Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gom người ăn xin, người lang thang ở TP Hồ Chí Minh: Người trong cuộc mất ăn, mất ngủ

Thứ sáu, 08:19 26/12/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Viễn cảnh đường phố tươm tất, không còn người lang thang, du khách quốc tế không bị đội quân “cái bang” đeo bám… khiến nhiều người dân TPHCM vui mừng. Song, chủ trương này lại đang khiến những người trong cuộc lo đến mất ăn mất ngủ.

 

Bà Kim Ngư, người từng rất muốn vào trung tâm bảo trợ xã hội để bớt nhọc nhằn mưu sinh. 	Ảnh: Đ.B
Bà Kim Ngư, người từng rất muốn vào trung tâm bảo trợ xã hội để bớt nhọc nhằn mưu sinh. Ảnh: Đ.B

 

Người bán rong lo lắng

Cụ T ngoài 70 tuổi, hàng ngày kiếm được hơn 50.000đ để mưu sinh nhờ bán bông tăm, tăm xỉa răng và vài thứ linh tinh khác nhờ ngồi nơi đèn xanh – đèn đỏ trên xa lộ Hà Nội. Cụ quê tận miền Trung, vào TPHCM cùng con cháu mưu sinh. Vì không muốn phiền con cháu phải bận tâm chu cấp tiền bạc, cụ chọn cách mưu sinh hợp với tuổi của mình và giữ được lòng tự trọng. Cụ T nói, mình “sống được với công việc này”, thậm chí thi thoảng còn dư chút tiền gửi cho mấy đứa cháu nhỏ ở quê nhà. Thế nhưng, sau ngày 28/12 tới, cụ T có thể mất chốn mưu sinh vì bị liệt vào đối tượng tập trung theo Quyết định 49 về quản lý người ăn xin, người lang thang mà chính quyền TPHCM ban hành hôm 18/12.

Sau ngày 28/12, cơ quan chức năng tại TPHCM sẽ ra quân tập trung người xin ăn, người sinh sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định. Trong đó, Quyết định 49 giải thích rõ “người xin ăn là những người đi xin dưới bất kỳ hình thức nào như đàn hát để xin tiền, giả danh tu sĩ để đi khất thực, hoặc những hành vi đi xin nhưng có tính đối phó khi kiểm tra như bán vé số, bán bánh kẹo hay những hành vi tương tự”. Trường hợp của cụ T, dù cụ không hề xin nhưng thi thoảng có người cũng dừng xe biếu bà cụ ít tiền ăn quà mà không mua thứ gì. Lẽ dĩ nhiên, cụ T cười cảm ơn và nhận. Như vậy, cụ T cũng thuộc diện bị tập trung theo Quyết định 49 (?).

TPHCM cũng quy định Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH làm đầu mối tiếp nhận và xử lý những người bị tập trung. Cụ thể, với đối tượng bị tập trung lần thứ nhất, sẽ tổ chức xác minh nơi cư trú, nếu có thì đưa về địa phương hoặc hồi gia, nếu không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn xác minh mà chưa tìm ra nơi cư trú thì đưa vào nuôi dưỡng tại các trung tâm bảo trợ xã hội. Riêng với đối tượng bị tập trung vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội từ lần thứ hai trở lên thì tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội. Với quy định này, cụ T nếu bị tập trung vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội sẽ được trả về cho con cháu. Nhưng nếu cụ vẫn tiếp tục mưu sinh trên đường phố và bị tập trung lần thứ hai vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội, cụ T sẽ phải sống những ngày còn lại trong Trung tâm Bảo trợ xã hội.

Người thực thi toát mồ hôi

 

Người ăn xin, người lang thang cơ nhỡ tìm đến quán cơm xã hội 2.000đ/phần không hề ít.
Người ăn xin, người lang thang cơ nhỡ tìm đến quán cơm xã hội 2.000đ/phần không hề ít.

 

Những người chịu trách nhiệm tìm, tập trung (công an và các đơn vị liên quan) tiếp nhận, xác minh, xử lý (Trung tâm Hỗ trợ xã hội và Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần) và trực tiếp nuôi dưỡng (các cơ sở bảo trợ xã hội). Bên cạnh đó, những người liên quan trực tiếp đến công tác “vận hành” mô hình “tươm tất hóa đường phố”, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH cũng đang lo lắng và đau đầu tìm cách để 15 trung tâm bảo trợ xã hội công lập ở TPHCM không bị quá tải.

Chia sẻ từ ông Lê Chu Giang, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở LĐ-TB&XH cho thấy, để giữ chân, nuôi dưỡng người ăn xin, người lang thang tại 15 trung tâm bảo trợ xã hội sử dụng ngân sách, khó lòng là giải pháp lâu dài. “Cái gốc của vấn đề vẫn là sự phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta phải làm sao để gia đình họ có điều kiện sinh sống ổn định. Nếu giải quyết được như vậy thì người xin ăn, người sống lang thang sẽ giảm bớt…”, ông Giang nói. Về lý thuyết, điều mà ông Giang chia sẻ không hề sai. Tuy nhiên, trên thực tế với đa phần người ăn xin, người lang thang tại TPHCM đến từ các tỉnh, thành khác trong cả nước thì mong muốn giải quyết triệt để vấn đề nói trên phụ thuộc vào hàng loạt địa phương khác, không chỉ riêng TPHCM.

