Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp lão nông trồng hoa cuối cùng của làng hoa nức tiếng kinh thành

Thứ tư, 19:00 04/01/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Lâu lắm rồi, người làng hoa Ngọc Hà không còn nhắc câu thơ: "Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa. Hồ Tây đôi bên, trong tình yêu hoa lá rộn ràng..." bởi, hình ảnh nửa thực, nửa mơ đó chỉ còn trong thơ ca. Làng hoa Ngọc Hà (Hà Nội) gần như biến mất. Chỉ còn lại một lão nông trồng hoa cuối cùng của làng hoa nức tiếng kinh thành xưa.

Lão nông Trần Nguyên Bộ, người trồng hoa cuối cùng ở làng Ngọc Hà. Ảnh: H.P
Lão nông Trần Nguyên Bộ, người trồng hoa cuối cùng ở làng Ngọc Hà. Ảnh: H.P

Mỏi mắt tìm hoa ở làng Ngọc Hà

Ngày đầu năm, chúng tôi trở lại Ngọc Hà - làng hoa nổi tiếng đất kinh kỳ Hà Nội xưa, giờ nhà cửa đã san sát. Hoa Ngọc Hà nguy cơ chỉ còn trong ký ức. Ngôi làng, nơi lưu giữ giấc mơ về miền hoa thơ mộng giờ vẫn còn nhưng đã khác xưa, dấu ấn làng trồng hoa nức tiếng Thăng Long - Kẻ Chợ dần nhạt nhòa. Đi trên con đường nhỏ ngoằn ngoèo dẫn vào làng, hình dung về những thửa hoa mướt mắt nhưng giờ chỉ có cảm giác bí bách đến ngộp thở giữa một rừng nhà cửa, khi bước trên con đường hẹp, vừa đủ để hai chiếc xe máy tránh nhau. Hơn nữa, con ngõ hẹp là vậy lại còn la liệt hàng quán bày bán hai bên khiến con đường đã hẹp lại thêm chật chội.

Dân làng hoa Ngọc Hà hiện chỉ có thể kể những cái tên người trồng hoa kỳ cựu cố giữ lấy nghề truyền thống cha ông như Nguyễn Văn Lùn, Trần Nguyên Bộ, Trần Minh… Đó là những tên tuổi được nhắc tới trong niềm tự hào, kính trọng bởi họ chính là những nghệ nhân cuối cùng còn sót lại của một thời hoàng kim làng hoa.

Gần đình làng Ngọc Hà là nhà của ông Lùn. Chuyện rằng ông Lùn tuổi cao sức yếu không làm vườn nữa nhưng hai người con trai của ông vẫn quyết tâm bám trụ với nghề dù công phu, mệt nhọc, với mong muốn giữ gìn được nghề truyền thống của ông cha. Ông Lùn trồng hoa trong những năm làng thịnh vượng nhất, nó không chỉ là một nghề mà là một đặc trưng, một “thương hiệu” của làng. Hoa của nhà ông nổi tiếng không chỉ ở Hà Nội mà còn vang tiếng đến các tỉnh lân cận. Thậm chí, người từ Vinh, Hà Tĩnh, Thanh Hoá… cũng tìm đến đặt mua. Thế hệ người trồng hoa như ông Lùn phải chứng kiến lúc thăng lúc trầm của nghiệp trồng hoa ở Ngọc Hà. Những năm tháng đáng quên khi người ta nhổ đi từng bụi hoa, phá từng vườn hoa để bán đất, làm nhà. Càng nhiều nhà cao tầng thì những tấc đất vườn càng ít dần đi, cho đến khi làng hoa biến thành làng bê tông hóa.

Bà Nguyễn Tố Nga, người làng Ngọc Hà cho biết: “Tôi đã bán đất, lấy tiền xây nhà, cho con cái ra ở riêng. Chục năm trước, nhiều người ở Ngọc Hà cũng vậy, họ bán đất có tiền gửi ngân hàng hoặc đầu tư việc khác, thu nhập gấp chục lần, thậm chí trăm lần nghề trồng hoa”. Bà Nga nói đó là một xu thế không khác được.

