Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp lại những người từng trốn chạy “con ma rừng”

Thứ sáu, 18:30 23/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - “Ngày xưa có nhiều đứa trẻ bị chết vì dân làng đưa vào cúng “con ma rừng”. Và đến thế hệ chúng tôi thì phải sang vùng đất mới này để trốn nó, trốn “con ma rừng” kinh hoàng ấy”, ông A Phương, Trưởng thôn Măng Lon nhớ lại.

LTS: Ở vùng đất Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) nếu cặp vợ chồng nào chưa cưới mà có bầu, họ sẽ bị dân làng đuổi vào rừng, không cho uống chung nguồn nước. Khi nào có trâu, bò, lợn về tạ tội với làng thì mới được quay về. Còn chưa đủ một năm, nếu sinh con, sẽ bị dân làng bắt đứa trẻ đi cúng “con ma rừng”. Hủ tục lạc hậu một thời ở vùng đất này đã khiến nhiều gia đình rơi nước mắt.

 

Làng Măng Lon, xa xa phía sau là đỉnh Đắk Xuyên, nơi người dân phải trốn đến ở vì sợ “con ma rừng”. Ảnh: P.B
Làng Măng Lon, xa xa phía sau là đỉnh Đắk Xuyên, nơi người dân phải trốn đến ở vì sợ “con ma rừng”. Ảnh: P.B

 

Quá khứ buồn

Ngôi làng Măng Lon (thuộc xã Đắk Môn, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum) nằm lọt thỏm giữa những triền núi xanh vời vợi. Cạnh đó là ngọn núi cao nhất làng, đỉnh Đắk Xuyên.

Ngày chúng tôi đến, những đứa trẻ ở Trường Mầm non Măng Lon trong trang phục người Kinh lẫn với trang phục của người Giẻ Triêng tíu tít, quấn lấy những vị khách xa lạ. Chúng nói tiếng Kinh lơ lớ và chơi những trò chơi dân gian. Nhìn chúng  vô tư, Trưởng thôn A Phương nở nụ cười mãn nguyện, hạnh phúc: “Bốn mươi năm trước mà ngỡ mới như hôm qua. Buôn làng thay đổi, cuộc sống thay đổi, “con ma rừng” cũng không còn nữa”.

Ngôi nhà sàn đơn sơ của ông A Phương cách Trường Mầm non Măng Lon chỉ mấy bước chân. Ngày ngày, ngoài giờ lên nương, lên rẫy, ông thích nhất được ngồi bên bếp củi hoặc ra đây ngồi ở một góc sân, ngắm những đứa trẻ vui chơi tíu tít. Những lúc như thế, trong ký ức của ông lại hiện lên sự khủng khiếp của hủ tục “con ma rừng” đã lãng quên một thời ở làng quê mình.

“Ngày ấy, ở vùng đất này còn thưa thớt con người lắm. Đa số người dân ở Măng Lon, cũng như cả xã Đắk Môn đều từ nơi khác chuyển về. “Do chiến tranh loạn lạc và cũng để trốn chạy “con ma rừng”, chúng tôi di cư sang đây và ở cho đến tận bây giờ. Nhưng qua bao nhiêu năm, khi cuộc sống đổi thay rồi, được tiếp cận với sự văn minh, hiện đại của xã hội, chúng tôi nhận thấy, đó chỉ là sự sợ hãi vào một điều không có thật. Chẳng có “con ma rừng” nào hết”, ông A Phương nhớ lại.

 

Trưởng làng Măng Lon, ông A Phương.
Trưởng làng Măng Lon, ông A Phương.

 

Ông A Phương kể rằng, ngày xưa, những người có quan hệ họ hàng, chung chế độ mẫu hệ đều sống trong cùng một ngôi nhà. Ở đó, có một ngôi nhà rông lớn, sống chung 3 - 4 gia đình với 15 – 20 người. Những cặp đôi được tự do yêu nhau, sau đó nếu đồng ý thì về ở cùng nhau rồi giết trâu, giết bò khao họ hàng, làng xóm. Tuy nhiên, nếu vợ chồng nào cưới nhau chưa đủ một năm mà sinh con hoặc chưa cưới mà đã có bầu thì sẽ bị dân làng xua đuổi vào rừng, hoặc mang đứa con đó vào rừng sâu để cúng “con ma rừng”.

