Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gã thợ thêu “khùng” vì long bào

Chủ nhật, 07:18 31/05/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Trong khi nghề thêu thương mại đang sôi động với trăm ngàn cơ hội làm giàu thì có một thợ thêu lại chọn cách đi ngược lại dòng chảy ấy.

Anh cần mẫn hàng tháng trời, thậm chí hàng năm trời, căn từng canh chỉ, lựa từng đường tơ để hoàn thiện được một bộ áo cung đình. Mặc dù chưa biết tương lai của việc làm ấy nhưng người thợ thêu Vũ Văn Giỏi vẫn tiếp tục lao tâm, khổ tứ với con đường mà mình đã chọn.
 
Giấc mộng cung đình
 

Anh Giỏi và những chiếc áo đã hoàn thành. Ảnh H.P


Sinh ra ở làng thêu truyền thống của xã Dũng Tiến - huyện Thường Tín (Hà Nội) nên anh Giỏi biết nghề từ nhỏ. Được cha mẹ truyền cho lối thêu kỹ tính với rồng, với phượng (một kỹ thuật thêu rất khó nên không nhiều người thêu được- PV) nên khi nền kinh tế thị trường bắt đầu bung ra anh Giỏi lại thấy “khó” với lối thêu thương mại. Theo anh, hàng “chợ” thêu rất dễ và nhanh mà lợi nhuận lại cao. Ở làng anh, nhờ bắt kịp với thị trường mà có rất nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ nghề thêu.

Khác với cách làm giàu của nhiều thợ thêu cùng làng, anh Giỏi lại “làm giàu” cho bản thân bằng một cách khác. Anh nhận làm những loại hàng “khó ăn” như thêu trang phục biểu diễn, trang phục nghi lễ... Đây là những công việc đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và kiên trì hơn những loại hàng thêu thông thường. Loại hàng này yêu cầu phải làm “kỹ” nhưng lại không được nhiều lợi nhuận bằng “hàng chợ”. Có lẽ nhận ra anh kỹ tính, lại có lối thêu đặc biệt nên một hôm có một người khách Việt kiều đã tìm tới đặt làm một bộ trang phục triều Nguyễn.

Nhận lời với khách, anh Giỏi vừa mừng vừa lo. Mừng vì được người ta tín nhiệm, mừng vì được dấn thân vào một lĩnh vực đặc biệt. Thế nhưng cái lo còn lớn hơn. Anh Giỏi kể, những đêm đầu tiên anh mất ngủ bởi thêu được áo cho “vua” không phải chuyện đùa. Anh sợ mình làm không đúng thì vừa thất thố với khách, vừa xấu hổ với chính mình.

Người khách nọ đặt một bộ, hai bộ... rồi đến bộ thứ 30. Mỗi bộ áo là dành cho một vị trí khác nhau trong chốn hoàng cung. Anh Giỏi vừa làm vừa mày mò học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu và say sưa với công việc đặc biệt này đã 15 năm nay. Người khách kia đã ngừng đặt hàng nhưng anh Giỏi vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời những bộ trang phục cung đình khác. Anh vẫn thường đùa mỗi khi có ai can ngăn: “Tôi cứ định không làm nữa thì mấy ông vua lại hiện lên ở đầu giường tôi nằm. Các ông ấy bảo tôi phải làm tiếp”.

Khó như thêu áo vua

Tự tay thêu những chỗ phức tạp.

 
Trong suốt 15 năm làm áo vua, anh Giỏi cũng mới chỉ hoàn thiện được hơn 30 bộ áo. Để có được con số ít ỏi ấy, anh đã phải “trả học phí” bằng việc phải bỏ đi 20 bộ ban đầu vì làm hỏng. Theo anh Giỏi, lối thêu hiện đại thoải mái bao nhiêu thì lối thêu của áo cung đình lại ngặt nghèo bấy nhiêu.
 
Các sản phẩm thêu ngày nay có thể tự do chuyển canh chỉ theo ý thích nhưng trang phục cung đình thì đều phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Các canh chỉ, hoạ tiết của áo “hoàng cung” được quy định theo từng chức vụ, cấp bậc nên khi thêu cũng phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc ấy thì mới có thể bắt nhịp với công việc.

