghĩa trang Mai Dịch cận kề. 
 

Ông Hoàng Tiến An.

Ông Hoàng Tiến An, Tổ phó tổ dân phố tỏ rõ sự bất bình: "Chúng tôi luôn có cảm giác mình bị "đem con bỏ chợ". Nước thường xuyên có cặn, váng. Khu nhà có Ban quản lý nhưng hàng trăm hộ dân trong diện tái định cư sống tại nhà B3, B4 và B5 hàng ngày vẫn phải sống cảnh "tự túc". Các thiết bị trong các toà nhà như đường nước, bể nước, máy bơm, máy cứu hoả... hay hỏng hóc nhưng cầu cứu Ban quản lý mãi cuối cùng chúng tôi muốn sống tốt lại phải tự làm". Ông An kể ra một loạt những thứ "tự túc" như: Tự thông bể phốt tắc; Tự sửa đường ống nước bị vỡ, bể bị ngấm, máy bơm nước bị hỏng; Tự thay bóng đèn chiếu sáng trong các toà nhà... Dù vậy, mỗi hộ trung bình vẫn phải đóng từ 120.000 - 300.000 đồng/tháng cho đủ loại phí. Ông An cũng bức xúc khi cho hay Công ty nước sạch đã làm sẵn đường ống chờ, chỉ cần 5m ống nối sang hệ thống đường ống của khu chung cư là người dân ở đây có nước sạch để dùng.

“Đá” trách nhiệm

Nguyên nhân chủ yếu khiến người dân ở đây vẫn phải dùng nước giếng khoan là do Ban quản lý dự án đầu tư hệ thống lọc nước giếng khoan khoảng 2 tỉ đồng nhưng chưa thu hồi được vốn. Vậy nên dù phương án đấu nối nước sạch đã được phê duyệt song đường ống vẫn treo đấy. 
 

Ông Lưu Nghĩa Dũng.

Về vấn đề này, ông Lưu Nghĩa Dũng, Phụ trách giải phóng mặt bằng Ban quản lý Dự án Cầu Diễn, Cty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng phát triển đô thị Hà Nội cho biết: "Việc bán nước giếng khoan với mức giá 3.500 đồng/m³/16m³ đầu tiên là do hệ thống lọc nước nhằm cung cấp cho toàn bộ dự án 1 và 2 nhưng đến thời điểm này dự án 1 (trong đó có các  toà nhà B3 và B4) vẫn chưa ở đủ các căn hộ, nhiều nhà xây lô vẫn bỏ trống. Còn dự án 2 chưa tiến hành xây dựng, trong khi trạm nước phải vận hành 24/24h với 3 nhân viên vận hành. Lương tháng mỗi nhân viên là 2 triệu đồng nên thu không đủ bù chi. Dù vậy chúng tôi sẵn sàng bàn giao đường nước và đã liên hệ với Cty nước sạch để họ tiếp quản. Nhưng khó khăn là Cty nước sạch chỉ bán nước đầu nguồn thông qua đồng hồ tổng do khu chung cư vẫn phải bơm từ bể ngầm lên tầng thượng, chi phí đó ai trả. Trong khi đơn vị tiếp quản nước sạch không thể bán nước với giá cao hơn giá quy định của Nhà nước".

Tuy nhiên, trong văn bản trả lời người dân nhà B5 đề nghị Ban quản lý sửa đoạn ren ống D50 bị nứt, ông Vũ Thanh Tùng, Phó trưởng ban, Ban QLDA Cầu Diễn, Cty CP tư vấn ĐTXD Phát triển đô thị Hà Nội lại cho rằng: "Mọi chi phí sửa chữa, duy tu bảo dưỡng hệ thống đến trước đồng hồ tổng là trách nhiệm của bên bán, từ sau đồng hồ tổng là trách nhiệm của bên mua". Điều này cũng có nghĩa trách nhiệm của Công ty này cũng dừng lại ở trước đồng hồ tổng. Như vậy, quy trình bán nước cũng không khác so với Cty kinh doanh nước sạch(?). Vậy hà cớ gì các hộ dân ở đây vẫn mãi chịu cảnh ăn nước bẩn nhưng lại phải trả tiền nhiều hơn nước sạch?

Cũng trong văn bản này, ông Vũ Thanh Tùng khẳng định, sau khi xây dựng hoàn thành, nhà B3, B4 và B5 thuộc quyền quản lý, sử dụng, duy  tu, bảo trì, bảo dưỡng của Ban Quản lý nhà, Xí nghiệp quản lý, dịch vụ và khai thác đô thị. Tuy nhiên, khi nhận được đơn kiến nghị của người dân về hỏng hóc hệ thống nước, đơn vị này lại gửi văn bản đến Ban quản lý dự án nguồn vốn ngân sách cấp, trực thuộc Sở Xây dựng Hà Nội.