Hủ tục tồn tại cho đến những năm 80 của thế kỷ trước thì chấm dứt, nhưng nó cũng để lại nhiều hệ lụy đau lòng. “Có nhiều đứa trẻ bị chết vì dân làng đưa vào cúng “con ma rừng”. Và đến thế hệ chúng tôi thì phải sang vùng đất mới này để trốn hủ tục, trốn “con ma rừng””, ông A Phương nhớ lại.

Những nhân chứng sống

 

 

Mẹ của bà Y Zét từng là nạn nhân bị làng xua đuổi vì nghĩ là con ma rừng.
Mẹ của bà Y Zét từng là nạn nhân bị làng xua đuổi vì nghĩ là "con ma rừng".

 

Trời về chiều, những cơn mưa trên đỉnh Đắk Xuyên như trút nước. Bên bếp lửa, ông A Phương kể cho chúng tôi nghe những nạn nhân của “con ma rừng” và sự ám ảnh của người dân về nó. Sau đó, ông dẫn chúng tôi sang gặp bà Y Zét, một người con bác của ông, nạn nhân của hủ tục này.

Bà Y Zét sinh năm 1959, nhưng bà tính mãi mà chẳng ra được số tuổi của mình. Ngồi cạnh đó, người con trai của bà Y Zét là A Hưng, một thanh niên 32 tuổi, tốt nghiệp đại học phải tính hộ tuổi mẹ và làm phiên dịch cho chúng tôi. Hỏi về “con ma rừng”, bà Y Zét bảo không nhớ nhưng mà sợ lắm. Vì lúc đó mình còn nằm trong bụng. Chỉ biết sau này mọi người kể lại thôi.

Ông A Phương hơn bà Y Zét 10 tuổi, nên trong ký ức loáng thoáng của ông, ngày bố mẹ bà Y Zét bị dân làng đuổi vào rừng ông vẫn nhớ. Tất nhiên, khi ông lớn lên thêm mấy tuổi, bố mẹ của ông có kể lại câu chuyện về “con ma rừng” cho ông biết để mà tránh. Chắp nối những ký ức của ông A Phương cùng với sự hiểu biết của A Hưng, dần dần, câu chuyện chạy trốn “con ma rừng” của bố mẹ bà Y Zét cũng được sáng tỏ.

Bố mẹ của bà Y Zét cũng vì yêu nhau quá nên “cái bụng đã to” mà chưa kịp làm lễ cưới. Khi phát hiện ra điều này, bố mẹ bà Y Ùi bị dân làng ghẻ lạnh, già làng bảo phải đuổi vợ chồng bà Y Ùi vào rừng, nếu không làng sẽ mang họa. Nếu khi bị đuổi vào rừng, vợ chồng bà Y Ùi không bị “con ma rừng” bắt thì phải kiếm đủ một con bò, hoặc trâu, lợn về tạ lễ với dân làng thì dân làng mới cho quay về.

“Bị đuổi vào rừng nghĩa là phải ở xa nguồn nước mà dân làng vẫn dùng sinh hoạt hàng ngày hoặc là phải đi xa - nơi mà dân làng không nhìn thấy. Bố mẹ bà Y Zét vào rừng một thời gian, họ phải tự mưu sinh, không được đến gần làng. Ở đó, họ bị tách biệt hoàn toàn, chỉ khi họ kiếm đủ được một con trâu, mang về làm thịt rồi tạ tội thì làng mới cho quay về”, ông A Phương nhắc lại.

Trong hồi ức của ông A Phương, ngày xưa, còn ở trên đỉnh Ping Ôi, nhiều người bị xua đuổi vào rừng lắm. “Bây giờ mình mới biết là cái bụng to 9 tháng là sinh con rồi. Ngày xưa, bao đời cứ truyền tai nhau hủ tục như thế, nên không biết gì cả. Có nhiều đứa trẻ khi mới sinh ra, bị mang vào rừng cúng “con ma” nên bị chết. Bây giờ thì không còn nữa rồi, nhưng các già làng, người lớn tuổi ở đây khi nhắc lại thì vẫn ám ảnh, sợ hãi “con ma rừng” lắm”, ông A Phương nói.

(Còn nữa)

C.Tuân – P.Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 5 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 6 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 8 giờ trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 12 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Top