Người thợ thêu đặc biệt này cho biết, thêu “áo vua” dù có một ngàn mũi chỉ hay chục ngàn mũi chỉ thì cũng phải đều nhau tăm tắp về khoảng cách, độ dài... Ngoài vải tơ tằm thì chỉ thêu trang phục cung đình cũng đều phải là tơ tằm. Màu sắc của các chất liệu không được quá bóng, cũng không được quá xỉn nhưng lại phải thể hiện được sự trang nhã, tôn nghiêm, lộng lẫy.
 
Chính vì vậy, việc chọn chất liệu là một trong những khâu khó nhất của công việc này. Ngoài ra, mỗi loại áo  lại phải dùng một loại chỉ, một loại màu khác nhau.
 
Anh Giỏi lấy ví dụ: “Áo long bào thì phải dùng chỉ xe hai chiều, áo hoàng hậu thì lại chỉ được dùng chỉ xe một chiều... hay kim tuyến trên áo vua khác với kim tuyến trên áo công chúa... Do vậy không thể thêu bừa bãi được”. Chính những quy tắc nghiêm ngặt này đã yêu cầu người thợ thêu phải tìm tòi, nghiên cứu để không xảy ra sai sót. Nhiều chiếc áo anh Giỏi làm không thành công đôi khi chỉ vì một chút sơ sảy như xe chỉ chưa chuẩn, vải dệt chưa đúng hay bị lệch tông màu...
 
Ngoài ra, anh Giỏi còn phải đặt vải, đặt khuy, cườm đính... riêng biệt phù hợp cho từng loại.

Trong khi đó, các mẫu áo của các triều đình còn lại quá ít ỏi. Trong các bảo tàng và các tài liệu lịch sử đều mô tả rất sơ sài về trang phục cung đình. Vì thế, ngoài đọc sử sách, để hoàn thành được công việc của mình, anh Giỏi phải đi rất nhiều đền chùa, di tích lịch sử để tìm hiểu qua các dấu tích còn lại. Chỉ cần nghe nói ở đâu có dấu tích về trang phục cung đình là anh lại lên đường. Anh tâm sự, có những trang phục đã tìm hiểu cả chục năm nay nhưng vẫn chưa thành công vì các tư liệu quá mỏng.

Làm vì... tiếc

Với cái cách làm việc lạ đời của anh Giỏi, không ít người bảo anh “ấm đầu”. Người ta nói cũng chẳng sai bởi thấy anh vài hôm lại lấy tiền nhà, khăn gói lên đường mà lợi lộc vẫn chưa thấy đâu. Số tiền làm được cho người khách duy nhất kia bù vào công thợ, vào áo hỏng coi như... hoà.
 

Tự thiết kế trên bản vẽ.

Từng hoạ tiết nhỏ đều phải đặt riêng.

Áo vua có quy định ngặt nghèo về canh chỉ, màu sắc.

Có ít thợ thêu nhận lời cộng tác.


Anh Giỏi tâm sự: “Có nhiều lúc nghe mọi người nói nhiều hay những lúc cạn tiền tôi cũng định bỏ thật. Nhưng nghĩ tiếc công mình bao nhiêu lâu nay tìm tòi, nghiên cứu. Nếu là công việc khác thì có lẽ tôi cũng chuyển rồi. Nhưng giờ tôi chẳng thấy ai làm việc này cả, nếu không theo tiếp thì phí quá!”.

Cái khó không chỉ liên quan đến một mình anh Giỏi. Để làm được một chiếc áo triều đình cần từ 4-7 thợ thêu cộng tác, cái ít nhất cũng mất nửa năm, cái lâu thì có khi đến gần 2 năm mới xong. Thêu được loại áo này yêu cầu người thợ thêu vừa phải có tay nghề cao lại vừa phải suy nghĩ, căng thẳng khi thêu.
 
Trong khi đó, thêu các mặt hàng thương mại thì không cần thế. Để có được người cộng tác với giá công thợ chỉ bằng công thêu hàng thương mại, anh Giỏi phải huy động con cháu trong gia đình với một ưu đãi là “tình cảm” vì các thợ thêu ở làng gần như từ chối.

