Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp người đàn bà có ý tưởng "độc", bắt con tằm... tự dệt vải

Thứ ba, 15:00 01/03/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Người trồng dâu nuôi tằm xưa nay chỉ biết lấy tơ từ tổ kén rồi từ đó mà dệt nên vải vóc. Nhưng bà Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) lại có ý tưởng độc đáo biến con tằm trở thành những người thợ dệt.

Sinh ra từ trong kén

Mỹ Đức, nơi có dòng sông Đáy hiền hòa uốn mình chảy qua, nơi có những bãi dâu bạt ngàn xanh mướt từ lâu đã nức tiếng về nghề trồng dâu nuôi tằm. Vào những năm 60 của thế kỉ trước, nghề trồng dâu nuôi tằm ở nơi đây phát triển đến cực thịnh. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi về thăm đã phải thốt lên rằng Mỹ Đức là “Thủ đô của dâu tằm” cả nước.

Sinh ra và lớn lên ở xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, bà Phan Thị Thuận theo lẽ tất yếu là “con nhà nòi” của nghề dâu tằm. Gia đình bà, đến nay đã có tới bốn đời theo nghiệp “ăn cơm đứng”. Bà nói một cách hóm hỉnh rằng bản thân như đã được sinh ra từ trong kén vậy.

Trước kia, ngày còn thuộc Pháp, gia đình nhà bà là một trong những cơ sở sản xuất tơ lụa vải vóc lớn nhất nhì huyện. Trong khi các hộ xung quanh còn sản xuất thủ công với chiếc xa quay tay thì nhà bà đã đưa những chiếc máy dệt đầu tiên về làng, sản xuất tơ com – măng (tơ hóa học) xuất cho Pháp. Phần còn lại mới đem nhập cho phố Hàng Ngang, Hàng Đào bán trong nước.


Bà Thuận bên tấm phản đặt những con tằm tự dệt.

Bà Thuận bên tấm phản đặt những con tằm tự dệt.

Rồi thời thế đi qua, con tằm vào hợp tác, bà trở thành xã viên. Nhưng rồi kinh tế hợp tác đổ nát, bãi dâu bạt ngàn thuở nào cũng bị phá sạch sành sanh. Thương con tằm không nơi nương tựa, bà một mình âm thầm gây dựng lại từng nong kén, ngày ngày đạp xe đi xin lá dâu ngoài bờ bụi để duy trì nghiệp tổ.

Có lúc bà phải đạp xe hơn 20 km xuống tận Hòa Bình để lấy lá về cho tằm ăn. Nhìn bà tất bật ngược xuôi, hàng xóm cũng học theo gây lại những nong tằm. Những năm 90, giá tằm rớt thê thảm, bán không ai mua, bà khóc ròng.

Nhưng lòng yêu nghề đã khiến bà không bỏ cuộc. Gạt nước mắt, bà chạy đôn đáo khắp nơi, lên Phòng Công nghiệp, Phòng Kế hoạch huyện kêu cứu cho con tằm. Không được, bà phải tự lần mò tìm các cơ sở ươm tơ mini để học nghề.

Những tháng ngày bươn bả đó đong đầy mồ hôi nước mắt, cuối cùng cũng đã cho ra thành tựu: Hội ươm tơ mini huyện Mỹ Đức với 7 máy đặt tại nhà bà. Làm ươm tơ mini, bà tận dụng đến từng sợi tơ nhỏ, thậm chí kén phế bà cũng không nỡ bỏ đi mà đem nấu lên, vê tay rồi nối lại.

Những chiếc khăn tơ tằm được dệt nên từ kén phế đó, diệu kì thay, vẫn mềm mượt, tuyệt hảo như những chiếc khăn được làm từ tơ tốt khác. Năm 2005, bà đoạt Huy chương vàng toàn quốc cho sản phẩm khăn thô được làm từ những con kén phế ấy.

Điều khiển con tằm tự dệt

Làm nghề trồng dâu nuôi tằm, cái công của người thợ là không kể nào cho xiết, từ ươm tơ, mắc cửi, dệt lụa… không có lòng yêu nghề, không nhẫn nại với nghề thì không thể làm được.

Người cùng làm với bà Thuận, ai cũng có lòng yêu nghề, nhưng hễ cứ giỏi nghề là họ lại đi, người lấy chồng, kẻ đi lập nghiệp. Cơ sở sản xuất của bà, vì thế thường xuyên rơi vào tình trạng khủng hoảng lao động.

Trăn trở bao nhiêu ngày đêm bà chợt nghĩ, con tằm cũng chính là một người thợ. Bản thân nó đã tự đan cho mình chiếc kén đẹp hoàn hảo thì tại sao lại không khiến chúng tự dệt nên những tấm chăn bông?

Loài tằm, sau khi được 20 ngày tuổi sẽ bắt đầu nhả tơ, nếu nuôi trong nong, chúng sẽ nương theo vành nong để cuộn kén, nhưng thả ra mặt phẳng không có nơi bấu víu thì chúng buộc phải nhả tơ vào không gian. Điều cốt lõi ấy trong cái nết nhà tằm là cơ sở để bà Thuận thực hiện ý tưởng của mình.