Trong khi quả bóng trách nhiệm tiếp tục đẩy đưa thì quyền lợi của người dân ở đây vẫn chưa được đảm bảo. Nếu cứ theo cái đà này, khéo dăm bẩy năm nữa, người dân ở đây vẫn phải chịu cảnh nước đục giá cao. Chưa kể, hàng loạt căn bệnh nguy hiểm có thể đến từ nguồn nước ô nhiễm, ảnh hưởng tới họ và cộng đồng dân cư chung quanh.  
 
Nước cặn là do... sự cố

Theo ông Lưu Nghĩa Dũng, nước bẩn là do trong quá trình thau rửa bể lọc, cát thường xốp, lại nhỏ nên đã lọt vào đường nước đến các hộ gia đình. Ông Dũng nói: "Nhà tôi dùng nước của Cty nước sạch nhưng thỉnh thoảng lại chảy ra vài ba con giun thì khi đó kiện ai. Ở đây gần sông Nhuệ, nghĩa trang Mai Dịch… nhưng làm sao ngấm được hàng trăm mét. Chúng tôi đã khoan sâu tới 60- 70m rồi. Cty nước sạch cũng dùng nguồn nước ngầm và nước sông Đà lọc rồi bơm vào bể chứa, toả đi nhà dân".
 
(Còn tiếp)
Mai Hạnh
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Thời tiết mát mẻ ở Bắc Bộ kéo dài được mấy ngày?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Những cơn mưa xua tan nắng nóng ở Bắc Bộ dự kiến sẽ kéo dài trong nhiều ngày tới giúp thời tiết khu vực này trở nên mát mẻ hơn.

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Ông Đỗ Anh Dũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt

Pháp luật - 6 giờ trước

Bị tuyên mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng vừa có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Người đàn ông ở TPHCM nghi tâm thần, đốt nhà rồi cố thủ bên trong

Đời sống - 6 giờ trước

Lực lượng chức năng xác định nguyên nhân vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân ở quận Bình Thạnh (TPHCM) do người đàn ông nghi tâm thần, tự đốt rồi cố thủ bên trong.

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

TPHCM: 15 học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu, nhiều ca nôn ói sau ăn sushi

Giáo dục - 6 giờ trước

Trong số 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn TPHCM phải nhập viện cấp cứu do nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, có 10 trường hợp xuất hiện triệu chứng bất thường sau khi ăn sushi.

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Trong 5 ngày nghĩ lễ 30/4, Hải Phòng xử phạt hơn 5 tỉ đồng vi phạm giao thông

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4- 1/5, lực lượng chức năng của Hải Phòng đã xử lý 2.156 trường hợp vi phạm giao thông; trong đó 573 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vậy, hết thời hạn tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm không đến nhận có bị xử lý?

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Cuộc trùng phùng đẫm nước mắt của 2 cha con sau 43 năm thất lạc

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Đằng đẵng hơn 40 năm thất lạc con là những hành trình dài đi tìm trong vô vọng. Ông Dụ cho rằng may mắn lớn nhất của bản thân là tìm lại được con trước khi "đi gặp tổ tiên". Những cái ôm chặt, những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc vô bờ.

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Ba người lái máy gặt lúa bất ngờ bị hành hung

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Sau khi nhận được thông tin 3 người lái máy gặt lúa bị hành hung, cơ quan chức năng ở Quảng Trị đang vào cuộc xác minh, làm rõ.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 2/5/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 2/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

P&G Việt Nam tiếp tục triển khai hợp tác chiến lược cùng Saigon Co.op mang nước uống sạch đến cộng đồng

Xã hội - 11 giờ trước

Công ty Procter & Gamble (P&G) Việt Nam tiếp tục cùng với Liên hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) triển khai dự án hợp tác chiến lược "Nước Uống Sạch cho Trẻ Em" năm 2024. Chương trình nhằm mang nước uống sạch đến với cộng đồng, giúp lan tỏa rộng rãi thông điệp ý nghĩa của Chương trình và kêu gọi sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Người dân được hưởng lợi lớn nhờ quy định này trong Luật Đất đai 2024

Pháp luật

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất. Quy định này giúp người dân có đất bị thu hồi sớm "an cư, lạc nghiệp" để tiếp tục phát triển kinh tế.

Top