Lão nông cuối cùng

Ở giữa mảnh đất một thời là làng hoa Ngọc Hà nằm phía Nam Hồ Tây, tìm đến số nhà 46, ngõ 158/169 phố Ngọc Hà, sẽ thấy vườn hoa duy nhất còn sót lại. Những luống hoa này của vợ chồng ông Trần Nguyên Bộ và bà Đào Thị Liên.

Phía sau cánh cổng sắt đã hoen màu thời gian, tổ ấm giản dị và mộc mạc rộng khoảng 400m2 của lão nông Trần Nguyên Bộ nằm ẩn mình như ốc đảo xanh nhỏ giữa một “sa mạc” nhà nhuốm màu bêtông san sát.

Để đặt chân đến mảnh vườn nhà ông Bộ, khách phải bước qua phòng khách, qua cả gian bếp, đến mấy chiếc chuồng gà ghép bằng gỗ vụn. Phía sau đó, một khoảng vườn xanh mướt đang ươm giống hoa cho vụ Tết mở ra... Năm nay, lạnh muộn nên trồng hoa Tết cũng muộn hơn. Từng hàng bóng điện treo dọc mỗi luống hoa để hãm không cho hoa nở sớm. Đám cây giống là để cho buổi chợ đêm. Góc vườn nhà ông Bộ chất những bao tải rất to, được phủ kín cẩn thận. Ấy là những bao tải đất phù sa phơi khô, đập nhỏ rồi sàng một lượt trước khi đóng vào bao tải để dùng dần. Mỗi lần ươm một lứa cúc mới, ông lại rải một lớp phù sa mịn lên, vừa là cung cấp dinh dưỡng cho cây, vừa tạo một lớp đất mới cho cây bén rễ. Mỗi vụ hoa, ông phải bỏ tiền triệu thuê xe ô tô ra bãi sông mua đất về bổ sung.

Bấy lâu nay, vườn hoa duy nhất ở Ngọc Hà này chỉ chuyên ươm cúc. Ông bảo trước kia mình tham trồng nhiều hoa, có cả hoa quý, tuy nhiên không kinh tế bằng chuyên biệt một loại. Nói là kinh tế hơn, khi đề cập đến thu nhập, ông lại cười: “Đủ sống”. Quả thật, cuộc sống của gia đình trồng hoa ấy khá chật vật, khi ngoài bán hoa ra vợ chồng ông chỉ có thêm khoản trợ cấp mất sức chưa đầy 1 triệu đồng/ tháng của vợ ông.

Cây cúc giống của nhà ông Bộ chỉ năng suất được năm tháng cuối năm, khi thời tiết đã bớt khắc nghiệt. Độ này, ông chỉ trồng theo đặt hàng. Ông Bộ cho biết, mỗi bó một trăm cây con, ông bà bán cho khách với giá chưa đến 20.000 đồng, “giá có cao hơn năm ngoái, nhưng làm sao đuổi kịp bão giá. Trồng hoa ở đâu không biết. Trồng hoa ở Ngọc Hà, chỉ có tình yêu mới làm được”. Cũng đã có đôi lần ông nghĩ đến việc thôi trồng hoa. Nhưng rồi, cái nghề nó như vận vào mình, ông vẫn cứ tiếp tục cho đến tận bây giờ khi tuổi đã bước qua ngưỡng “xưa nay hiếm”.

Làng hoa Hà Nội đã lùi xa, rất xa. Những làng hoa nội thành phải nhường đất cho những nhà cửa. Bây giờ là những cánh đồng hoa ở Tây Tựu, Mê Linh, ở Văn Giang bên kia con sông Hồng; Hoa từ Sa Pa về, Đà Lạt ra. Rồi hoa từ phía trời Âu đổ về Hà Nội. Càng thấy nhớ, thấy thương những “gánh hàng hoa” mộc mạc xưa kia.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 3 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 4 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 6 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 6 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 6 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 7 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top