Xưởng nuôi tằm tự dệt của bà Thuận tại xã Phùng Xá

Xưởng nuôi tằm tự dệt của bà Thuận tại xã Phùng Xá

Đem tằm thả vào mặt phẳng, ngày đầu tiên bà phải ngồi canh chúng 24/24h, vì tằm bò lung tung tìm nơi cuộn kén theo bản năng. Khi không tìm được nơi cuộn kén, tơ trong bụng lại quá nặng, chúng mới buộc phải nhả tơ ra ngoài mặt phẳng.

Hàng trăm con tằm cùng nhả tơ, từng sợi tơ cứ thế được xếp chồng lên nhau, đan xen vào nhau kết nên tấm thảm tơ mềm mại, óng ả. Qua 3 ngày nữa, những con tằm nhả hết tơ trong bụng thì tấm thảm tơ cũng được dệt xong.

Đem tấm thảm tơ ấy đi tẩy theo kỹ thuật truyền thống sẽ được một tấm chăn tơ mềm xốp như mây trời mùa hạ, mát như gió núi ban mai. Bà Thuận cho biết, tất cả kỹ thuật, tinh túy nghề nghiệp chính là ở công đoạn tẩy, bởi nếu không biết cách làm, thì tấm thảm tơ kia dù giá trị mấy cũng chỉ là đồ bỏ đi mà thôi.

Biết cách làm thì chăn tơ mới xốp, mới không bị vón cục, co ngót hay xê dịch. Kỹ thuật tẩy ấy vừa là bí quyết gia truyền vừa là kinh nghiệm mà quá nửa đời làm nghề bà mới đúc kết được.

Song nói như vậy cũng không có nghĩa là những công đoạn khác là dễ dàng. Bà Thuận cho biết thêm, trung bình trong ruột mỗi con tằm chứa sợi tơ dài 400 – 550m. Để nhả được hết tơ, con tằm phải đứng ở chân sau, ngoái cổ rút ruột đến hàng vạn lần. Vì vậy phải tính toán khoảng cách, bố trí hợp lý số lượng tằm trên mặt phẳng, đảm bảo cho tấm thảm được “dệt đều tay”.

Trung bình mất 4 ngày để hoàn thiện được tấm thảm tơ và trong 4 ngày đó, người thợ gần như không ngủ. Bởi phải vừa trông tằm, vừa kịp thời nhặt những con tằm chết, tằm hết tơ ra ngoài, nếu không chúng sẽ bị tơ của con khác “chôn”.

Nhớ lại những tháng ngày đầu mới thử nghiệm, bà Thuận không thể nào quên những đêm dài chong đèn thao thức bên nong tằm. Hai năm thử nghiệm, mỗi năm 8 lứa, mỗi lứa 4 ngày, tổng cộng 64 đêm ròng rã không ngủ của bà mới cho ra được một công nghệ độc nhất vô nhị trên thế giới.

Đem con tằm Việt ra thế giới

Bên nong tằm đang rút ruột nhả tơ, bà Thuận chia sẻ thêm về ý tưởng điều khiển tằm tự dệt. Không chỉ đơn thuần là tìm kiếm một “lực lượng lao động” mà còn bởi ước mong nâng hàng Việt Nam lên một đỉnh cao mới.

“Sản phẩm tơ lụa của ta, dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không đạt đến cấp A của thế giới, tôi muốn tạo ra một sản phẩm mà về công nghệ sản xuất, về chất lượng có thể được liệt vào số một, vì thế tôi quyết tâm tìm hướng đi riêng. Và điều khiển tằm tự dệt chăn là một trong những hướng đi đó”, bà Thuận chia sẻ.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm gian hàng của bà Thuận tại Triển lãm 70 năm Thành tựu kinh tế xã hội.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm gian hàng của bà Thuận tại Triển lãm 70 năm Thành tựu kinh tế xã hội.

Các sản phẩm của bà Thuận đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt với người nước ngoài. Các du khách, những người buôn hàng xách tay của Nhật, Thái, Đức… cực kì yêu thích sản phẩm chăn bông, vải lụa tơ tằm của bà và thường đặt làm với số lượng lớn.

Cơ sở của bà vào những tháng cuối năm, cứ gọi là làm mỏi tay không hết việc. Giá của một chiếc chăn tơ tằm, tùy vào trọng lượng, dao động từ 5 – 10 triệu đồng, doanh thu của gia đình bà vì thế cũng rất lớn.

Từ một cơ sở sản xuất hộ gia đình nhỏ lẻ, đến nay, bà Thuận đã có một xưởng sản xuất rộng ở thôn Hạ, xã Phùng Xá. Bên trong xưởng là hàng chục nong tằm ăn rỗi, hàng chục khuôn chăn đang được “thợ tằm” mải miết dệt nên, các loại máy dệt xếp hàng dài chạy rầm rập tạo ra những thước lụa tơ tằm mềm mại, êm ái.

Nói về những dự định tương lai, bà Thuận cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và cố gắng hoàn chỉnh những thủ tục về mặt pháp lý nhằm mở đường cho con tằm Việt được vươn ra thế giới.

“Người Trung Quốc từ cổ đại đã có một con đường tơ lụa huyền thoại, người Việt Nam không có con đường ấy, nhưng chúng ta ngày nay có quyền và khả năng tạo ra một con đường mới cho tơ lụa nước nhà. Tôi tin trong tương lai, tơ lụa Việt Nam sẽ có được chỗ đứng vững chắc trên bản đồ tơ lụa thế giới”, bà Thuận chia sẻ.

Xuân Hải/Báo Gia đình và Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 30 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 46 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top