Mặc dù chưa biết sẽ có thêm khách hàng nào không nhưng anh Giỏi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và triển khai phục dựng trang phục của nhiều triều đại khác nhau. Để tiếp sức cho ước mơ của mình, điều may mắn cho người thợ thêu tài ba ấy chính là người bạn đời của anh. Chị không chỉ ở bên cạnh anh động viên mà còn giúp chồng trực tiếp trong các công việc liên quan. Điều mà cả hai vợ chồng anh thấy chưa hài lòng với công việc của mình là họ vẫn phải làm “hàng chợ” để lấy tiền trang trải cuộc sống và tiếp tục thực hiện hoài bão của mình.
 
Hoàng Phương
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu kiểu thời tiết cực đoan kéo dài trong những ngày tới

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, khu vực miền Bắc tiếp tục xuất hiện mưa rào và dông có thể kèm theo sấm sét, lốc xoáy và gió giật mạnh. Dự báo hiện tượng thời tiết cực đoan còn kéo dài trong những ngày tới.

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Ký ức không phai của chiến sĩ Điện Biên Phủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - "Mấy ngày nay, ông ấy tỉ mẩn ngồi đính những huân huy chương được tặng lên chiếc áo trắng mới nhất rồi treo ngay ngắn trong phòng. Những bài hát, vần thơ những ngày "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt" ở chiến dịch Điện Biên Phủ được ông ngân nga suốt ngày. Cả nhà như sống lại những tháng ngày hào hùng của dân tộc" – vợ cựu binh Võ Nguộc (chiến sĩ Điện Biên Phủ) tâm sự.

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Hiện trường sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 3 công nhân tử vong, 4 người bị thương

Thời sự - 2 giờ trước

Khu vực xảy ra sạt lở ở Hà Tĩnh khiến 7 công nhân thương vong có địa hình đồi núi. Nhóm công nhân đặt lán cách trụ móng thi công đường điện 500kV khoảng 100m.

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Tin sáng 7/5: Midu tổ chức lễ cưới với chồng doanh nhân tại Đà Lạt chiều nay, khách mời có quy định đặc biệt; Miền Bắc sắp mưa lớn diện rộng

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Nguồn tin thân cận diễn viên Midu cho biết cô và doanh nhân Minh Đạt làm đám cưới riêng tư tại một resort ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng vào chiều 7/5.

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng nay, tổ chức trọng thể Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thời sự - 2 giờ trước

Đúng 7h45 phút, Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" chính thức diễn ra tại mảnh đất Điện Biên lịch sử.

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Gen Z ở Huế giành giải thưởng tiền tỷ nhờ hùng biện tiếng Anh về di sản

Giáo dục - 2 giờ trước

Tham gia cuộc thi "Hue Z - Gen Z cùng di sản văn hóa Huế", học sinh, sinh viên tại Huế được nhận giải thưởng cao nhất có trị giá lên đến 9 tỷ đồng.

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Nhân chứng kể giây phút đất đá sạt lở khiến 3 người tử vong ở Hà Tĩnh

Thời sự - 2 giờ trước

Nhân chứng kể lại, khoảng 15 phút sau khi 18 công nhân vào lán trại trú mưa, đất đá sạt lở bất ngờ ập xuống. Mọi người tháo chạy tán loạn, nhưng 3 công nhân không kịp thoát ra, bị đất đá vùi lấp dẫn tới tử vong.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nhà chiến lược lỗi lạc

Thời sự - 2 giờ trước

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 6/5, hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina cho biết các chuyên gia quân sự khắp thế giới tái khẳng định trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 nhà chiến lược lỗi lạc nhất mọi thời đại.

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Diễn biến mới nhất vụ hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà bốc cháy ở Thanh Hóa

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Bước đầu cơ quan chức năng nhận định B. V. G. đã phóng hỏa đốt nhà khiến người mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Sau 7 tháng thi công, cầu vượt sông Đáy ở Nam Định đang dần lộ diện

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Sau khi hoàn thiện cầu vượt sông Đáy nối Nam Định và Ninh Bình có tổng mức đầu tư 1.450 tỷ đồng sẽ rút ngắn thời gian cũng như quãng đường di chuyển từ khu vực phía Nam 3 tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình đi Hải Phòng, giúp phát triển kinh tế địa phương.

Top