Trong khi đó, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Trần Trung Dũng nhận định rằng, với quyết tâm ra quân thực hiện Quyết định 49 của cơ quan chức năng thì từ 28/12 đến trước Tết Nguyên đán, cơ bản đường phố TPHCM sẽ không còn bóng dáng “cái bang” hay người sống lang thang. Tuy nhiên, hồi năm 2003, TPHCM cũng mở đợt tập trung tương tự, kết quả là 12 Trung tâm bảo trợ xã hội sử dụng ngân sách vào thời điểm đó chứa đến 5.900 người ăn xin, người sống lang thang khiến mọi chuyện vượt tầm kiểm soát vì quá tải. Sau thời điểm ấy, người ăn xin, người sống lang thang từ các trung tâm này hồi gia và lại “quay về nẻo xưa”.

Mặt khác, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực của 15 Trung tâm bảo trợ xã hội sử dụng ngân sách, trong một sớm một chiều chưa thể đáp ứng nổi hoạt động tiếp nhận số lượng lớn đối tượng phải nuôi dưỡng, chăm sóc từ mô hình nói trên. “Muốn tiếp nhận thêm trẻ ăn xin, lang thang để nuôi dưỡng, chăm sóc, chúng tôi phải cần thêm nhân lực và kinh phí bởi hoạt động hiện nay của chúng tôi vẫn còn đang thiếu kinh phí. Bên cạnh đó, để nhanh chóng có được nguồn nhân lực như yêu cầu là điều không hề đơn giản”, bà Võ Thị Tươi, Trưởng phòng quản lý nuôi dưỡng, giáo dục thuộc Làng thiếu niên Thủ Đức cho biết. Được biết, cơ sở bảo trợ xã hội này (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH) chuyên nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ sơ sinh đến dưới 18 tuổi, hiện đang chăm lo 178 trẻ với không ít thiếu hụt về kinh phí.

 

Cơ hội được vào Trung tâm Bảo trợ xã hội?

Bà Trần Thị Kim Ngư, sinh năm 1952, không người thân, nhiều tật bệnh, hồi cuối năm 2013 từng chia sẻ rằng bà sống lang thang ngoài đường phố cực quá, nay xin ăn chỗ này, mốt xin ăn chỗ nọ nhưng không cách gì được vào Trung tâm Bảo trợ xã hội. Mô hình mà TPHCM nỗ lực thực hiện trong thời gian tới thực sự mở ra cơ hội được “danh chính ngôn thuận” vào các trung tâm bảo trợ xã hội để thụ hưởng sự chăm sóc của xã hội, của cộng đồng cho những người như bà Ngư.

 

Đỗ Bá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho đóng BHXH, người lao động cần phải chú ý

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Hầu hết, người lao động khi đi làm sẽ được tham gia BHXH bắt buộc, tuy nhiên sẽ có 6 trường hợp thay vì đóng BHXH, người lao động sẽ được trả một khoản tiền tương ứng.

Công an Đồng Nai kiểm tra  loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Công an Đồng Nai kiểm tra loạt quán bar, vũ trường, beer club 'trá hình'

Pháp luật - 1 giờ trước

300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Đồng Nai chia làm 9 tổ công tác đồng loạt kiểm tra 9 quán bar, vũ trường, beer club “trá hình”, phát hiện nhiều vi phạm.

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Tin sáng 29/4: Tình tiết bất ngờ vụ thi thể nữ ‘khô’ trên ghế sofa ở Hà Nội; khách Tây bức xúc bị 'chặt chém' 500.000 đồng 3 quả dứa tại phố cổ

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Vụ thi thể nữ “khô” trên ghế sofa, lực lượng chức năng thông tin thêm một số tình tiết quan trọng; Bị “chặt chém” 3 quả dứa 500.000 đồng tại phố cổ Hà Nội, nữ du khách nước ngoài có phản ứng khá gay gắt, bực tức.

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Nam Định: Dự án nhà máy nước sạch Hải Minh hiện ra sao sau 8 năm thi công?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước sạch xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định vẫn "dậm chân tại chỗ". Hiện trong bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, người dân xung quanh và trên địa bàn huyện vẫn sử dụng nước giếng khoan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khoẻ.

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Cháy cửa hàng FPT Shop ở TPHCM, nhân viên ôm đồ tháo chạy

Thời sự - 11 giờ trước

Khói lửa bùng lên tại cửa hàng FPT Shop trên đường Lê Văn Thọ, phường 11, quận Gò Vấp khiến nhiều nhân viên hốt hoảng ôm đồ tháo chạy.

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Tước bằng lái xe 3 tháng, phạt 15 triệu tài xế limousine đánh võng trên cao tốc

Pháp luật - 11 giờ trước

Lực lượng chức năng phạt tiền 15 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3 tháng với tài xế xe limousine điều khiển ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước trên đường cao tốc, điều khiển xe lạng lách khi chạy trên đường.

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Tin mới nhất về đợt gió mùa Đông Bắc sắp đổ bộ miền Bắc sau đợt nắng nóng như ‘đổ lửa’

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng sau ngày 30/4, trong 1-2 ngày đầu tháng 5 khả năng có không khí lạnh yếu gây ra hiện tượng mưa dông, chấm dứt nắng nóng ở phía Đông Bắc Bộ.

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Lạng Sơn bắt giữ kẻ giả danh trợ lý lãnh đạo cao cấp để lừa đảo

Pháp luật - 12 giờ trước

Trần Hữu Minh thường xuyên có mặt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bịa đặt mình là cán bộ cấp cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Nghệ An: Bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website khiêu dâm với hàng triệu thành viên

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Trang website lôi kéo hơn 1,1 triệu thành viên tham gia với hàng trăm triệu lượt truy cập, phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy.

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Thông tin mới nhất vụ cô gái chết 'khô' trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng vừa thông tin thêm một số tình tiết quan trọng về vụ việc cô gái chết "khô" trên sofa khu căn hộ cao cấp ở Hà Nội.

Top