Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội: Dân không chịu di dời dù nhà chờ sập

Thứ sáu, 08:20 26/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Mặc dù đang sinh sống ở tòa chung cư nằm trong “bảng xếp hạng” D (mức nguy hiểm cao nhất), thế nhưng nhiều hộ dân vẫn không chấp thuận phương án di dời của UBND TP. Hà Nội. Lý do lớn nhất họ đưa ra rằng: “Sau khi di dời có được về lại hay không?”.

Khu tập thể Thành Công được xây dựng cách đây khoảng 30 năm. Đến nay, đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.
Khu tập thể Thành Công được xây dựng cách đây khoảng 30 năm. Đến nay, đã có nhiều dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Không đi vì… nhớ nhà!

Theo kết quả đánh giá mức độ nguy hiểm của 42 chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp trên địa bàn TP Hà Nội thì các tòa nhà G6A Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) và tòa nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) thuộc vào mức độ nguy hiểm D (D là mức nguy hiểm cao nhất). Theo đó, những cư dân sống trong các tòa nhà này sẽ được di dời để UBND TP.Hà Nội tiến hành sửa chữa hoặc xây mới các tòa nhà trên. Hiện tại, trước thông tin này, những cư dân đang sinh sống trong các tòa nhà này tỏ ra khá hoang mang.

Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH, tại Tòa nhà G6A Thành Công sau khoảng 30 năm sử dụng đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau. Tòa nhà này có 5 tầng nhưng đều bị rạn nứt, lún nghiêm trọng. Phần tiếp giáp giữa các phòng xuất hiện vết nứt khá lớn, một số người dân đã gia cố bằng cách trám xi măng. Đặc biệt tại khu vực cửa số 2 của tòa nhà phần nóc tầng 1 đã bị bong tróc bê tông, để lộ ra những khung sắt hoen rỉ rất nguy hiểm. Bên trong tòa nhà, các mảng vữa trên tường cũng bị bong tróc nham nhở, đường dây điện chạy trong tòa nhà cũng bị xuống cấp trầm trọng.

Anh Vũ Minh Tuấn (40 tuổi, trú tại phòng 505, G6A Thành Công) chia sẻ: “Thú thực là khi ở trong chung cư xuống cấp gia đình cũng có chút bất an. Nơi ở an toàn, sạch sẽ văn minh hơn thì ai chả muốn, nhưng chính quyền phải có những chính sách tạo điều kiện để làm sao khi đi (tạm cư) người ta yên tâm. Hiện nay, các hộ dân chúng tôi chưa muốn di dời vì chưa rõ việc định giá giá nhà như thế nào, di dời đi đâu, sau khi xây xong có được về không (?)”.

Bà Nguyễn Trúc Loan (63 tuổi, trú tại phòng 208, G6A Thành Công) cũng chia sẻ: “Nhà tôi mấy thế hệ sinh sống hơn 20 năm ở đây rồi, đang ở chỗ gần gũi, bảo đi ở nơi xa thì ai chịu. Nói chung dời đi cũng được nhưng dời đi phải bảo đảm những quyền lợi cơ bản cho chúng tôi. Nhà xuống cấp thì ai cũng muốn ở chỗ cao ráo, vững chắc nhưng bà con muốn biết họ xây bao nhiêu tầng, bao giờ xây, bao giờ xong? Bây giờ đi hẳn hay là mai kia xây xong lại về?”.

Cũng như bà Loan, nhiều hộ dân sinh sống tại đây bày tỏ nguyện vọng không muốn di chuyển vì… nhớ nhà. “Chúng tôi đã gắn bó ở đây từ năm 1981 đến nay. Mọi người ở đây quý mến, yêu thương nhau và cuộc sống rất ổn định. Vị trí tòa nhà thì gần chợ, gần trường nên chẳng ai muốn đi cả”, một số người dân bày tỏ.

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về vấn đề này, ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công bày tỏ: “Tới đây chúng tôi sẽ tổ chức họp dân để thông báo chủ trương di dời các nhà chung cư nguy hiểm mức độ D. Từ đó, nắm được tất cả ý kiến của bà con”.

Theo quan điểm của vị Trưởng ban Công tác mặt trận này, với những chủ trương lớn của Thành phố thì người dân luôn ủng hộ bởi tòa nhà đã xuống cấp ở mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, ông bày tỏ lo lắng: “Vấn đề sau khi di dời là giải quyết cho bà con đi tạm cư như thế nào? Tạm cư ở đâu và thời gian tạm cư là bao lâu? Sau đó lại tái định cư về nơi cũ hay thế nào thì phải có sự cam kết về thời gian rõ ràng”.

Bao giờ được về?

Các vết nứt lớn xuất hiện rất nhiều trên tường các căn hộ chung cư cũ.
Các vết nứt lớn xuất hiện rất nhiều trên tường các căn hộ chung cư cũ.

Tương tự, khu chung cư nhà A Ngọc Khánh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội) cũng thuộc diện xuống cấp nghiêm trọng được báo động nguy hiểm mức độ D. Nhưng đến nay, nhiều hộ dân ở đây vẫn chưa chấp thuận di dời khỏi toà nhà xập xệ.

Ông Nguyễn Đức Tích, Tổ trưởng Tổ dân phố 27, phường Ngọc Khánh đưa chúng tôi đi mục sở thị những vị trí thể hiện rõ sự xuống cấp. Điển hình là các vết nứt lớn ở cầu thang, trần nhà... Chuyện nhà A Ngọc Khánh xuống cấp, phải xây mới thậm chí có lần đã được đưa ra bàn bạc ở khu dân cư. Dẫu vậy, nhiều người dân vẫn không khỏi lo lắng khi một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin phải “di dời khẩn cấp”. Hơn 150 nhân khẩu thường trú tại khu chung cư Nhà A Ngọc Khánh đều mang tâm trạng hoang mang suốt nhiều ngày qua với câu hỏi: “Di dời thì đi đâu, bao giờ dự án được triển khai và khi nào mới được về nơi ở cũ?”.

Ông Nguyễn Minh Tú, Chủ tịch UBND phường Ngọc Khánh cho biết: “Ngày 23/2 vừa qua, UBND phường có văn bản gửi các hộ dân ở nhà A Ngọc Khánh để mọi người nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của công trình. UBND phường cũng đã hoàn thành việc xây dựng kế hoạch di dời trong tình huống khẩn cấp”.

Tại khu tập thể Thành Công (nơi được đánh giá xuống cấp nghiêm trọng) người dân vẫn chưa chấp thuận chủ trương di dời vì cho rằng chủ đầu tư đền bù chưa thỏa đáng. Bà Dương Thị Liễu (71 tuổi ở tầng 2 khu Nhà G5) cho hay: “Sống ở đây hàng chục năm rồi giờ bảo chúng tôi di dời sao làm ngay được. Việc chợ búa, trường học hiện nay đang thuận lợi nên chẳng ai muốn đi. Trong khi đó phương án đền bù vẫn còn nhiều bất cập, dân không an tâm sẽ đủ tiền mua nhà khác hoặc được bố trí nơi ở mới phù hợp. Thế nên, dù chật chội, mưa dột nhưng chúng tôi vẫn muốn gắn bó”.

Theo người dân, mặc dù biết rằng ở lại khu chung cư cũ là nguy hiểm nhưng vẫn kiên quyết bám trụ. Sở dĩ họ không chịu chuyển chỗ là do mức tiền bồi thường và các vấn đề liên quan đến việc bố trí nơi ở mới vẫn chưa thỏa đáng.

Cần bỏ cơ chế xin – cho

Ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công.
Ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công.

Thực tế, nhiều năm qua, hầu hết các dự án cải tạo, di dời chung cư cũ tại Hà Nội vẫn “giẫm chân” tại chỗ do các chủ đầu tư vẫn còn gặp nhiều vướng mắc trong việc quy hoạch, đặc biệt là mâu thuẫn giữa yêu cầu chiều cao công trình và yêu cầu giảm dân số nội đô.

Vì sao việc cải tạo, xây dựng các chung cư cũ luôn trong tình trạng trì trệ với nhiều khó khăn? Có nhiều lý do nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất là bất đồng lợi ích giữa người dân và chủ đầu tư. Trong khi hầu hết chung cư cũ cần một lượng vốn không nhỏ để đầu tư xây mới, ngân sách nhà nước lại hạn hẹp thì xã hội hóa là giải pháp khả thi. Tuy nhiên, các nhà đầu tư gặp quá nhiều rào cản khi triển khai dự án, đặc biệt là sự đòi hỏi quyền lợi thậm chí có lúc đến mức phi lý của người dân.

Nhiều người dân không muốn di dời khỏi chung cư cũ vì lo ngại không có cơ hội quay về nơi mình đang sống, cuộc sống bị đảo lộn, mất đi điều kiện, cơ hội kinh doanh, đặc biệt là những hộ ở tầng 1, có vị trí mặt tiền trên những con phố “vàng”. Nhiều hộ cho rằng hệ số đền bù thấp, không đủ tiền để mua phần diện tích tăng thêm và yêu cầu chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện nơi ở mới phải tốt hơn căn hộ cũ, rồi nơi tạm cư gần nơi ở cũ…

Một nguyên nhân dẫn đến các dự án chậm triển khai được các chuyên gia chỉ ra đó là cơ chế xin - cho dẫn đến chuyện lựa chọn một số nhà đầu tư chỉ chăm lo lợi ích cho mình, cũng như yếu kém năng lực. “Cơ chế xin - cho trong việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ làm cho tiến độ dự án bị ảnh hưởng, người dân thì bị thiệt thòi. Nếu đấu thầu thì không nói, nhưng lựa chọn nhà đầu tư yếu kém theo kiểu xí phần không triển khai dự án thì rất nguy hiểm. Dù đã có cơ chế chung nhưng việc trình xin cơ chế đặc thù cho riêng từng dự án cải tạo, xây dựng khu chung cư cũ đã và đang tạo ra những bất cập dẫn đến các dự án triển khai ì ạch”, một chuyên gia đầu ngành về xây dựng (đề nghị giấu tên) chia sẻ.

Mong một ngày về

Lý giải băn khoăn của mình cũng như nhiều cư dân trong diện di dời, ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác mặt trận khu dân cư 12, phường Thành Công dẫn chứng một trường hợp cụ thể: “Ví dụ như nhà C1 Thành Công dỡ từ năm 2008, đến tận đầu 2016 mới khởi công xây dựng, thế thì hàng chục năm bà con đi tạm cư ở nơi khác làm sao người ta chịu đựng được. Con cháu đang học hành ổn định, điều kiện sống tốt, bây giờ đi tạm cư ở nơi xa mà không biết thời gian nào trở về thì bà con rất hoang mang”.

Cao Tuân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân

Đời sống - 30 phút trước

GĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum

Thời sự - 1 giờ trước

Theo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Sắp tới (8/4), hàng loạt biển số xe ‘ngũ quý’ được đấu giá, khởi điểm từ 5 triệu đồng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 8/4, Cục CSGT sẽ bắt đầu tổ chức phiên đấu giá biển số xe thứ 6 với hàng loạt biển số đẹp. Giá khởi điểm 5 triệu đồng đối với biển số xe máy, 40 triệu đồng biển số ô tô.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày

Giáo dục - 3 giờ trước

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Top